Danh sách Tác giả - Trang 93

Tùng Thiện Vương 從善王, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, 阮福綿審

Tùng Thiện Vương 從善王 (1819-1870) vốn tên lúc lọt lòng là Nguyễn Phúc Hiện 阮福晛, sau được cải thành Nguyễn Phúc Miên Thẩm 阮福綿審, tự Thận Minh 慎明, Trọng Uyên 仲淵, hiệu Thương sơn cư sĩ 倉山居士, biệt hiệu Bạch hào tử 白毫子, là con trai thứ mười của vua Minh Mạng và là bạn thơ chí tình của Cao Bá Quát. Cổ duệ ...

Trần Tế Xương 陳濟昌, Tú Xương

Trần Tế Xương 陳濟昌 (1870-1907), tên khai sinh là Trần Duy Uyên, hiệu Vị Thành, làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân từ một gia đình thanh bạch. Đường khoa cử của ông lận đận: đi thi từ năm 15 tuổi nhưng hỏng hoài, mãi tới năm 24 tuổi (1894) mới đỗ Tú gài. Sau đó ông lại trượt Cử ...

Phan Tòng

Phan Tòng (?-1870) là nghĩa sĩ chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Ông quê ở Bình Đông, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tham gia nghĩa quân Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản) và chiến đấu liên tục suốt hai năm 1867-1868. Khi Tôn, Liêm ra Huế, ông vẫn tiếp tục chiến đấu ở Ba Tri. Phan Tòng hi sinh ...

Tú Quỳ Huỳnh Quỳ

Huỳnh Quỳ (1828-1926) hiệu Hướng Dương, người đời thường gọi là Tú Quỳ vì chỉ đỗ Tú tài, là là nhà giáo, nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn. Theo gia phả hệ tộc Huỳnh (hay Hoàng) ở Giảng Hoà, Huỳnh Quỳ sinh ngày 15 tháng 5 năm Mậu Tý (1828) dưới triều vua Minh Mạng, tại Giảng Hoà, xã Lộc Quý, huyện Đại ...

Tạ Lương Phụ 謝良輔

Tạ Lương Phụ 謝良輔 năm sinh mất, tên tự và quê quán đều không rõ, sống khoảng năm Đại Lịch (766-779) đời Đường Đại Tông, giỏi thơ, làm bạn với Bão Phường 鮑防.

Phạm Hy Lượng 范熙亮

Phạm Hy Lượng 范熙亮 (1834-1886) tự là Hối Thúc, hiệu Ngư Đường, quê xã Nam Ngư, huyện Thọ Xương, Hà Nội, nay là phố Nam Ngư, quận Hoàn Kiếm TP. Hà Nội. Năm Mậu Ngọ 1858 ông đổ cử nhân, năm Nhâm Tuất 1862, ông đỗ phó bảng lúc 28 tuổi. Ông nổi tiếng văn chương, từng làm Biện lí, rồi đổi làm Bố chánh ...

Lý Thiệp 李涉

Lý Thiệp 李涉 năm sinh mất và tự không rõ, tự hiệu Thanh Khê Tử 清溪子, sống khoảng trước sau năm 806, người Lạc Dương. Ông thuở nhỏ làm khách ở Lương Viên, sau gặp loạn tránh xuống phương nam, cùng em là Lý Bột 李渤 cùng ẩn cư ở ngọn dưới Hương Lô, dãy Lư Sơn, sau ra làm quan. Đời Hiến Tông, ông làm Thái ...

Phan Thanh Giản 潘清僩

Phan Thanh Giản 潘清僩 (1796-1867) là danh sĩ, đại thần triều Nguyễn, tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu là Lương Khê 梁溪 và Ước Phu, biệt hiệu Mai Xuyên. Quê làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Phan Thanh Giản đậu cử nhân năm 1825, năm 1826 đậu tiến sĩ, ...

Tôn Thọ Tường

Tôn Thọ Tường (1825-1877) là một danh sĩ thời nhà Nguyễn, từng ra làm quan cho nhà Nguyễn, sau lại cộng tác với người Pháp, bị các trí thức người Việt chỉ trích mạnh với lý do cộng tác với kẻ ngoại xâm. Tôn Thọ Tường là người huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí ...

Phan Văn Ái 潘文愛

Phan Văn Ái 潘文愛 (còn gọi là Phan Văn Tâm, 1850-1898) ông là danh sĩ triều Tự Đức (嗣 德; 1829–1883), hiệu Đồng Giang, Chuyết Phu, quê làng Đồng Tỉnh, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm Bính Tý 1876 ông đỗ cử nhân, năm 1880 đỗ phó bảng, làm Tri huyện Quảng Điền, Tri phủ Lý Nhân, Án sát Sơn Tây. Sau về ...

Tuy Lý Vương 綏理王, Nguyễn Phúc Miên Trinh, 阮福綿寊

Tuy Lý Vương 綏理王 là tước hiệu của Nguyễn Phúc Miên Trinh 阮福綿寊 (1820-1897), tự Khôn Chương 坤章, Quý Trọng 季仲, hiệu Tĩnh Phố 靜圃, biệt hiệu Vĩ Dạ 葦野. Năm 1820, Minh Mạng đặt cho tên Thư, Tự Đức ban thêm tên Thuyết, thuỵ Đoan Trang. Ông là con thứ 11 của vua Minh Mạng. Nguyễn Phúc Miên Trinh từng giữ các ...

Phan Huy Chú 潘輝注

Phan Huy Chú 潘輝注 (1782–1840) tên chữ là Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, thuở nhỏ có tên là Hạo sau đổi tên là Chú, là một danh sĩ triều nhà Nguyễn. Sinh ra ở Thăng Long và lớn lên ở tổng Thụy Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Sơn Tây(nay là thôn Thuỵ Khuê, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây). Ông là con trai thứ ba của ...

Tương An Quận Vương 襄安郡王

Tương An Quận Vương 襄安郡王 là bút hiệu của hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Bửu 阮福绵宝 (1820-1854). Ông cùng với Tùng Thiện Vương 松善王, Tuy Lý Vương 绥理王 là ba vị hoàng tử giỏi văn thơ nhất trong số 142 người con của vua Minh Mạng. Tác phẩm: - Khiêm Trai thi tập (chữ Hán, gồm 655 bài). - Hoài cổ ngâm (thơ quốc ...

Thiệu Trị hoàng đế 紹治皇帝

Thiệu Trị hoàng đế 紹治皇帝 (1807-1847), sinh hạ được 29 hoàng tử và 35 hoàng nữ, lăng (Xương Lăng) táng tại núi Thuận Đạo, Huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Lăng của Nghi Thiên Chương hoàng hậu (Xương Thọ Lăng) ở làng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Vua Thiệu Trị và bà Nguyên Phối đều thờ ...

Nguyễn Thị Giang

Nguyễn Thị Giang (1909–1930), tức Cô Giang, là một nhà cách mạng người Việt chống Pháp, đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, và là hôn thê của Nguyễn Thái Học. Nguyễn Thị Giang sinh năm 1909 tại thị xã Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, em ruột Nguyễn Thị Bắc, tức Cô Bắc. Trước khi Việt Nam Quốc Dân Đảng ...

Thành Thái hoàng đế 成泰皇帝

Vua Thành Thái 成泰 (1879-1954) là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1889 đến 1907. Hoạ 10 bài Khuê phụ thán của Thượng Tân Thị

Đoàn Như Khuê

Đoàn Như Khuê (1883–1957) tự Quý Hiên, hiệu Hải Nam, là nhà báo, nhà thơ Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX, người làng Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ ông theo học chữ Hán, có đi thi hương mấy lần nhưng đều hỏng. Sau, ông bỏ học chữ Hán, tự học quốc ngữ, ra Hà Nội viết sách, dịch sách, và ...

Phan Trọng Mưu 潘仲謀

Phan Trọng Mưu 潘仲謀 (1853-1904), quê làng Đông Thái (nay là xã Châu Phong), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đậu Tiến sĩ năm 1879, ông ra làm quan ngoài Bắc, đến khi phong trào Cần vương chống Pháp xâm lược của Phan Đình Phùng bùng nổ (1885), ông tham gia phong trào (vì thế mà tên ông bị đục trên bia ...

Trần Kim Phụng

Trần Kim Phụng (1870-1928), sinh trưởng ở Sa Ðéc, Tiền Giang của dải đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, không kết hôn với ai chính thức, nếp sống rất phóng khoáng, tính tình rất bao la khoáng đạt. Bà thường xướng hoạ với các danh sĩ đất nước Nam Kỳ Lục Tỉnh nên bị người đương thời cho rằng đó là phụ nữ ngoại hạng ...

Nguyễn Thiện Kế

Nguyễn Thiện Kế (1849-1937) tên tự là Trung Khả, hiệu Đường Vân hay Nễ Giang, còn được gọi là Huyện Nẻ hay Huyện Móm, là một chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy trong phong trào Cần Vương và cũng là em ruột của Nguyễn Thiện Thuật, quê ở làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra, ...

<< < .. 90 91 92 93 94 95 96 .. > >>