Danh sách Tác giả - Trang 94

Hoàng Phủ Nhiễm 皇甫冉

Hoàng Phủ Nhiễm 皇甫冉 (716-769) tự Mậu Chính 茂政, người Đơn Dương, Nhuận Châu (nay là Đơn Dương, Giang Tô, Trung Quốc), tổ tiên ở Kinh Châu, Cam Túc. Ông là thi nhân đời Trung Đường, đỗ tiến sĩ năm Thiên Bảo thứ 15, từng làm chức Vô Tích uý. Đầu năm Đại Lịch ông đến Hà Nam làm trong trướng của Tiết độ ...

Phạm Tất Đắc

Phạm Tất Đắc (1909-1935) sinh ngày 15/2/1909, quê ở làng Dũng Kim, tổng Công Xá, huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân (nay thuộc xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Cha ông là Phạm Văn Mười, một thông phán làm việc ở Nhà in Viễn Đông tại Hà Nội. Do điều kiện gia đình, ông được ăn học đầy đủ và tốt ...

Giả Đảo 賈島

Giả Đảo 賈島 (779-843) tên chữ là Lãng Tiên 浪先 (còn viết là 閬先), người Phạm Dương 范陽 (nay thuộc ngoại ô Bắc Kinh 北京, Trung Quốc).

Vũ Duy Thanh 武維清

Vũ Duy Thanh 武維清 (1807–1859) tự là Trừng Phủ, hiệu Mai Khê, Vĩ Nhân, hồi nhỏ còn có tên là Vũ Duy Tân, Ông sinh ngày 9 -8-1807 ở làng Kim Bồng, sau đổi là Vân Bòng, tục gọi làng Bòng, thuộc phủ Yên Khánh, nay là xã Khánh Hải, huyện yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nho học Từ ...

Trương Hỗ 張祜

Trương Hỗ 張祜 (khoảng 785-849) tự Thừa Cát 承吉, người Thanh Hà (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), nổi tiếng về thể cung từ, thơ có 10 quyển.

Tiền Khởi 錢起

Tiền Khởi 錢起 (710-782) tự là Trọng Văn 仲文, người đất Ngô Hưng (nay thuộc Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Năm Thiên Bảo thứ 10 đời Ðường Huyền Tông (751) thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Hiệu thư lang, đi sứ đất Thục, rồi về thăng làm Khảo công lang. Giữa thời Ðại Lịch, đời Ðường Ðại Tông, làm ...

Trương Đăng Quế 張登桂

Trương Đăng Quế 張登桂 (1793-1865), tự là Diên Phương, hiệu là Đoan Trai hay Quảng Khê Tẩu (ông già Quảng Khê), quê làng Mỹ Khê Tây xã Sơn Mỹ xã Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, quan Đại thần phụ chính nhà Nguyễn, phụng sự trong bốn triều đầu tiên của nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị ...

Tự Đức hoàng đế 嗣德皇帝

Vua Tự Đức 嗣德 (1829-1883) tên thật là Nguyễn Phúc Thì 阮福蒔, còn có tên là Hồng Nhậm, hiệu Dực Tông 翼宗, là hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn. Ông là con thứ hai của vua Thiệu Trị 紹治 Nguyễn Phúc Tuyền 阮福暶, lên ngôi hoàng đế từ năm 1848 cho đến lúc mất vào năm 1883. Ngự chế Việt sử tổng vịnh (1874) - ...

Lương Văn Can 梁文竿

Lương Văn Can 梁文竿 (1866-1927) tự Hiếu Liêm, hiệu là Ôn Như, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín, Hà Nội). Ông đậu cử nhân, nên thường gọi là Cử Can, là một trong những người sáng lập và dạy trường Đông Kinh nghĩa thục. Khi thực dân Pháp khủng bố trường, ông bị đày đi Côn ...

Nguyễn Nhược Thị 阮若氏

Nguyễn Nhược Thị 阮若氏 (1830-1909) là con gái Bố chánh Nguyễn Nhược Sơn, sinh năm 1830 và mất 1909 tên thật là Nguyễn Thị Bích, tự Lam Hoàng, người Yên Phước, Bình Thuận, tác giả tập "Loan dư hạnh thục" hay "Hạnh thục ca", kể lại binh biến ở Huế năm 1885 sau đó vua Hàm Nghi xuất bôn xuống hịch Cần ...

Trương Hảo Hợp 張好合

Trương Hảo Hợp 張好合 (?-?) tự Quýnh Xuyên 炯川, hiệu Lượng Trai 亮齋, có sách ghi ông còn hiệu là Mộng Mai 夢梅, người xã Tân Khánh, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Ông thi đỗ cử nhân năm Kỷ Mão, niên hiệu Gia Long thứ 18 (1819) đời vua Nguyễn Thế Tổ. Ông từng làm quan tuần ...

Nguyễn Cao

Nguyễn Cao 阮高 (1837-1887) tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Phong 卓峰, sinh năm Đinh Dậu (1837) tại làng Cách Bi, huyện Quế Võ. Nguyễn Cao sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, khoa bảng: thân phụ là Nguyễn Thế Hanh từng đỗ đầu thi Hương, làm Tri huyện các huyện Thạch An, Tiên ...

Nguyễn Hữu Cương

Nguyễn Hữu Cương (1855-1912) tự Tử Thăng, hiệu Mai Hồ, là một nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tích cực chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Quê ở làng Động Trung huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Ông là con cả của văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Trước khi Pháp xâm lược các tỉnh Bắc kỳ lần ...

Sương Nguyệt Anh

Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921), tên thật có sách chép Nguyễn Thị Khuê, Nguyễn Xuân Khuê, là con gái thứ tư của nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, nên thường gọi là cô Năm, sinh tại làng An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre ngày 21-4-1864. Thuở nhỏ bà thông chữ Hán, sau học thêm chữ quốc ngữ. Năm 24 ...

Nhàn Khanh

Bà Nhàn Khanh (1860-1924) họ Dương, là em hai cụ Dương Khuê và Dương Lâm, ở Vân Đình. Bà thích thơ, thường hay kết giao xướng hoạ cùng các thi sĩ khác. Bà còn là mẹ của học giả Trịnh Đình Rư và nhà văn tiền chiến Trịnh Thúc Hiến.

Uông Nguyên Lượng 汪元量

Uông Nguyên Lượng 汪元量 (1241-1317) là nhà thơ và nhà viết từ sống vào cuối đời Nam Tống. Tên chữ là Đại Hữu, hiệu Thuỷ Vân, người ở Tiền Đường (huyện Triết Giang, Hàng Châu), là người đệm đàn trong cung đình Nam Tống. Những năm đầu đời Đoa Tông Cảnh Viêm (1276), quân Nguyên đã vây Lâm An, Tam Cung ...

Trần Xuân Soạn

Trần Xuân Soạn (1849-1923), người làng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, đã phải đi lính thay cho con một phú hào trong làng để lấ tiền nuôi gia đình. Vì có công trong việc đánh dẹp Thanh phỉ, ông dược thăng chức Đề đốc. Năm 1889, ông đã phò tá ...

Trương Vĩnh Ký 張永記

Trương Vĩnh Ký 張永記 (6/12/1837 – 1/9/1898) tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, hiệu Sĩ Tài, do cải đạo theo Công giáo từ nhỏ nên có tên Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Ký, hay gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một học giả Việt Nam có tiếng, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse ...

Võ Phát

Võ Phát tục gọi là Bang Nhu, tham gia phong trào Cần Vương cùng Phan Đình Phùng, đóng quân ở hạt Kỳ Anh, sau thất trận bị bắt rồi bị chém tại kinh.

Lý Ngang 李昂, Đường Văn Tông

Lý Ngang 李昂 (809-840) tức Đường Văn Tông 唐文宗, cai trị từ năm 826 đến 840. Ông là con thứ hai của vua Đường Mục Tông 唐穆宗, em cùng cha khác mẹ với Đường Kính Tông, thân mẫu là bà Tiêu thái hậu. Khởi đầu, Lý Ngang được phong là Giang vương. Cuối năm 826, hoạn quan Lưu Khắc Minh giết Đường Kính Tông rồi ...

<< < .. 91 92 93 94 95 96 97 .. > >>