Phạm Tất Đắc

Phạm Tất Đắc (1909-1935) sinh ngày 15/2/1909, quê ở làng Dũng Kim, tổng Công Xá, huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân (nay thuộc xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Cha ông là Phạm Văn Mười, một thông phán làm việc ở Nhà in Viễn Đông tại Hà Nội. Do điều kiện gia đình, ông được ăn học đầy đủ và tốt nghiệp bằng Sơ đẳng tiểu học Pháp-Việt. Năm 1923, ông vào học bậc Thành chung ở trường Bảo hộ. Năm 1926, ông tham gia kêu gọi việc bãi khoá để đưa tang nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Nhân sự việc này, ông sáng tác tập thơ Chiêu hồn nước, gồm 198 câu song thất lục bát, với lời lẽ thống thiết dấy lên lòng yêu nước của người Việt trước cảnh nước nhà bị người Pháp đô hộ. Hoạt động nhuốm màu dân tộc chủ nghĩa của ông khiến ông bị đuổi học và bị chính phủ Bảo hộ theo dõi. Năm 1927, nhân việc nhiều nhân sĩ trí thức để tang chí sĩ Lương Văn Can – người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa thục, ông cho phát hành tập thơ Chiêu hồn nước, được giới học sinh, sinh viên đón nhận. Tập thơ bị chính quyền bảo hộ Pháp ra lệnh tịch thu và nghiêm cấm lưu hành. Phạm Tất Đắc bị bắt và bị kết tội tuyên truyền “vận động có tánh chất làm rối sự an ninh công cộng và gây ra những sự rối loạn trầm trọng”, cùng với Lê Cương Đồng bị đưa ra xử ở Hà Nội ngày 15/6/1927. Khi toà án cho gọi cha ông là cụ Phạm Văn Mười ra chất vấn về tội không biết dạy con, để con làm loạn, cha ông khảng khái trả lời: “Con tôi lúc ở nhà, quyền dạy dỗ thuộc về tôi. Nay đi học trường Chính phủ Bảo hộ thì việc nó làm Chính phủ phải chịu. Chính phủ đã nhận việc giáo dục nó, sao lại hỏi đến tôi?” Do mới 17 tuổi, chưa đến tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật, nên toà án quyết định giam ông vào nhà trừng giới cho đến tuổi trưởng thành. Trên thực tế, ông bị đem giam ở trại giáo hoá Trị Cụ ở thượng du (nay thuộc xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Ở đây ông tiếp tục tuyên truyền chống Pháp và đứng ra tổ chức đánh giám thị nên lại bị đưa về giam ở nhà pha Hoả Lò (Hà Nội), mãi đến năm 1930 mới được tha. Vì bị giam lâu năm nên ông hay bệnh. Ông mất ngày 24/4/1935 tại Hà Nội, khi mới 26 tuổi. Tên của Phạm Tất Đắc được đặt cho đường phố tại thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân và tại Phủ Lý, Hà Nam. Một số tài liệu nhầm lẫn chí sĩ Phạm Tất Đắc với nhà giáo và dịch giả Phạm Tất Đắc, bút hiệu Hậu Năng, Mãi Sơn Ông, người Phúc Yên, tác giả của Quản Tử , Thương Tử và Văn pháp chữ Hán . Phạm Tất Đắc (1909-1935) sinh ngày 15/2/1909, quê ở làng Dũng Kim, tổng Công Xá, huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân (nay thuộc xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Cha ông là Phạm Văn Mười, một thông phán làm việc ở Nhà in Viễn Đông tại Hà Nội. Do điều kiện gia đình, ông được ăn học đầy đủ và tốt nghiệp bằng Sơ đẳng tiểu học Pháp-Việt. Năm 1923, ông vào học bậc Thành chung ở trường Bảo hộ. Năm 1926, ông tham gia kêu gọi việc bãi khoá để đưa tang nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Nhân sự việc này, ông sáng tác tập thơ Chiêu hồn nước, gồm 198 câu song thất lục bát, với lời lẽ thống thiết dấy lên lòng yêu nước của người Việt trước cảnh nước nhà bị người Pháp đô hộ. Hoạt động nhuốm màu dân tộc chủ nghĩa của ông khiến ông bị đuổi học và bị chính phủ Bảo hộ theo dõi. Năm 1927, nhân việc nhiều nhân sĩ …

Phạm Tất Đắc (1909-1935) sinh ngày 15/2/1909, quê ở làng Dũng Kim, tổng Công Xá, huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân (nay thuộc xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Cha ông là Phạm Văn Mười, một thông phán làm việc ở Nhà in Viễn Đông tại Hà Nội. Do điều kiện gia đình, ông được ăn học đầy đủ và tốt nghiệp bằng Sơ đẳng tiểu học Pháp-Việt. Năm 1923, ông vào học bậc Thành chung ở trường Bảo hộ.

Năm 1926, ông tham gia kêu gọi việc bãi khoá để đưa tang nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Nhân sự việc này, ông sáng tác tập thơ Chiêu hồn nước, gồm 198 câu song thất lục bát, với lời lẽ thống thiết dấy lên lòng yêu nước của người Việt trước cảnh nước nhà bị người Pháp đô hộ. Hoạt động nhuốm màu dân tộc chủ nghĩa của ông khiến ông bị đuổi học và bị chính phủ Bảo hộ theo dõi. Năm 1927, nhân việc nhiều nhân sĩ trí thức để tang chí sĩ Lương Văn Can – người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa thục, ông cho phát hành tập thơ Chiêu hồn nước, được giới học sinh, sinh viên đón nhận. Tập thơ bị chính quyền bảo hộ Pháp ra lệnh tịch thu và nghiêm cấm lưu hành. Phạm Tất Đắc bị bắt và bị kết tội tuyên truyền “vận động có tánh chất làm rối sự an ninh công cộng và gây ra những sự rối loạn trầm trọng”, cùng với Lê Cương Đồng bị đưa ra xử ở Hà Nội ngày 15/6/1927. Khi toà án cho gọi cha ông là cụ Phạm Văn Mười ra chất vấn về tội không biết dạy con, để con làm loạn, cha ông khảng khái trả lời: “Con tôi lúc ở nhà, quyền dạy dỗ thuộc về tôi. Nay đi học trường Chính phủ Bảo hộ thì việc nó làm Chính phủ phải chịu. Chính phủ đã nhận việc giáo dục nó, sao lại hỏi đến tôi?”

Do mới 17 tuổi, chưa đến tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật, nên toà án quyết định giam ông vào nhà trừng giới cho đến tuổi trưởng thành. Trên thực tế, ông bị đem giam ở trại giáo hoá Trị Cụ ở thượng du (nay thuộc xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Ở đây ông tiếp tục tuyên truyền chống Pháp và đứng ra tổ chức đánh giám thị nên lại bị đưa về giam ở nhà pha Hoả Lò (Hà Nội), mãi đến năm 1930 mới được tha. Vì bị giam lâu năm nên ông hay bệnh. Ông mất ngày 24/4/1935 tại Hà Nội, khi mới 26 tuổi. Tên của Phạm Tất Đắc được đặt cho đường phố tại thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân và tại Phủ Lý, Hà Nam.

Một số tài liệu nhầm lẫn chí sĩ Phạm Tất Đắc với nhà giáo và dịch giả Phạm Tất Đắc, bút hiệu Hậu Năng, Mãi Sơn Ông, người Phúc Yên, tác giả của Quản Tử, Thương TửVăn pháp chữ Hán.
Phạm Tất Đắc (1909-1935) sinh ngày 15/2/1909, quê ở làng Dũng Kim, tổng Công Xá, huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân (nay thuộc xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Cha ông là Phạm Văn Mười, một thông phán làm việc ở Nhà in Viễn Đông tại Hà Nội. Do điều kiện gia đình, ông được ăn học đầy đủ và tốt nghiệp bằng Sơ đẳng tiểu học Pháp-Việt. Năm 1923, ông vào học bậc Thành chung ở trường Bảo hộ.

Năm 1926, ông tham gia kêu gọi việc bãi khoá để đưa tang nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Nhân sự việc này, ông sáng tác tập thơ Chiêu hồn nước, gồm 198 câu song thất lục bát, với lời lẽ thống thiết dấy lên lòng yêu nước của người Việt trước cảnh nước nhà bị người Pháp đô hộ. Hoạt động nhuốm màu dân tộc chủ nghĩa của ông khiến ông bị đuổi học và bị chính phủ Bảo hộ theo dõi. Năm 1927, nhân việc nhiều nhân sĩ …
Bài liên quan

Giả Đảo 賈島

Giả Đảo 賈島 (779-843) tên chữ là Lãng Tiên 浪先 (còn viết là 閬先), người Phạm Dương 范陽 (nay thuộc ngoại ô Bắc Kinh 北京, Trung Quốc).

Vũ Duy Thanh 武維清

Vũ Duy Thanh 武維清 (1807–1859) tự là Trừng Phủ, hiệu Mai Khê, Vĩ Nhân, hồi nhỏ còn có tên là Vũ Duy Tân, Ông sinh ngày 9 -8-1807 ở làng Kim Bồng, sau đổi là Vân Bòng, tục gọi làng Bòng, thuộc phủ Yên Khánh, nay là xã Khánh Hải, huyện yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nho học Từ ...

Trương Hỗ 張祜

Trương Hỗ 張祜 (khoảng 785-849) tự Thừa Cát 承吉, người Thanh Hà (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), nổi tiếng về thể cung từ, thơ có 10 quyển.

Tiền Khởi 錢起

Tiền Khởi 錢起 (710-782) tự là Trọng Văn 仲文, người đất Ngô Hưng (nay thuộc Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Năm Thiên Bảo thứ 10 đời Ðường Huyền Tông (751) thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Hiệu thư lang, đi sứ đất Thục, rồi về thăng làm Khảo công lang. Giữa thời Ðại Lịch, đời Ðường Ðại Tông, làm ...

Trương Đăng Quế 張登桂

Trương Đăng Quế 張登桂 (1793-1865), tự là Diên Phương, hiệu là Đoan Trai hay Quảng Khê Tẩu (ông già Quảng Khê), quê làng Mỹ Khê Tây xã Sơn Mỹ xã Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, quan Đại thần phụ chính nhà Nguyễn, phụng sự trong bốn triều đầu tiên của nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị ...

Tự Đức hoàng đế 嗣德皇帝

Vua Tự Đức 嗣德 (1829-1883) tên thật là Nguyễn Phúc Thì 阮福蒔, còn có tên là Hồng Nhậm, hiệu Dực Tông 翼宗, là hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn. Ông là con thứ hai của vua Thiệu Trị 紹治 Nguyễn Phúc Tuyền 阮福暶, lên ngôi hoàng đế từ năm 1848 cho đến lúc mất vào năm 1883. Ngự chế Việt sử tổng vịnh (1874) - ...

Lương Văn Can 梁文竿

Lương Văn Can 梁文竿 (1866-1927) tự Hiếu Liêm, hiệu là Ôn Như, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín, Hà Nội). Ông đậu cử nhân, nên thường gọi là Cử Can, là một trong những người sáng lập và dạy trường Đông Kinh nghĩa thục. Khi thực dân Pháp khủng bố trường, ông bị đày đi Côn ...

Nguyễn Nhược Thị 阮若氏

Nguyễn Nhược Thị 阮若氏 (1830-1909) là con gái Bố chánh Nguyễn Nhược Sơn, sinh năm 1830 và mất 1909 tên thật là Nguyễn Thị Bích, tự Lam Hoàng, người Yên Phước, Bình Thuận, tác giả tập "Loan dư hạnh thục" hay "Hạnh thục ca", kể lại binh biến ở Huế năm 1885 sau đó vua Hàm Nghi xuất bôn xuống hịch Cần ...

Trương Hảo Hợp 張好合

Trương Hảo Hợp 張好合 (?-?) tự Quýnh Xuyên 炯川, hiệu Lượng Trai 亮齋, có sách ghi ông còn hiệu là Mộng Mai 夢梅, người xã Tân Khánh, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Ông thi đỗ cử nhân năm Kỷ Mão, niên hiệu Gia Long thứ 18 (1819) đời vua Nguyễn Thế Tổ. Ông từng làm quan tuần ...

Nguyễn Cao

Nguyễn Cao 阮高 (1837-1887) tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Phong 卓峰, sinh năm Đinh Dậu (1837) tại làng Cách Bi, huyện Quế Võ. Nguyễn Cao sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, khoa bảng: thân phụ là Nguyễn Thế Hanh từng đỗ đầu thi Hương, làm Tri huyện các huyện Thạch An, Tiên ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...