- 1 6 Bài soạn "Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" lớp 9 hay nhất
- 2 6 Bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 3 6 Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất
- 4 6 Bài soạn "Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học" lớp 7 hay nhất
- 5 10 Bài văn so sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lớp 9 hay nhất
- 6 6 Bài soạn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" hay nhất
- 7 8 Bài văn cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh lớp 9 hay nhất
- 8 6 Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 9 5 Bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất
- 10 6 Bài soạn "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất
Nguyễn Văn Trình 阮文程
Nguyễn Văn Trình 阮文程 (1872-1949) tự Lục Quang 綠光, hiệu Thạch Thất 石室, Thốc Sơn 簇山, người làng Kỳ Trúc, xã Kiệt Thạch (nay là xã Thanh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông đỗ Tiến sĩ đời Thành Thái, từng làm đốc học, tế tửu, toản tu quốc sử quán. Sau Cách mạng tháng 8, ông được mời tham gia hoạt động Mặt trận ...
Nguyễn Hành 阮衡
Nguyễn Hành (1771-1824), tên thật là Nguyễn Đạm [1], tự là Tử Kính, hiệu Nam Thúc, biệt hiệu Ngọ Nam và Nhật Nam. Ông được người đương thời liệt vào An Nam ngũ tuyệt [2]. Ông sinh năm Tân Mão (1771), là con thứ của Nguyễn Điều, cháu nội Nguyễn Nghiễm, và gọi Nguyễn Du là chú ruột. Ông người làng ...
Nguyễn Thượng Hiền 阮尚賢
Nguyễn Thượng Hiền 阮尚賢 (1868-1926) hiệu là Mai Sơn, sinh tại làng Liên Bạc, tỉnh Hà Ðông, con quan hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên. Ông rất thông minh, thuở thiếu thời đã nổi tiếng thần đồng. Năm 1884, mới 16 tuổi, ông đi thi Hương lần đầu tiên và đổ cử nhân ở trường thi Thanh Hoá. Năm 1885, ông đỗ ...
Phan Bội Châu 潘佩珠
Phan Bội Châu 潘佩珠 sinh ngày 26-12-1867, là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du. Ông tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v... Ông sinh ...
Lý Hạ 李賀
Thi quỷ Lý Hạ 李賀 (790-816) thuộc dòng dõi tôn thất nhà Đường, cực kỳ thông minh đĩnh ngộ, khi mới lên bảy đã biết làm thơ. Danh sĩ đương thời là Hàn Dũ nghe tiếng Hạ bèn cùng Hoàng Phủ Thực đến nhà. Hai người muốn thử tài nên bắt Hạ làm thơ. Hạ thản nhiên cầm bút viết ngay bài Cao hiên quá trình ...
Nguỵ Khắc Tuần 魏克循
Nguỵ Khắc Tuần 魏克循 (1799-1854) là danh sĩ đời Minh Mệnh (1820-1841), hiệu Thiện Thủ, quê xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Bính Tuất 1826, ông đỗ tiến sĩ lúc 27 tuổi, làm Tuần phủ, rồi làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên nổi tiếng thanh liêm. Về sau ông làm đến Thượng thư bộ hộ, kiêm Tổng tài ...
Viên Thành thiền sư 員成禪師
Viên Thành thiền sư 員成禪師 (1879-1928) còn gọi là Viên Thành thượng nhân, thế danh là Công Tôn Hoài Trấp, sinh tại Thừa Thiên Huế. Ông xuất gia năm 1895 khi 16 tuổi tại chùa Ba La Mật và học với thiền sư Viên Giác cho đến khi thiền sư viên tịch vào năm 1900. Năm 1901, ông thọ giới trong giới đàn Phú ...
Nguyễn Văn Lý
Nguyễn Văn Lý 阮文里 (1765-1868) tự là Tuần Phủ 循甫 hiệu là Chí Đình 志亭 biệt hiệu là Đông Khê 東溪. Ông là nhà thơ, nhà văn đời Nguyễn. Tác phẩm có: Đông Khê thi tập, Chí Hiên thi thảo, Đông Khê văn tập. Tác phẩm dịch ra tiếng Việt: - Tuyển tập thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý (1795-1868), Nhiều người dịch, ...
Ông Ích Khiêm
Ông Ích Khiêm (1829-1884) quê Phong Lệ, Hoà Thọ, Hoà Vang, Quảng Nam, đỗ Cử Nhân, làm việc tại Nội các, tri huyện Kim Thành, Hải Dương, dẹp tan giặc cướp ở Cao Bằng, thăng chức Tham tri bộ binh. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thán phục nhưng ghen ghét thầm, tìm cách hại ông. Khi bị cách chức ...
Nguyễn Huy Hổ 阮輝琥
Nguyễn Huy Hổ 阮輝琥 (1783-1841) trước có tên là Nguyễn Huy Nhiệm (hay Nhậm), tự Cách Như, hiệu Liên Pha, quê huyện La Sơn (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), con Nguyễn Huy Tự. Ông lấy cháu gái Cảnh Hưng, nên khi nhà Lê mất, ông không đi thi, ở nhà làm thuốc. Nguyễn Huy Hổ lại giỏi thiên văn. Năm ...
Nguyễn Văn Thành 阮文誠
Nguyễn Văn Thành 阮文誠 (1757-1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn và là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn (vua Gia Long) - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam (1802-1945). ...
Nguyễn Tư Giản 阮思僩
Nguyễn Tư Giản 阮思僩 (1823-1890) hiệu Thạch Nông 石農, Vân Lộc 雲麓, tự Tuân Thúc 洵叔, quê huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay là huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nổi tiếng hay chữ, đỗ hoàng giáp, làm quan đến chức thượng thư bộ Lại, có đi sứ Trung Quốc. Nguyễn Tư Giản có điều trần về việc đắp đê ở Bắc Kỳ và ...
Phạm Quý Thích 范貴適
Phạm Quý Thích 范貴適 sinh ngày 19 tháng 10 năm Canh Thìn (25-12-1760), tự Dữ Đạo, hiệu Lập Trai 立齋, hiệu Thảo Đường cư sĩ, người xã Hoa Đường, tỉnh Hải Dương, đậu tiến sĩ năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779), làm quan giữ chức Thiêm sai tri công phiên. Gia Long lên ngôi, ông được bổ làm đốc học, được ít lâu ...
Phạm Đình Hổ 范廷琥
Phạm Đình Hổ 范廷琥 (1768-1839) tự Tùng Niên 松年, Kiều Niên 喬年, Bỉnh Trực 秉直, hiệu Đông Dã Tiều 東野樵, tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là học giả, và là nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Ông sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải ...
Trần Mỹ 陳美
Trần Mỹ 陳美 quê làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, làm quan tuần phủ Phú Thọ, Thái Bình, rồi Hà Nam. Ông là thân phụ của Khái Hưng Trần Khánh Giư (1895-1946), thành viên nhóm Tự lực văn đoàn. Cổ phần lý khúc - 古汾俚曲
Nguyễn Khuyến 阮勸
Nguyễn Khuyến 阮勸 (1835-1909) tên thật là Nguyễn Thắng 阮勝, hiệu Quế Sơn 桂山, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. ...
Hồ Viết Trung
Hồ Viết Trung (?-1933) quê Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An, là y tá, tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, rồi Đảng Cộng sản Đông Dương, bị bắt giam ở Lao Bảo, mất trong tù.
Vũ Tông Phan 武宗璠
Vũ Tông Phan 武宗璠 (1800-1851) tự là Hoán Phủ, hiệu Đường Xuyên và Lỗ Am, quê làng Lương Đường, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Hưng). Ông đỗ tiến sĩ năm Bính Tuất (1826), ra làm quan với nhà Nguyễn một thời gian rồi từ quan về ngụ tại thôn Tự Tháp, phường Báo Thiên, ...
Hoàng Cao Khải 黃高啟
Hoàng Cao Khải 黃高啟 (1850-1933) tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê Đông Thái, Hà Tĩnh, đỗ cử nhân đời Tự Đức, làm tri huyện Thọ Xương, án sát Lạng Sơn, tuần phủ Hưng Yên, quyền tổng đốc Hải Dương, khâm sai kinh lược sứ Bắc Kỳ, cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, thượng thư bộ binh. Hầu hết các sĩ phu ...