Nguyễn Cao

Nguyễn Cao 阮高 (1837-1887) tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Phong 卓峰, sinh năm Đinh Dậu (1837) tại làng Cách Bi, huyện Quế Võ. Nguyễn Cao sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, khoa bảng: thân phụ là Nguyễn Thế Hanh từng đỗ đầu thi Hương, làm Tri huyện các huyện Thạch An, Tiên Minh, Thuỷ Đường. Thân mẫu là Nguyễn Thị Điềm thuộc dòng họ võ quan Nguyễn Đức quê ở Quế ổ. Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, khoa bảng, Nguyễn Cao sớm mang trong mình một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, khí phách của một bậc quân tử nho học. Năm 1867, Nguyễn Cao thi đỗ Giải nguyên khoa Đinh Mão tại kỳ thi Hương nhưng không ra làm quan ngay, mà xin về quê mở trường dạy học. Khi ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn thì cũng là lúc thực dân Pháp tiến hành xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất. Sau khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội tiến hành đánh mở rộng ra các vùng ngoại thành, trong đó có Gia Lâm. Nguyễn Cao lúc đó đang giữ chức Tán lý quân vụ tỉnh Bắc Ninh, cùng với Ngô Quang Huy đã tập hợp nghĩa quân phối hợp với Phạm Thận Duật, Trương Quang Đản bao vây thành Hà Nội, đánh bật đồn bốt của giặc tại Gia Lâm ngày 4-12-1873, sau đó kéo quân về Siêu Loại. Tiếng súng chống xâm lược Pháp của ông không chỉ mở đầu cho phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược ở tỉnh Bắc Ninh, mà còn góp phần dấy lên phong trào yêu nước chống Pháp của các sỹ phu và nhân dân nước ta lúc bấy giờ. Cũng vào thời gian ấy, bọn phỉ đánh phá, cướp bóc một số tỉnh miền núi phía Bắc (trong đó có tỉnh Bắc Giang), Nguyễn Cao đã chỉ huy đánh dẹp được bọn chúng, giữ yên cho dân chúng. Ông được triều đình nhà Nguyễn bổ làm Tri huyện Yên Dũng, rồi Tri phủ Lạng Giang. Khi đương chức ông xin triều đình cho dân khai khẩn ruộng đất hoang ở vũng Nhã Nam, Phú Bình lập nhiều trang ấp, làng xóm. Vì vậy nhân dân một số làng xã ở đây đã thờ ông làm Thành hoàng làng. Năm 1882 thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, Nguyễn Cao đem quân về đánh địch tại Gia Lâm và sau đó đem quân bao vây thành Hà Nội. Đến ngày 27-3-1883 ông đem quân đánh vào phố hàng Đậu, Cửa Đông (Hà Nội), sau đó rút quân về phía bắc sông Hồng. Ngày 15-5-1883, Nguyễn Cao chỉ huy nghĩa quân đánh một trận lớn tại Gia Lâm. Trận này ông bị thương nặng, nhưng vẫn giữ ý chí chiến đấu. Ông tiếp tục chỉ huy nhiều trận đánh địch ở các nơi như Phả Lại, Yên Dũng, Quế Dương, Võ Giàng, Từ Sơn, Thuận Thành. Năm 1884 khi thành Bắc Ninh thất thủ, Nguyễn Cao rút quân về thành Tỉnh Đạo, phối hợp với Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy lãnh đạo phong trào "Tam tỉnh Nghĩa Đoàn" hoạt động rộng khắp trên các địa bàn Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây. Ngày 27-3-1887, tại một trận đánh ở làng Kim Giang (Hà Tây) ông bị thực dân Pháp bắt. Giặc dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nhưng đều bị Nguyễn Cao cự tuyệt. Ông đã tự rạch bụng để tuẫn tiết. Không khuất phục được ông, ngày 14-4-1887 thực dân Pháp đã đem ông ra chém đầu tại vường Dừa (Hà Nội). Nguyễn Cao không chỉ là một người yêu nước, ông còn là nhà thơ, nhà văn hoá lớn. Ông để lại nhiều tác phẩm thơ văn và được các nhà nghiên cứu đánh giá là xứng đáng vào hàng ngũ của dòng văn thơ yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ thứ XIX. Nguyễn Cao là người yêu quê hương tha thiết. Văn bia "Văn chỉ" do chính ông soạn văn vào năm 1876 và cho khắc vào năm 1877 hiện còn lưu giữ được ở đình làng Cách Bi, đã cho biết khá rõ về ông. Ông là một trong số những người có công di dời làng từ ngoài đê vào trong nội đê để tránh lụt lội và là người cho xây văn chỉ của làng để đề cao truyền thống hiếu học, đề ra thuần phong, mỹ tục cho quê hương. Tên tuổi và công trạng của Nguyễn Cao đã được sử sách lưu danh. Nhân dân nhiều địa phương (mà trước kia ông từng khai lập làng xóm, đóng quân đánh giặc) đã lập đền thờ hoặc thờ ông là Thành hoàng làng. Tên ông được đặt cho một trong những đường phố lớn của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Bắc Ninh; nhiều trường học đã mang tên ông. Đối với nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Cao là biểu tượng của tinh thần yêu nước, thương dân và đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước. Tác phẩm của ông hiện còn "Trác Phong thi văn tập" 卓峰詩文集. Nguyễn Cao 阮高 (1837-1887) tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Phong 卓峰, sinh năm Đinh Dậu (1837) tại làng Cách Bi, huyện Quế Võ. Nguyễn Cao sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, khoa bảng: thân phụ là Nguyễn Thế Hanh từng đỗ đầu thi Hương, làm Tri huyện các huyện Thạch An, Tiên Minh, Thuỷ Đường. Thân mẫu là Nguyễn Thị Điềm thuộc dòng họ võ quan Nguyễn Đức quê ở Quế ổ. Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, khoa bảng, Nguyễn Cao sớm mang trong mình một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, khí phách của một bậc quân tử nho học. Năm 1867, Nguyễn Cao thi đỗ Giải nguyên khoa Đinh Mão tại kỳ thi Hương nhưng không ra làm quan ngay, mà xin về quê mở trường dạy học. Khi ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn thì cũng là lúc thực dân Pháp tiến hành … Trác Phong thi tập - 卓峰詩集

Nguyễn Cao 阮高 (1837-1887) tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Phong 卓峰, sinh năm Đinh Dậu (1837) tại làng Cách Bi, huyện Quế Võ. Nguyễn Cao sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, khoa bảng: thân phụ là Nguyễn Thế Hanh từng đỗ đầu thi Hương, làm Tri huyện các huyện Thạch An, Tiên Minh, Thuỷ Đường. Thân mẫu là Nguyễn Thị Điềm thuộc dòng họ võ quan Nguyễn Đức quê ở Quế ổ. Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, khoa bảng, Nguyễn Cao sớm mang trong mình một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, khí phách của một bậc quân tử nho học.

Năm 1867, Nguyễn Cao thi đỗ Giải nguyên khoa Đinh Mão tại kỳ thi Hương nhưng không ra làm quan ngay, mà xin về quê mở trường dạy học. Khi ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn thì cũng là lúc thực dân Pháp tiến hành xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất.

Sau khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội tiến hành đánh mở rộng ra các vùng ngoại thành, trong đó có Gia Lâm. Nguyễn Cao lúc đó đang giữ chức Tán lý quân vụ tỉnh Bắc Ninh, cùng với Ngô Quang Huy đã tập hợp nghĩa quân phối hợp với Phạm Thận Duật, Trương Quang Đản bao vây thành Hà Nội, đánh bật đồn bốt của giặc tại Gia Lâm ngày 4-12-1873, sau đó kéo quân về Siêu Loại. Tiếng súng chống xâm lược Pháp của ông không chỉ mở đầu cho phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược ở tỉnh Bắc Ninh, mà còn góp phần dấy lên phong trào yêu nước chống Pháp của các sỹ phu và nhân dân nước ta lúc bấy giờ.

Cũng vào thời gian ấy, bọn phỉ đánh phá, cướp bóc một số tỉnh miền núi phía Bắc (trong đó có tỉnh Bắc Giang), Nguyễn Cao đã chỉ huy đánh dẹp được bọn chúng, giữ yên cho dân chúng. Ông được triều đình nhà Nguyễn bổ làm Tri huyện Yên Dũng, rồi Tri phủ Lạng Giang. Khi đương chức ông xin triều đình cho dân khai khẩn ruộng đất hoang ở vũng Nhã Nam, Phú Bình lập nhiều trang ấp, làng xóm. Vì vậy nhân dân một số làng xã ở đây đã thờ ông làm Thành hoàng làng.

Năm 1882 thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, Nguyễn Cao đem quân về đánh địch tại Gia Lâm và sau đó đem quân bao vây thành Hà Nội. Đến ngày 27-3-1883 ông đem quân đánh vào phố hàng Đậu, Cửa Đông (Hà Nội), sau đó rút quân về phía bắc sông Hồng. Ngày 15-5-1883, Nguyễn Cao chỉ huy nghĩa quân đánh một trận lớn tại Gia Lâm. Trận này ông bị thương nặng, nhưng vẫn giữ ý chí chiến đấu. Ông tiếp tục chỉ huy nhiều trận đánh địch ở các nơi như Phả Lại, Yên Dũng, Quế Dương, Võ Giàng, Từ Sơn, Thuận Thành.

Năm 1884 khi thành Bắc Ninh thất thủ, Nguyễn Cao rút quân về thành Tỉnh Đạo, phối hợp với Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy lãnh đạo phong trào "Tam tỉnh Nghĩa Đoàn" hoạt động rộng khắp trên các địa bàn Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây. Ngày 27-3-1887, tại một trận đánh ở làng Kim Giang (Hà Tây) ông bị thực dân Pháp bắt. Giặc dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nhưng đều bị Nguyễn Cao cự tuyệt. Ông đã tự rạch bụng để tuẫn tiết. Không khuất phục được ông, ngày 14-4-1887 thực dân Pháp đã đem ông ra chém đầu tại vường Dừa (Hà Nội).

Nguyễn Cao không chỉ là một người yêu nước, ông còn là nhà thơ, nhà văn hoá lớn. Ông để lại nhiều tác phẩm thơ văn và được các nhà nghiên cứu đánh giá là xứng đáng vào hàng ngũ của dòng văn thơ yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ thứ XIX.

Nguyễn Cao là người yêu quê hương tha thiết. Văn bia "Văn chỉ" do chính ông soạn văn vào năm 1876 và cho khắc vào năm 1877 hiện còn lưu giữ được ở đình làng Cách Bi, đã cho biết khá rõ về ông. Ông là một trong số những người có công di dời làng từ ngoài đê vào trong nội đê để tránh lụt lội và là người cho xây văn chỉ của làng để đề cao truyền thống hiếu học, đề ra thuần phong, mỹ tục cho quê hương.

Tên tuổi và công trạng của Nguyễn Cao đã được sử sách lưu danh. Nhân dân nhiều địa phương (mà trước kia ông từng khai lập làng xóm, đóng quân đánh giặc) đã lập đền thờ hoặc thờ ông là Thành hoàng làng. Tên ông được đặt cho một trong những đường phố lớn của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Bắc Ninh; nhiều trường học đã mang tên ông. Đối với nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Cao là biểu tượng của tinh thần yêu nước, thương dân và đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước.

Tác phẩm của ông hiện còn "Trác Phong thi văn tập" 卓峰詩文集.
Nguyễn Cao 阮高 (1837-1887) tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Phong 卓峰, sinh năm Đinh Dậu (1837) tại làng Cách Bi, huyện Quế Võ. Nguyễn Cao sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, khoa bảng: thân phụ là Nguyễn Thế Hanh từng đỗ đầu thi Hương, làm Tri huyện các huyện Thạch An, Tiên Minh, Thuỷ Đường. Thân mẫu là Nguyễn Thị Điềm thuộc dòng họ võ quan Nguyễn Đức quê ở Quế ổ. Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, khoa bảng, Nguyễn Cao sớm mang trong mình một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, khí phách của một bậc quân tử nho học.

Năm 1867, Nguyễn Cao thi đỗ Giải nguyên khoa Đinh Mão tại kỳ thi Hương nhưng không ra làm quan ngay, mà xin về quê mở trường dạy học. Khi ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn thì cũng là lúc thực dân Pháp tiến hành …

Trác Phong thi tập - 卓峰詩集

Bài liên quan

Nguyễn Hữu Cương

Nguyễn Hữu Cương (1855-1912) tự Tử Thăng, hiệu Mai Hồ, là một nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tích cực chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Quê ở làng Động Trung huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Ông là con cả của văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Trước khi Pháp xâm lược các tỉnh Bắc kỳ lần ...

Sương Nguyệt Anh

Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921), tên thật có sách chép Nguyễn Thị Khuê, Nguyễn Xuân Khuê, là con gái thứ tư của nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, nên thường gọi là cô Năm, sinh tại làng An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre ngày 21-4-1864. Thuở nhỏ bà thông chữ Hán, sau học thêm chữ quốc ngữ. Năm 24 ...

Nhàn Khanh

Bà Nhàn Khanh (1860-1924) họ Dương, là em hai cụ Dương Khuê và Dương Lâm, ở Vân Đình. Bà thích thơ, thường hay kết giao xướng hoạ cùng các thi sĩ khác. Bà còn là mẹ của học giả Trịnh Đình Rư và nhà văn tiền chiến Trịnh Thúc Hiến.

Uông Nguyên Lượng 汪元量

Uông Nguyên Lượng 汪元量 (1241-1317) là nhà thơ và nhà viết từ sống vào cuối đời Nam Tống. Tên chữ là Đại Hữu, hiệu Thuỷ Vân, người ở Tiền Đường (huyện Triết Giang, Hàng Châu), là người đệm đàn trong cung đình Nam Tống. Những năm đầu đời Đoa Tông Cảnh Viêm (1276), quân Nguyên đã vây Lâm An, Tam Cung ...

Trần Xuân Soạn

Trần Xuân Soạn (1849-1923), người làng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, đã phải đi lính thay cho con một phú hào trong làng để lấ tiền nuôi gia đình. Vì có công trong việc đánh dẹp Thanh phỉ, ông dược thăng chức Đề đốc. Năm 1889, ông đã phò tá ...

Trương Vĩnh Ký 張永記

Trương Vĩnh Ký 張永記 (6/12/1837 – 1/9/1898) tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, hiệu Sĩ Tài, do cải đạo theo Công giáo từ nhỏ nên có tên Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Ký, hay gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một học giả Việt Nam có tiếng, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse ...

Võ Phát

Võ Phát tục gọi là Bang Nhu, tham gia phong trào Cần Vương cùng Phan Đình Phùng, đóng quân ở hạt Kỳ Anh, sau thất trận bị bắt rồi bị chém tại kinh.

Lý Ngang 李昂, Đường Văn Tông

Lý Ngang 李昂 (809-840) tức Đường Văn Tông 唐文宗, cai trị từ năm 826 đến 840. Ông là con thứ hai của vua Đường Mục Tông 唐穆宗, em cùng cha khác mẹ với Đường Kính Tông, thân mẫu là bà Tiêu thái hậu. Khởi đầu, Lý Ngang được phong là Giang vương. Cuối năm 826, hoạn quan Lưu Khắc Minh giết Đường Kính Tông rồi ...

Thượng Tân Thị Phan Quốc Quang, Hoài Nam Tử, Hương Thanh

Thượng Tân Thị (1888-1966) tên thật là Phan Quốc Quang, tự Hương Thanh, hiệu Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị, sinh tại phủ Thừa Thiên, nay là thị xã Huế, và qua đời tại Sài Gòn. Cụ theo Nho học nhưng vì thi cử lận đận, kiểu học tài thi phận như cụ Tú Xương, nên đường công danh không được hanh thông. Vì ...

Nguyễn Ngọc Tương

Nguyễn Ngọc Tương (1827-1898) tự Khánh Phủ, hiệu Trà Phong, Tang Trữ, thân sinh ông là Nguyễn Kim Trung đỗ tú tài khoa Tân Mão (1831). Theo gia phả, Nguyễn Ngọc Tương thuộc một chi của dòng họ Nguyễn Trãi. Quê ông làng Tang Trữ (sau đổi là Hành Quần, nay thuộc xã Nam Bình), sau chuyển cư đến làng Cổ ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...