Danh sách Tác giả - Trang 90

Phan Kính 潘敬

Phan Kính 潘敬 (1715-1761) tự là Dĩ Trực 以直, người xã Lai Thạch huyện La Sơn (nay thuộc xã Song Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh). Ông là danh sĩ dưới triều vua Lê Hiển Tông. Ông từng giữ các chức quan như Mậu lâm Tá lang, Tuyên úy Phó sứ đi kinh lý Nghệ An, Đông các Đại học sĩ, Đốc đồng Thanh Hoa, Đốc ...

Lê Ngô Cát 黎吳吉

Lê Ngô Cát 黎吳吉 (1827-1875) sinh ở làng Hương Lang, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, đỗ cử nhân năm 1848, giữ chức biên tu ở Quốc sử quán. Không thấy Lê Ngô Cát để lại tác phẩm gì ngoài Quốc sử diễn ca . Nhân sáng kiến của một người học trò tỉnh Bắc Ninh dâng quyển Sử ký quốc ngữ ca, Tự Đức muốn có một ...

Phạm Thận Duật 范慎遹

Phạm Thận Duật 范慎遹 (1825-1885) là danh thần đời Tự Đức, tự Quan Thành 觀成, quê ở xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, nay là huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Năm Nhâm Tý (1852), ông đỗ cử nhân, từng làm Thượng thư bộ Hộ, kiêm quản Quốc tử giám. Năm Tân Dậu (1881), ông được cử làm Phó tổng tài ...

Phan Thúc Trực 潘叔直

Phan Thúc Trực 潘叔直 (1808-1852) nguyên tên Dưỡng Hạo 養浩, sau mới đổi lại thành Thúc Trực, hiệu là Cẩm Đình 錦亭, Hiên Đỉnh 軒鼎, người xã Vân Trụ, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Phan Thúc Trực thi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa) năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiệu Trị 7 (1847), đời vua ...

Trần Ngọc Lầu

Thường ở miền Nam người ta chỉ nghe danh hai vị thủ khoa trường thi Hương, Gia Ðịnh là Nguyễn Hữu Huân và Bùi Hữu Nghĩa, nhưng ít ai biết rằng ở Vĩnh Long có một vị thủ khoa: Trần Xuân Sanh. Ông là thân phụ của nữ sĩ Trần Ngọc Lầu (1863-1937), hay Trần thị Ngọc Lầu, dân chúng quen gọi cô Hai Lầu. ...

Thân Nhân Trung 申仁忠

Thân Nhân Trung 申仁忠 (1419-1499), tự Hậu Phủ 厚甫, người xã Yên Ninh (tục gọi là làng Nếnh), huyện Yên Dũng, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Yên Ninh, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Ngay từ nhỏ, Thân Nhân Trung đã được gia đình cho đi học để theo nghiệp khoa hoạn. Năm Quang Thuận thứ 10 ...

Nguyễn Phúc Ưng Bình 阮福膺苹, Thúc Giạ Thị

Nguyễn Phúc Ưng Bình 阮福膺苹 (1877-1961) hiệu Thúc Giạ Thị 菽野氏 sinh ngày 9-3-1877 tại Vỹ Dạ, là con cụ Hiệp tá Nguyễn Phúc Hồng Thiết và bà Nguyễn Thị Huệ, cũng thông thạo chữ Hán, có những bài thơ truyền tụng: Nhớ quê , Thượng cầm hạ thú , Xuất gia ... Ông là cháu nội Tuy Lý Vương. Ông tốt nghiệp ...

Trình Thuấn Du 程舜俞, Trần Thuấn Du, 陳舜俞

Trình Thuấn Du 程舜俞 (1402-1481) vốn họ Trần 陳 nhưng vì tránh tên huý của mẹ vua Lê Thái Tông nên đổi họ là Trình. Ông hiệu Mật Liêu, người xã Tân Đội, huyện Duy Tiên (nay là xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Ông đỗ khoa Minh Kính năm Thuận Thiên thứ 2 đời Lê Thái Tổ (1429) từng đi sứ Minh, ...

Hà Tông Quyền 何宗權

Hà Tông Quyền 何宗權 (1798-1839) tự Tốn Phủ 巽甫, hiệu Phương Trạch 芳澤, Hải Ông 海翁, người xã Cát Động, huyện Thanh Oai, Hà Đông, đỗ tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ hai (1822), làm quan đến chức Lại bộ tham tri, sau bị khiển trách, phải xuất dương đi sang Giang Lưu Ba (quần đảo Nam Dương, nay thuộc Indonesia). ...

Khiếu Năng Tĩnh 叫能靜

Khiếu Năng Tĩnh 叫能靜 (1835-1915) tự Giá Sơn 蔗山, quê xã Chân Mỹ, tổng Tử Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Cương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Năm 1878, ông đỗ cử nhân (hương cống) hai năm sau ông đỗ đồng tiến sĩ xuất thân, làm quan Đốc học Hà Nội, Tế tửu Quốc Tử ...

Trình Sư Mạnh 程師孟

Trình Sư Mạnh 程師孟, không rõ năm sinh năm mất, người làng Từ Liêm (Hà Nội), hiệu là Chúc Ly Tử. Ông vốn họ Trần, nhưng vì tránh tên huý mẹ vua Lê Thái Tông nên đổi làm họ Trần (Tên huý của mẹ vua Lê Thái Tông là Phạm Ngọc Trần). Buổi đầu Lê ở ẩn không ra làm quan. Có thơ trong "Toàn Việt thi lục" của ...

Trương Công Giai 張公楷

Trương Công Giai 張公楷 (1665-1728) người Thiên Kiện (nay là xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Ông đỗ Tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân khoa Ất Sửu, niên hiệu Chính Hoà (1685) khi mới 21 tuổi. Ông đã trải qua các chức quan dưới hai triều vua Lê chúa Trịnh, chức cuối cùng ông nhậm là Hình bộ ...

Vũ Lãm 武覽

Vũ Lãm 武覽 (?-?) người xã Tân Cầu, huyện Vĩnh Động, sau đổi là xa Tiên Cầu, huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên). Niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) thời Lê Thái Tông, ông đậu chánh Tiến sĩ (Hoàng giáp) làm quan đến chức Ngự tiền học sinh, kiêm Hàn lâm viện Trực học sĩ, thường được cùng vua Lê Thánh Tông luận ...

Hoàng Phan Thái

Hoàng Phan Thái (1819-1865) là chí sĩ đời Tự Đức, hiệu Đại Hưu, quê làng Cổ Đan, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ngay từ bé ông đã nổi tiếng thông minh, đỗ đầu xứ, nên gọi là Đầu xứ Thái. Những giai thoại về cuộc đời ông được nhắc nhở nhiều trên sách báo hiện đại. Ông sống dưới triều Tự Đức nhưng nhìn ...

Nguyễn Bá Nghi

Nguyễn Bá Nghi sinh năm Đinh Mão (1807), quê ở xã Lạc Phố, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm Tân Mão đỗ cử nhân và năm 1832, đỗ phó bảng. Nguyễn Bá Nghi là danh sĩ làm quan trải qua ba triều vua: Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883). Ông được cử làm những chức vụ Án ...

Phan Đình Phùng 潘廷逢

Phan Đình Phùng 潘廷逢 (1847-1895) hiệu Châu Phong 珠峰, là một lãnh tụ tiêu biểu của phong trào yêu nước chống Pháp vào cuối thế kỷ 19. Cụ sinh năm 1847, ở làng Đông Thái, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Châu Phong, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), trong một gia đình nho học. Phan Đình Phùng là con cụ phó ...

Nguyễn Đình Chiểu 阮廷沼

Nguyễn Đình Chiểu 阮廷沼 (1822-1888) tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ (sau khi mù lấy hiệu Hối Trai), sinh ngày 12, tháng 5, năm Nhâm ngọ (1822), ở làng Tân Khánh, tổng Bình Trị thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Cụ mất ngày 24 tháng 5, năm Mậu Tý (1888) ở làng An Đức, tổng Bảo An, ...

Nguyễn Xuân Ôn 阮春溫

Nguyễn Xuân Ôn 阮春溫 (1825-1889), hiệu là Ngọc Đường 玉堂, ông còn có hiệu là Lương Giang 良江 và biệt hiệu là Hiến Đình 獻亭, người xã Lương Điền, huyện Đông Thành (nay là xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, mẹ mất sớm, nên tuổi đã lớn ông mới ...

Nguyễn Trung Trực 阮忠直

Nguyễn Trung Trực 阮忠直 (1839-1868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay ...

Nguyễn Quý Tân

Nguyễn Quý Tân (1814-1858), tức ông nghè Tân, hiệu Đình Trai, người làng Thượng Cốc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, thời vua Gia Long. Thuở nhỏ, ông nổi tiếng khắp nơi là một người học giỏi. Ngay từ lúc còn đi học, ông đã tỏ vẻ khinh ghét bọn quan lại tham nhũng.

<< < .. 87 88 89 90 91 92 93 .. > >>