Vũ Duy Thanh 武維清 (1807–1859) tự là Trừng Phủ, hiệu Mai Khê, Vĩ Nhân, hồi nhỏ còn có tên là Vũ Duy Tân, Ông sinh ngày 9 -8-1807 ở làng Kim Bồng, sau đổi là Vân Bòng, tục gọi làng Bòng, thuộc phủ Yên Khánh, nay là xã Khánh Hải, huyện yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Ông sinh ra trong một gia đình nho học Từ bé đã nổi tiếng thần đồng, tư chất thông minh đĩnh ngộ phàm văn sách đã trông qua một lượt là nhớ, lại có tài ứng đối mẫn tiệp, ở quê hương ông còn truyền tụng rất nhiều giai thoại về tài ứng đối mẫn tiệp của Trạng Bồng. Tuy thông tuệ cổ kim, giỏi thi phú từ chương. "Nói ra là thành văn chương vì trong lòng uẩn súc" nhưng thuở hàn vi ông thi lận đận mãi không đỗ.
Mặc dù tài cao, phận thấp, nhưng vẫn không làm ông nản chí một phen bẻ quế cung trăng, rắp theo cửa Khổng sân Trình. Năm Thiệu Trị thứ 3(1843) ông đỗ Tú tài, sau đỗ cử nhân, thi Hội hai khoa đều hỏng.Năm Tự Đức thứ 4 (1851) ông đã 45 tuổi mới đỗ Phó Bảng. "Tuy muộn mới thành danh mà sự nghiệp lớn lao", ngay năm ấy, Tự Đức mở Chế khoa là khoa thi đặc biệt, do nhà vua trực tiếp ra đề để tuyển chọn nhân tài. Hàng trăm sĩ tử đua chen, quyển của ông xuất sắc nhất, được vua ban sắc" Bác học Hoành tài, Đệ nhất giáp Bảng nhãn Cát sĩ cập đệ, Đệ nhị danh", vua Tự Đức còn châu phê "Chế khoa Bảng nhãn Cát sĩ thị trạng nguyên". Ta biết rằng, phép thi cổ, Tam khôi có trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.. đỗ Bảng nhãn Chế khoa coi như đỗ Trạng nguyên chính khoa. Lệ thi cử nhà Nguyễn không lấy Trạng Nguyên. Bởi vậy "Kể khoa bảng ông cao hơn mọi người", nên cờ và biển vua ban đều như bậc Trạng nguyên. Đương thời và truyền tụng sau này đều gọi ông là Trạng. Đông Dương Vũ Phạm Khải, người Côi Trì (Yên Mô), một trí thức lớn, một bậc đại thần đầy uy danh, cùng làm quan trong triều với Vũ Duy Thanh lúc bấy giờ.
Sau khi đỗ, vua yêu vì nết, trọng vì tài, muốn cho ông một đặc ân là tuỳ chọn tước vị theo sở nguyện, nhưng Trạng Vũ chỉ xin ở Tập hiền viện để đào tạo nhân tài cho đất nước, sau được thăng Quốc tử giám Tế tửu (như chức Hiệu trưởng trường Đại học ngày nay), cho đến lúc mất. Ở Quốc Tử Giám, ông thường chuyên chú đào tạo nhân tài toàn diện, cả đức cả tài, vừa học vừa hành cho có thực tế và hữu ích "có học mà có hành chỉ có ông tự làm được", bởi thế, học trò của ông ra đời hầu hết đều thành đạt cả. Ông đã dâng lên Tự Đức "Tám điều cải cách giáo dục nước nhà", chứa đựng nhiều quan điểm giáo dục tiến bộ và rất mới so với nền giáo dục khoa cử truyền thống.
Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), ông là một trong những người đứng đầu phái "chủ chiến", dâng sớ xin Tự Đức cho cầm quân đánh giặc, cứu nước. Ông liên kết với Phạm Văn Nghị, Nguyễn Tri Phương, Vũ Phạm Khải... để một lòng hợp sức bốn phương nghĩa sĩ diệt thù.
Thấy giặc Tây có sức mạnh tàu thiếc, tàu đồng, đại bác, ông đã dày công nghiên cứu binh thư và chế tạo thành công loại tàu "mộc thành thuỷ chiến" (loại tàu chiến bằng gỗ, chạy hơi nước đầu tiên ở nước ta) để mong triều đình phê chuẩn, chế tạo hàng loạt, trang bị cho hải quân nước ta kháng cự với cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ biển vào. Tấm lòng ấy, tài chí ấy đã được đương thời ca ngợi "Tử sinh trong sớm tối, một lòng mong phá tàu Tây" (Lê Duy Tích, câu đối viếng). Nhận thức rõ vị trí chiến lược của nước ta với hàng ngàn Kilômét bờ biển, trong điều kiện chiến tranh đổ bộ bằng đường biển của đế quốc Pháp đã ở trình độ cao, ông dâng sớ lên Tự Đức để phân tích tình hình, địa thế, rồi đề ra phương án phòng xa: "Nước ta chỉ có chiều dài, không có chiều rộng... mặt trông ra biển, lưng tựa vào núi rừng... suốt từ Bắc đến Nam chạy dài theo mé biển, phỏng như có nước ngoài dòm nom, thì bất cứ chỗ nào họ có thể lọt vào được. Như vậy, việc phòng giữ mặt biển rất quan trọng. Điều cần kíp là phải tập luyện thuỷ quân, hậu đãi binh lính và giao quyền hành cho các quan võ cho họ có đủ uy trí mà điều khiển". Đó là cái nhìn tức thời và khoa học. Rất tiếc, tờ sớ đệ lên, vua Tự Đức ban khen nhưng lại cho là việc chưa cần làm ngay, giao cho lưu trữ, mai sau có ngày lục dụng!
Vào những năm đại hạn, mùa màng thất bát, có lần trên đường đi kinh lý hoặc về quê, qua sứ Nghệ, xứ Thanh, thấy dân tình đói khổ, dắt nhau dọc đường, đào dễ cây, bứt cỏ ăn, ông thương xót, bàn với quan đầu tỉnh dâng sớ, xin mở kho cứu tế cho nhân dân. Mọi người vô cùng biết ơn ông. Ông là người có quan điểm nhân dân và dựa vào dân. Trong bài Văn sách thi đình, một tuyệt tác tài hoa đã đưa ông lên đỉnh cao khoa bảng, ông viết: "Nước phải lấy dân làm gốc".
Vũ Duy Thanh yêu nước, thương dân, bởi thế ông luôn luôn tự hào về quê hương, đất nước, với truyền thống văn hiến lâu đời. Tình cảm ấy, tấm lòng ấy, sâu đậm trong nhiều sáng tác. nhưng tiếc thay, một tài năng đa diện, một hoài bão lớn lao, một tấm lòng nhân ái, một chí sĩ tiết tháo như ông lại đột ngột từ trần, không bệnh tật, yếu đau, mới 53 tuổi đời, cái tuổi đang độ sung mãn cả tài năng và trí tuệ! ông mất đột ngột cùng con trai một ngày ở Kinh thành Huế, sử sách không ghi rõ vì sao. Phải chăng đó là cái chết của một trong những người đứng đầu phái "chủ chiến" chống Pháp, đối địch với phái "chủ hoà" của triều đình nhà Nguyễn do Tự Đức đứng đầu. Thủa sinh thời, ông được sánh với "Quế tiên nơi bình địa, Trạng nguyên chốn dân gian.. Ví như cõi tiên đứng đầu mười hai ngọn núi BồngSơn"... "Trong hội văn chương, ngựa gấm vinh quy kiêu hãnh... Tài văn chương nổi tiếng đất trời là nhờ thơ tao nhã khéo dùng, há đâu hạnh phúc một ấp, một nhà. Thực là vinh dự cho Chúa ta, nước ta đó".
Tác phẩm của Nguyễn Duy Thanh đến nay chỉ còn lại "Trừng phủ thi văn tập", "Chế khoa Bảng nhãn Vũ Duy Thanh tập", "Bồng Châu thi văn tập", nhưng ông vẫn được đánh giá là nhà văn, nhà thơ yêu nước, tài hoa.
Vũ Duy Thanh 武維清 (1807–1859) tự là Trừng Phủ, hiệu Mai Khê, Vĩ Nhân, hồi nhỏ còn có tên là Vũ Duy Tân, Ông sinh ngày 9 -8-1807 ở làng Kim Bồng, sau đổi là Vân Bòng, tục gọi làng Bòng, thuộc phủ Yên Khánh, nay là xã Khánh Hải, huyện yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Ông sinh ra trong một gia đình nho học Từ bé đã nổi tiếng thần đồng, tư chất thông minh đĩnh ngộ phàm văn sách đã trông qua một lượt là nhớ, lại có tài ứng đối mẫn tiệp, ở quê hương ông còn truyền tụng rất nhiều giai thoại về tài ứng đối mẫn tiệp của Trạng Bồng. Tuy thông tuệ cổ kim, giỏi thi phú từ chương. "Nói ra là thành văn chương vì trong lòng uẩn súc" nhưng thuở hàn vi ông thi lận đận mãi không đỗ.
Mặc dù tài cao, phận thấp, nhưng vẫn không làm ông nản chí một phen bẻ quế cung trăng, rắp theo cửa Khổng sân Trình. Năm Thiệu …