Phan Bội Châu 潘佩珠

Phan Bội Châu 潘佩珠 sinh ngày 26-12-1867, là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du. Ông tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v... Ông sinh tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Thơ chữ Hán Thơ tiếng Việt Phan Bội Châu, nhà yêu nước lớn đầu thế kỷ 20 Đăng bởi Vanachi vào 13/02/2006 09:49 Tác giả: (Không rõ) Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam (và nhiều bút danh khác) sinh ngày 26-12-1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Nghệ Tĩnh). Lúc nhỏ, ông nổi tiếng thông minh. Sáu tuổi đã thuộc hết Tam tự kinh, bẩy tuổi đã hiểu kinh truyện, tám tuổi đã làm thông thạo loại văn cử tử. Mười ba tuổi, đi thi ở huyện đỗ đầu. Mười sáu tuổi, đỗ đầu xứ, nên cũng gọi là đầu xứ San. Năm lên chín tuổi, ông đã có ý thức hưởng ứng phong trào của Trần Tấn, Đặng Như Mai, chống bọn thực dân. Mười bảy tuổi, được tin phong trào khởi nghĩa nổi lên ở Bắc kỳ, ông đã thảo bài hịch Bình Tây thu Bắc. Năm 19 tuổi hưởng ứng chiếu Cần Vương của Hàm Nghi, ông tổ chức một đội thí sinh quân gồm 60 người lên đường ứng nghĩa, nhưng chưa kịp hành động thì địch đã về càn quét ở làng. Công việc không thành nhưng chí hướng cứu nước của ông đã rõ. Tiếp đó, mười năm Phan Bội Châu làm ông đồ dạy học. Năm 1900, ông đỗ thủ khoa trường Nghệ và chính thức bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng. Phan lập ra Hội Duy Tân (1904), chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ, chủ trương bạo động và nhờ ngoại viện để khôi phục nền độc lập. Đầu năm 1905, ông sang Nhật rồi quay về dấy lên một phong trào Đông Du vào năm 1905-1908. Ông viết nhiều tác phẩm tuyên truyền cách mạng như Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, v.v... Lãnh đạo phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã tổ chức Công hiếu hội, tập hợp 200 lưu học sinh Việt Nam sang Nhật học tập chính trị, khoa học, quân sự. Những năm cuối cùng trên đất Nhật, ông lập ra các hội có tính chất "đoàn kết quốc tế", như hội Điền, Quế, - Việt liên minh (liên minh giữa những người Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam) và hội Đông á đồng minh (gồm một số người Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, ấn Độ, v.v...) để giúp nhau chống lại bọn đế quốc. Khoảng tháng 3-1909, tổ chức Đông Du bị giải tán và Phan bị chính phủ Nhật trục xuất. Trở về ẩn náu tạm thời trên đất Trung Quốc ít lâu, Phan Bội Châu sang Xiêm hoạt động. Hơn một năm sau, khi cách mạng Tân Hợi (1911) thành công, Phan lại trở về Trung Quốc và thành lập Việt Nam quang phục hội mà tôn chỉ duy nhất là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước "Cộng hòa dân quốc Việt Nam". Sau những hoạt động yêu nước, Phan bị Pháp nhờ bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam ngày 24-12-1913. Năm 1917, khi Phan Bội Châu ra tù, thì chiến tranh thế giới lần thứ nhất sắp kết thúc. Những năm này tuy phải sống bằng nghề viết báo ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng Phan vẫn không quên lợi dụng báo chí để tuyên truyền chống Pháp và tiếp tục tìm đường cứu nước. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu đã cải tổ Việt Nam quang phục hội thành Việt Nam quốc dân đảng. Tháng 12-1924, sau khi được tiếp xúc với Nguyễn ái Quốc, Phan dự định sang năm sau (1925) sẽ cải tổ lại Việt Nam quốc dân đảng theo hướng tiến bộ nhất. Nhưng ngày 30-6-1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để nhóm họp anh em, Phan Bội Châu vừa đến ga bắc Thượng Hải thì bị thực dân Pháp bắt cóc đem về nước. Chúng âm mưu bí mật thủ tiêu Phan Bội Châu, nhưng việc bị bại lộ, nên phải đưa ra xử ở Tòa đề hình Hà Nội. Tính mạng "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng" bị uy hiếp, gây ra một phong trào bãi khóa, bãi công, bãi thị rầm rộ khắp cả nước. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ đó, Pháp bối rối, phải tuyên bố tha bổng nhưng bắt Phan phải về sống ở Huế mà không được đi bất cứ đâu. Từ năm 1926 trở đi, Phan Bội Châu là người tù bị giam lỏng ở Bến Ngự. Đến đây, cuộc đời hoạt động cách mạng nguyện hiến dâng tất cả cho Tổ quốc của Phan Bội Châu phải bỏ dở. Phong trào cách mạng Việt Nam theo đà phát triển mới của lịch sử tiến như vũ bão. Mặc dù "Ông già Bến Ngự" phải sống cuộc đời "cá chậu chim lồng" nhưng cụ vẫn làm thơ văn để nói nỗi khổ nhục của người dân mất nước, trách nhiệm của người dân đối với nước... Đó là các tác phẩm: Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri, Bài thuốc chữa bệnh dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Luân lý vấn đáp, Lời hỏi thanh niên... Phan Bội Châu niên biểu, Lịch sử Việt Nam diễn ca. Đó cũng là các công trình biên khảo hết sức đồ sộ như Khổng học đăng, Phật học đăng, Xã hội chủ nghĩa, Chu dịch, Nhân sinh triết học, cùng với trên 800 bài thơ nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn khác. (Nhà lưu niệm Phan Bội Châu) Nguồn: http://bacbaphi.com/thang...oi/showthread.php?t=20984 Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh Đăng bởi Vanachi vào 13/02/2006 09:50 Tác giả: (Không rõ) Hai ông Phan, hai nhà đại cách mạng cùng thời, cùng nổi danh, cùng nuôi ý chí phục quốc, đã sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam: Nhất Phan tử khứ, nhất Phan hoàn, ta tai tổ quốc Thiên cổ văn chương, thiên cổ tâm sự, thùy vi tiên sinh? (Một Phan đã mất, một Phan còn, thương thay tổ quốc Muôn thuở văn chương, muôn thuở tâm sự, ai là tiên sinh? Mai Đăng Đệ) Trong cuộc đời hoạt động cứu nước, hai ông đã có nhiều cơ hội gặp nhau, ở quốc nội cũng như ở quốc ngoạị Song vì chính kiến khác biệt, hai ông chỉ là những kẻ đồng hành mà không là đồng chí. Phan Bội Châu chủ trương tôn quân và bạo động, lập Duy Tân Hội, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ. Trong tập "Tự Phán" ông nêu tôn chỉ của Hội như sau: "Chuyên đánh đổ chính phủ Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến thiết quân chủ lập hiến quốc". Phan Bội Châu còn đề xướng phong trào Đông Du, vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà, đồng thời mua vũ khí của Nhật để tiếp tay cho các cơ sở chống Pháp trong nước. Phan Chu Trinh chủ trương đường lối ôn hòa, chú trọng việc giác ngộ quần chúng. Ông cho rằng ôn hòa thì tránh được cuộc đổ máu cho đồng bào, khi dân khôn thì nước mạnh và ngoại bang tất bị loại trừ. Trong cuộc đối thoại với viên Thống Đốc Pháp thẩm vấn ông tại nhà tù Côn Đảo (năm 1908), Phan Chu Trinh đã bày tỏ quan điểm bất đồng của ông và Phan Bội Châu: "Phan quân nhận hẳn rằng người Pháp không thiệt lòng khai hóa cho người Nam, nên trước phải tìm cách đánh đổ chánh phủ Pháp, mà muốn đánh đổ chánh phủ Pháp, không nhờ cậy thế lực một nước mạnh ngoài thì tự người Nam không làm gì được. Hiện nay nước mạnh, duy Nhật Bản là nước đồng văn, đồng chủng nên cầu viện với Nhật Bản. Tôi bác cái thuyết trên của Sào Nam, lấy lẽ rằng người nước Nam chui núp dưới chính thể chuyên chế trên ngàn năm, chưa có tư cách quốc dân độc lập, dầu có nhờ cậy sức nước ngoài thì chỉ diễn cái trò "dịch chủ tái nô" không có ích gì. Vả lại nước Pháp là một nước làm tiền đạo văn minh cả hoàn cầu, nay hiện bảo hộ cả nước ta, mình nhân đó mà học theo, chuyên dụng tâm về mặt khai trí , trị sanh các việc thực dụng, dân trí đã mở, trình độ một ngày một cao, tức là cái nền độc lập ngày sau ở đấỵ Còn theo chính kiến tôi "cậy sức nước ngoài" thì nó quanh co khúc chiết, mình không tự lập, ai cũng là kẻ cừu của mình. Triều Tiên, Đài Loan, cái gương rõ ràng, người Nhật chắc gì hơn người Pháp? Sào quân không nghe, cũng không nhận là phải, phủi áo ra đi, làm theo ý kiến mình". (Theo THI TÙ TÙNG THOẠI - Huỳnh Thúc Kháng) Xuất phát từ quan điểm đó, Phan Chu Trinh đã có chủ trương "Pháp Việt đề huề". Chủ trương này là một "sách lược quyền biến" trong đường lối hoạt động cách mạng của Phan Chu Trinh, khác sự hợp tác với người Pháp của Tôn Thọ Tường (mà Phan Chu Trinh, cũng như các ông Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt qua các bài thơ họa, đã từng chỉ trích), hay chủ trương của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh khi làm tạp chí Nam Phong, Đông Dương Tạp Chí. Khi Phan Bội Châu đề xướng phong trào Đông Du, Phan Chu Trinh đã hưởng ứng và xuất dương sang Trung Hoa, Nhật Bản. Năm 1906, ở hải ngoại về, ông khởi xướng công cuộc duy tân, đi diễn thuyết các nơi, nêu cao chủ thuyết "Dân Quyền". Vì có chủ trương ôn hòa, ông cho rằng có thể hợp tác với người Pháp, nếu họ thực tâm thực hiện những cải cách dân chủ cho Việt Nam. (Bình luận chủ trương này, có người cho Phan Chu Trinh đã nhận định sai lầm về người Pháp, vì thực dân không bao giờ thực lòng áp dụng chính sách tốt đẹp cho dân thuộc địa). Như vậy, chủ trương của hai nhà chí sĩ họ Phan khác nhau từ căn bản. Trong tập "Tự Phán", Phan Bội Châu viết: "Ủng phù một vị minh chủ, kén chọn trong Hoàng thân lập ra ...". Phan Chu Trinh đã hỏi Phan Bội Châu: "Từ thế kỷ 19 về sau, các nước tranh nhau càng ngày càng dữ dội,tính mạng của một nước gởi trong một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà ngày nay lại còn định dựng cờ quân chủ lên hay sao?" Phan Chu Trinh từng đi diễn thuyết nói về "Quân trị và Dân trị chủ nghĩa". Ông so sánh hai chủ nghĩa đó và cho rằng: "Chủ nghĩa Dân trị hay hơn chủ nghĩa Quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà trị một nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn. Còn như theo chủ nghĩa dân trị, thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấỵ Dù không có người tài giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nỗi phải bị đè đầu khốn nạn làm tôi mọi cho một nhà, một họ nào ...". Thời đó, sĩ phu Việt Nam còn ngưỡng mộ thành tích của các nhóm Văn Thân, Cần Vương, còn nặng lòng trung quân ái quốc, ít ai dám đưa ra một chủ trương mới mẻ và táo bạo như vậỵ Bài bác chủ nghĩa tôn quân, Phan Chu Trinh còn gởi thư chỉ trích vua Khải Định (thư Thất Điều) về chuyện đi dự cuộc đấu xảo quốc tế tại Pháp năm 1922. Quả thật, ông là một kẻ sĩ ngang tàng, khí phách, không biết sợ trời đất là gì. Lúc còn đi học, ông đã từng chống đối thầy dạy bất chính, khi ở tù Côn Đảo thì đánh lại cai tù, ở ngục Santé thì gởi thư cho thẩm phán quân sự Pháp với lời lẽ khẳng khái, bất khuất: "Thằng Phan Chu Trinh thà chết thì nó xách cái đầu của nó, nó quăng xuống đất như chơi, nó chẳng chịu làm thân trâu ngựa cho người ta cỡi trên đầu, trên cổ nó đâu!". Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư", gồm 5 phần: 1.Nói về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất, thảm họa tương lai 2.Mở mang dân trí 3.Chấn động dân khí 4.Vun trồng nhân tài 5.Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước. Phan Chu Trinh đọc sách này phê bình: "Sào Nam là một người hào kiệt nóng lòng việc nước mà kiến thức thì chưa thoát khỏi khuôn sáo cũ chút nào". Dù có khuynh hướng chủ trương khác nhau như vậy, hai ông vẫn tìm cơ hội gặp gỡ nhau. Trong tập "Tự Phán", Phan Bội Châu ghi: "Ngày tháng 7 năm ấy, tôi mượn tiếng là đi mừng bảng Hội, bắt đầu ở nhà Tiểu La (Nguyễn Thành), thăm nhà cụ Hoàng Thạnh Bình (Huỳnh Thúc Kháng) vừa đụng cụ Tây Hồ (Phan Chu Trinh), cụ Trần Thái Xuyên (Trần Quý Cáp), thảy đều ở đó, nói chuyện suốt đêm rất vui .." Mỗi lần gặp gỡ, trong tinh thần chung lo đại sự, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh thường cùng nhau tranh biện sôi nổi. Qua tập giới thiệu tác phẩm "Giai Nhân Kỳ Ngộ" của Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng viết: "Dịp đó hai người gặp nhau, nghị luận tuy có chỗ không hiệp nhau mà vẫn phục nhau, có cùng nhau bàn việc phế khoa cử, lập hội thương, trường học, song cũng chưa làm. Tháng chạp năm ấy (1904) ông Sào Nam vào Quảng Nam tới thăm tiên sinh (PCT) tại nhà rồi về đi Nhật Bản. Tiên sinh mới gặp ông Sào Nam, bác riết bài "Lưu Cầu Huyết Lệ", cho là không hiệp thời thế cuộc đời bây giờ, song ông Sào Nam lúc đầu đang nóng về chủ nghĩa bài ngoại, nên cũng không chịu phục". Tuy vậy, khi đã tâm phục nhau, thì dù có khác chính kiến, hai ông vẫn kính trọng và cảm mến nhau. Lúc Phan Chu Trinh qua Hong Kong, Phan Bội Châu từ Nhật sang đón và ghi lại cuộc trùng phùng ở đó: "Hạ tuần tháng hai, cụ Tây Hồ tới Hương Cảng, cụ cũng qua ngay thăm ông Lưu (Vĩnh Phúc), ông Nguyễn (Thiện Thuật), áo cụt, giày rách, đầu tóc bồm xồm, trông cụ như phường lao động nước ta, bởi vì cụ thay lốt làm một tên nấu bếp ở dưới tàu, mà cũng nhờ thủ đoạn ông Lý Tuệ chỉ lốị Cụ vào nhà Lưu, thấy chúng tôi, chưa chào đã cười, tôi dậy bắt tay cụ, vui không thể nói được ...". Vẫn theo lời Phan Bội Châu, ra hải ngoại cũng như ở trong nước, Phan Chu Trinh vẫn xác định lập trường của ông: "Cụ hết sức công kích những tội ác của dântộc độc phu (kẻ không ở với ai, ám chỉ nhà vua) mà nói đến hiện triều quân chủ, họa quốc ương dân càng tỏ ra ý nghiện răng rách mắt, hình như Cụ nghĩ rằng cái tệ quân chủ chuyên chế không trừ thì tuy phục quốc cũng chưa phải là hạnh phúc". (Tự Phán) Khi đưa Phan Chu Trinh sang Nhật, Phan Bội Châu cũng xác nhận sự khác biệt giữa hai ông về khuynh hướng đấu tranh, dù Phan Chu Trinh vẫn công nhận công trình Đông Du của Phan Bội Châu: "Hồi tôi lên Đông Kinh, Cụ Tây Hồ cùng đi với tôi, thăm qua các học đường và khảo sát khắp những công việc chính trị giáo dục của Nhật Bản. Cụ bảo tôi rằng: Trình độ dân Nhật Bản như thế, mà trình độ dân ta như thế, không nô lệ sao được! Được bấy nhiêu học sinh vào nhà học Nhật Bản là sự nghiệp rất lớn của ông. Từ nay nên lưu Đông yên nghỉ, chăm việc làm sách, bất tất nói bài Pháp làm gì. Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được. Từ đó luôn mười ngày hơn, tôi với cụ bàn bạc, ý kiến rất trái nhau: cụ thì muốn đánh đổ quân chủ, mà cốt vun trồng lấy nền tảng dân quyền, hãy dựa vào Pháp mà đánh đổ quân chủ. Còn ý tôi thì trước muốn đánh đổ người Pháp, chờ lúc nước nhà độc lập rồi mới bàn đến việc khác. Đương lúc đánh với Pháp phải lợi dụng quân chủ. Chính kiến của hai người rất phản đối nhau, cụ với tôi đồng một mục đích, mà thủ đoạn thì khác nhaụ Cụ thì muốn dựa Pháp đánh đổ quân quyền mà tôi thì bài Pháp phục Việt, mâu thuẫn là thế. Tuy chính kiến vẫn trái nhau, mà ý kiến rất ưa nhau" (Tự Phán) Mặc dầu có quan điểm chính trị khác nhau như vậy, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh không hoàn toàn tách biệt nhau trong cuộc đời hoạt động. Nhân dịp ra hải ngoại, có lúc hai ông đã phân công cho nhau: "Xem dân trí Nhật Bản rồi đem dân trí ta ra so sánh, thật không khác gì muốn đem con gà con đọ với con chim cắt già. Giờ Bác ở đây, nên chuyên tâm ra sức vào việc văn, thức tỉnh đồng bào cho khỏi tai điếc, mắt đui, còn việc mở mang dìu dắt ở trong nước nhà thì tôi xin lãnh. Lưỡi tôi đang còn, người Pháp chẳng làm gì tôi được mà lọ" (Ngục Trung Thư - Phan Bội Châu) Phan Chu Trinh từng coi trọng Phan Bội Châu và cố gắng thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ chủ trương tôn quân, với niềm hòa nhã: "Ông hết sức trân trọng, Quốc dân hy vọng chỉ nơi mình ông, Kỳ Ngoại Hầu (Cường Để) không cần gì đâu". Phan Bội Châu nhận chịu lời khuyên đó, nhưng chỉ tán đồng về công cuộc duy tân của nhóm Phan Chu Trinh: "Tôi kính vâng lời đinh ninh tái hội và cậy nói với các ngài như cụ Thạnh Bình, Thái Xuyên, Tập Xuyên hết sức mở trí dân, kiết tập đoàn thể sẽ làm hậu thuẫn." (Tự Phán) Về phần Phan Chu Trinh, ông cũng thừa nhận phong trào Đông Du của Phan Bội Châu có nhiều ảnh hưởng tốt đẹp đối với công cuộc phục hưng xứ sở và ông tin rằng với vận hội mới Phan Bội Châu sẽ đi theo con đường Dân quyền và đạp đổ Quân quyền. Thực ra, không phải Phan Bội Châu cố giữ lập trường bảo thủ về tôn quân, ông cũng tin rằng chế độ dân chủ là tốt đẹp, song nghĩ rằng vận mệnh nước nhà còn nằm trong tay thực dân, dân trí còn thấp kém, chưa đến lúc áp dụng đường lối mới mẻ. Trong một bức thư gởi Phan Chu Trinh, ông viết: "Gần đây được tin đại huynh cùng các anh em đồng chí với những nghị luận ý chí mới mẻ, tẩy trừ những não cổ hủ để hấp dẫn tư tưởng mới, làm cho tinh thần tôi vô cùng dũng dược ... Nhưng than ôi! Trình độ nhân dân Việt Nam hiện còn ấu trĩ như răng chưa cứng, chân chưa mạnh, nếu sử dụng thì sao đang nổi. Nhân dân Việt Nam ta so với Tây Âu hãy còn kém họ xa lắm, như người còn đau, đang đâu nổi gánh nặng. Nhân dân ngu muội đói khổ, nay mình đem những lý luận cao siêu mà áp dụng không sao tránh khỏi những việc lảo đảo ngả nghiêng. Nay đem ra một lý thuyết mà người ta chưa biết đầu đuôi, rõ phía Nam, phía Bắc ... Rồi sẽ vì ý kiến xung đột, hành động mâu thuẫn nhaụ Thù ngoài chưa diệt, nội bộ chống nhau. Ôi dân chủ, Dân không còn nữa thì chủ vào đâủ Lúc bấy giờ, nếu Đại Huynh có bầu nhiệt huyết cũng không còn chỗ thi thố nữa ... Vậy tôi đề nghị với Đại Huynh với tình trạng nước ta, hãy chờ ít lâu nữa, Đại Huynh xướng thuyết Dân Chủ thì cử quốc đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng, trong đó có tôị" (Tự Phán) Quả nhiên về sau, khi lập tổ chức mới - Việt Nam Quang Phục Hội - ở Quảng Châu, Phan Bội Châu đã thay đổi lập trường, từ bỏ quan niệm quân chủ và hứa hẹn sẽ lập nước cộng hòa. Sở dĩ hai ông Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh không có những hành động quá khích vì tư tưởng chống đối nhau mà đi đến chia rẽ trầm trọng, cũng nhờ có những phần tử trung gian vì đại cuộc tìm cách đưa hai người xích lại gần nhaụ Đó là các ông Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can ... Ông Trần Quý Cáp vừa hoạt động cho nhóm Đông Du, vừa hoạt động trong nhóm Duy Tân. Ông Lương Văn Can từng nói: "Theo ý tôi, ngoại viện (chủ trương Phan Bội Châu) và tự cường (chủ trương Phan Chu Trinh) phải đồng thời tiến hành với nhau mới được". Do đó, hai phái ôn hòa và bạo động vẫn ngầm giúp nhau. Hồi đó tinh thần đảng phái ít hơn ngày nay, có thể nói là gần như hoàn toàn không có". (Đông Kinh Nghĩa Thục - Nguyễn Hiến Lê) Và cứ vậy, hai phong trào cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh chẳng khác gì hai bánh xe cùng chạy trên hai đường sắt song song, cùng có nhiệm vụ đưa những toa tàu đến ga cuối cùng, đó là mục đích tối hậu của công cuộc giải phóng đất nước. Chẳng may, khi sự nghiệp chưa thành, một con chim ưu tú trong đàn chim Việt đã sớm gãy cánh. Ngày 24-3-1926, Phan Chu Trinh tạ thế. Đó là cái tang chung của toàn thể dân Việt. Nhiều nhân sĩ, đoàn thể đã dự đám tang Phan Chu Trinh ở Sài Gòn, với rất nhiều đối trướng và điếu văn. Ý nghĩa nhất là những câu đối: Vị quốc vong gia trấp tải bôn ba thiên địa ải Đỉnh thân cứu thế nhất xoang tâm huyết quỉ thần kinh Nhóm PHỤ NỮ VIỆT NAM (Theo nước bỏ nhà, hai chục năm bôn đào, trời đất hẹp Liều thân cứu thế, một bầu sôi máu nóng, quỉ thần e) Thiên hạ quy chi tổ chức dân đoàn suy đại lão Tiên sinh khứ hỉ đả phiên đế chế thị thùy nhân? ĐÔNG PHÁP THỜI BÁO (Thiên hạ theo chân, xây dựng dân đoàn tay già giặn Tiên sinh vắng bóng, đập tan đế chế kẻ nào đây?) Riêng câu đối viếng của Phan Bội Châu, sâu nặng tâm tình: Thương hải vi điền Tinh Vệ hàm thạch Chung Kỳ ký một Bá Nha đoạn huyền (Biển biếc nên đồng, Tinh Vệ ngậm đá Chung Kỳ khuất bóng, Bá Nha đập đàn) Đến phút cuối cùng, vĩnh biệt người bạn đồng hành trên đường cách mạng, Phan Bội Châu đã xem Phan Chu Trinh là người tri kỷ, chẳng khác Bá Nha, Tử Kỳ ở Trung Quốc thời xưạ Hơn ai hết, ông hiểu rõ tính tình, tiết tháo của người chí sĩ cùng thờị Câu "Chung Kỳ ký một, Bá Nha đoạn huyền" là những giọt nước mắt thống thiết và đau đớn nhất, khóc một người bạn mà ông cảm mến và tâm phục nhất, trong cuộc đời bôn ba vì nước của ông. Tấm lòng thiết tha chân thành và ngưỡng mộ của ông đối với Phan Chu Trinh còn được bày tỏ qua bài văn tế: Nhớ ông xưa ... Gan to tày bể, sức xông pha nào kể sức muôn người Mắt sáng hơn đèn, tài lanh lợi từ khi năm bảy tuổi Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu mà áo mũ xuê xoang Thói nhà chăm việc bút nghiên, dấu mặt anh hùng, khi tạm cũng khoa trường theo đuổi Song le Khí vẫn chanh vanh Chí càng viễn đại ... Đội tiên phong đâu tá? Gió duy tân từ Đông hải thổi vào Gương ngoại quốc kia là? Sóng cách mạng bởi Á Châu dồn tới ... Ba tấc lưỡi, nào gươm nào súng, nhà cầm quyền trong gió đã gai ghê Một ngòi lông, vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ treo đèn thêm sáng chói ... Mưa dào gió rét, xui khách lưu ly Biển thẳm trời xa, xót ông chìm nổi ... Tiệc hoan nghênh mới đó, não nùng rượu chửa pha mùi Hội truy điệu liền đây, thấp thoáng hương đà bén khói Anh em ta đất rẽ đôi đường, tình chung một khối ... Xét quá trình hoạt động cách mạng của hai chí sĩ họ Phan, ta nhận thấy hai ông đã có chính kiến khác hẳn nhau, đưa đến những cuộc tranh cãi gay gắt, chống đối nhau kịch liệt. Tuy nhiên, vì đại nghĩa, họ vẫn luôn luôn xem nhau là bạn, hiểu thấu gan ruột nhau, kính phục nhau, chỉ dùng thư từ, lời lẽ phân biệt phải trái và khuyên nhaụ Cho nên, có khi người này chịu nhận sự thuyết phục của người kia, trong một số trường hợp. Chẳng hạn Phan Bội Châu tán đồng công cuộc duy tân của Phan Chu Trinh và Phan Chu Trinh cũng đã hưởng ứng phong trào Đông du của Phan Bội Châu và họ đã từng hỗ trợ nhau trong sự nghiệp cứu quốc. Đó là hành động chính trực của các nhà chí sĩ đương thời, đáng nêu gương cho hậu thế noi theo. Nguồn: http://bacbaphi.com/thang...oi/showthread.php?t=20984 Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Ngục trung thư Đăng bởi Vanachi vào 13/02/2006 10:08 Tác giả: Phan Bội Châu Đời cách mạng của Phan Bội Châu Nguyên tác bằng Hán văn của Phan Bội Châu Bản dịch của Ðào Trinh Nhất Lời tựa Năm 1913, Phan Sào Nam tiên sinh đang ở bên Tàu, bỗng bị Ðô đốc Quảng Ðông là Long Tế Quang vừa ham lợi, vừa sợ oai, bắt tiên sinh hạ ngục và toan giải giao cho chính phủ thuộc địa Ðông Dương. Nếu không có những bạn cách mạng Trung Hoa nhất là Hồ Hán Dân cứu khỏi, thì tiên sinh đã bị bắt về nước hơn 12 năm kia rồị Lúc ở trong ngục Quảng Châu, tiên sinh thái nhiên viết ra tập sách tuyệt mạng, tựa là Ngục Trung Thư, tự thuật về việc mình bôn tẩu quốc sự mấy mươi năm, lời lẽ rất là thành thật, bi tráng. Ðến văn chương hay thì khỏi phải nóị Anh em VN đồng chí ở Tàu năm 1914, từng đem xuất bản 1 lần. Năm 1938 lại mới in 1 lần nữạ Ai cũng phải nhìn nhận tập văn có giá trị, cả về lịch sử và văn chương. Chúng tôi dịch ra đây để cống hiến đồng bào xem cho biết tiên sinh hoạt động cách mạng ở hải ngoại gian nan nguy hiểm ra sao. Ðộc giả đọc sẽ thấy bậc người tài học và khảng khái như tiên sinh, 20 năm về trước bôn tẩu quốc sự, có thanh danh trọng vọng biết bao, thế mà vẫn cứ giữ đức tự trọng tự khiêm, đến đỗi tự cho mình là ngu, là dở, ấy chính là chỗ trì thủ cao thượng của nhà chí sĩ cựu học, và tiên sinh là người khiến cho chúng ta đáng kính, không lấy sự thành bại luận anh hùng, cũng chính vì chỗ trì thủ đó vậỵ. Chẳng bù với nhiều người tự xưng là chí sĩ mưu quốc bây giờ, mỗi việc gì cũng háo thắng háo danh, chưa ra gì đã tự cao tự đại, chúng tôi tưởng họ cần phải học đạo trì thủ còn lâu lắm. Sau khi bị bắt về nước, giam lỏng ở Huế gần 15 năm, cho tới ngày chết, tình cảnh rất tiêu điều, túng bấn, nhưng vẫn "lạc đạo an bần", giữ tròn tiết tháo, từ chối nhất thiết danh lợi của đối phương cám dỗ. Chỉ vì muốn treo cao tấm gương sáng đó mà chúng tôi công bố bản dịch Ngục Trung Thư này ra, không có hậu vọng nào khác hơn. Ðào Trinh Nhất Tiểu sử Ðào Trinh Nhất: Ðào Trinh Nhất sinh năm 1899 tại Thái Bình. Ông là con của Ðào Nguyên Phổ và Lương Thị Hòa (cháu nội Lương Văn Can) và là cựu học sinh trường Quốc Tử Giám, Huế. 1921-1925 : Viết báo Hữu Thanh, Thực Nghiệp Dân Báo và France-Indochine ở Hà Nội . 14/11/1925 : Tới Saigon, làm thư ký tại Chez Phan Chu Trinh, số 5 Catinat (đường Tự Do). 22/3/1926 : qua Pháp. 15/4/1926 : Tới Paris liên lạc với Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Như Phong. Viết báo Việt Nam Hồn. 5/1927 : Trở về VN. 1930-1931 : Chủ bút báo Ðuốc Nhà Nam (Flambeau d''Annam) của Bùi Quang Chiêu. 2/1936 : Xuất bản tờ Mai, tấn công Ðại Hội Ðông Dương. 25/7/1939 : Bị trục xuất về Bắc. 1944-1945 : Cộng tác với báo Nước Nam của Lương Ngọc Hiền tại Hà Nộị.. Ngục Trung Thư 1. Vì sao Long Tế Quang bắt tôi hạ ngục ? Con chim sắp chết, tiếng kêu đau thương; người ta sắp chết, lời nói ngay thẳng. Những lời tôi nói ra đây có ngay thẳng hay chăng, tôi đâu có biết. Nhưng chỉ biết là lời nói của một người sắp chết thì có. Mùa đông năm Quý Sửu (1913) tôi đang ở đậu Dương Thành (tức Quảng Châu, tỉnh Quảng Ðông), thì quan Toàn quyền Pháp (Albert Sarraut) ở Ðông Dương sang chơi Quảng Châu, đem vụ án đầu đảng cách mạng nước Nam ra, xin chính phủ Quảng Ðông bắt tôi giao về chính phủ Pháp xử. Ðô đốc Quảng Ðông lúc bấy giờ là Long Tế Quang chịu theo lời xin ấy, trước ngày cuối năm 8 bữa, bắt tôi giam cầm trong ngục, và báo cho tôi biết rằng sớm muộn sẽ giải tôi giao trả cho người Pháp. Tôi biết sớm chiều gì đây, đầu tôi cũng lìa khỏi cổ, nhưng tôi vẫn lấy làm vui vẻ. Than ôi ! Bao nhiêu năm bôn tẩu, mưu tính trăm việc mà không nên một việc gì, nghĩ mình tội nặng lỗi nhiều, có vui gì sống nữa mà ham. Song trước khi chết, không lẽ không thốt ra một vài tiếng kêu đau thương sau chót. Ai biết lòng ta chăng ? Ai bảo ta có tội chăng ? Còn một giây phút trước khi ta phải chôn mình dưới đất, ta cũng muốn cạn lời ta nóị Chiếc bóng bơ vơ trời biển, ngọn đèn leo lét gió mưa, ta thấm giọt lệ còn lưu lại mấy chục năm nay, gom góp lịch sử 1 đời ta, hòa với máu mà viết ra tập sách nàỵ Hỡi ba ngàn muôn đồng bào chí ái chí thân, dầu ai biết lòng ta chăng ? Dầu ai buộc tội ta chăng ? Khi đọc tập sách này, sẽ thấy giọt máu hầu khô, vẫn còn đầm đìa ở trên mặt tờ giấy vậy. 2. Ra đời giữa lúc mất Nam Kỳ đã sáu năm! Triều vua Tự Ðức thứ 15, Nhâm Tuất (Tây lịch 1862), binh Pháp chiếm lĩnh đất Nam Kỳ của ta. Nam Kỳ là kho tàng thiên nhiên của nước ta; cửa biển vào Saigon thật là cuống họng ta, nay đã vào tay người Pháp rồi, ta chưa mất hết cả nước, chỉ là chuyện thời gian sớm muộn đó thôi. Chén vàng đã ụp, nhà lớn sắp tiêu, thương thay cho ta, lại nhè giữa lúc ấy mà sinh ra đờị Thiệt ta sinh ra đời giữa năm Ðinh Mãọ niên hiệu Tự Ðức thứ 20, nghĩa là lúc Nam Kỳ đã mất sáu năm rồị Ðầu xanh nào đã biết gì, con thơ chưa lìa bọc mẹ, thế mà tấn kịch biển khóc non gào, sửa soạn đem mi mà liệng vào giữa tấm màn thảm đạm ấỵ Lồng lộng trời xanh, kẻ ấy là ai đó tá ? Lúc đầu thế kỷ 18, ngọn sóng mới của Âu học vọt lên cao muôn trượng; những tiếng dội phú cường, hầu như vang động tràn lan cả hoàn cầụ Phải chi ta sớm được đầu thai ở giữa khoảng đó, có lẽ ta không đến đỗi mù mù mịt mịt như ta ngày hôm nay. Nhưng tiếc thay, ta chẳng may sinh ra ở nước Nam ta. Nước ta từ xưa phụ thuộc vào nước Tàu, địa lý, lịch sử, gốc tích, trải mấy ngàn năm nay, như hai nước anh em đã lâu đời lắm vậỵ Bởi đó, nước ta chỉ biết tôn sùng Hán học như thần thánh, mà Hán học xem trọng, chỉ có khoa cử văn từ. Tôi từ nhỏ tới lớn, vốn có tư chất thông minh, công phu đèn sách dùi mài cũng không bê trễ, nhưng kể đến sự kết quả, chẳng qua chỉ là sự học khoa cử mà thôị Vì lúc bấy giờ, lối học khoa cử của nhà Thanh, đang sôi nổi như gió cuốn mây bay, người nước mình bắt bóng theo chân, chỉ sợ không giống như người Tàu. Bà con ta muốn cưỡi mây lướt gió, không thể nào không mượn con đường khoa cử, dầu ai có muốn chẳng theo thời đi nữa, cũng không có đường học nào mà đi. Than ôi ! Chổi cùn trong nhà, tự mình xem là của quý, sự ưa thích lâu đời đã thành thói quen thành ra rốt cuộc tôi cũng bị thời trang trói buộc, đến đỗi tiêu hao ngày tháng về nghiệp khoa cử gần hết nửa đời ngườị. Ðó là ả vết nhơ rất lớn trong đời tôi. 3. Cùng anh em đồng chí ra đội Sĩ tử Cần Vương: Năm tôi 17 tuổi, tức là năm Tự Ðức 36, Quý Mùi, quân Pháp chiếm lấy Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ. Ðến năm tôi 19 tuổi, nhằm năm Ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên, quân Pháp chiếm kinh thành Huế, vua Hàm Nghi phải chạy : cung điện bày ra cảnh hoang lương, nhởn nhơ bầy nai, đầy dăng ổ quạ, tấn kịch vong quốc mở ra từ tháng Bảy Hàm Nghi năm đầu trở đi vậỵ Ôi ! Trời nghiêng đất ngã, lúc này kẻ làm trai đội trời đạp đất, ai nỡ dòm non sông bằng con mắt gỗ đá, trơ trơ cho đành ! Tôi được trời phù hộ cho, máu nóng không vừa, ngay từ hồi còn là thằng trẻ con đọc sách của cha để lại, mỗi khi đọc tới chuyện người xưa hăng hái thành nhân tựu nghĩa (hy sinh vì chính nghĩa), tôi thường nhỏ nước mắt ròng ròng, thấm ướt cả sách. Những chuyện Trương công Văn Ðịnh chết theo Nam Kỳ và Nguyễn công Tri Phương tuẫn thành Hà Nội, tôi hay đàm đạo nhắc nhở tới luôn, mà mỗi lần nhắc tới, khiến tôi vung tay vỗ ngực, tự thẹn cho mình thua sút hai ông đó. Vì tính chất trời sinh cho tôi như thế, không thể nào làm bộ khác hơn được. Sau lúc kinh thành thất thủ, vua Hàm Nghi ngự giá ra đóng tại sơn phòng tỉnh Hà Tĩnh, các bậc quan nhân đang ở nhà, như Nguyễn Xuân Ôn, Ðinh Văn Chất, đua nhau dựng cờ cần vương, phong trào lan tràn khắp các phủ huyện đều có. Ngó lại tôi còn là 1 tên học trò nhỏ tuổi, nào có thế lực gì dám cùng các cụ cùng nổi lên làm việc lớn. Mình như con chim con, lông cánh chưa đủ, nanh vuốt còn non, tự nghĩ mà buồn. Lại nhớ đến chuyện anh hùng của Ðổng Thiên Vương ngày xưa 3 tuổi cỡi ngựa đánh giặc, tôi nghĩ tôi thật là một thằng trai hèn quá. Suy đi tính lại, không biết làm cách gì, chỉ còn có cách kêu gào bọn đồng học, tổ chức ra một đội quân học trò giúp vua, gọi là "Sĩ tư cần vương đội". Tôi với bạn thiết Trần Văn Lương là người phát khởi, cùng tôn ông cử nhân Ðinh Xuân Sung lên làm đội trưởng, tôi thì làm đội phó. Ðội này chỉ có lối vài trăm ngườị Công việc sắp đặt hơi yên, duy có binh lương khí giới chưa có cách tìm đâu cho rạ Vừa gặp lúc người Pháp đem đại binh tới hạ thành Nghệ An, rồi thừa thắng tiến binh đánh giẹp các phủ huyện. Ðội quân của chúng tôi tổ chức, cả lương hướng súng đạn đều không có, thành ra chỉ trong giây lát, như bày muông chim vỡ lở tứ tán. Tôi phải trà trộn trong đám nạn dân mà chạy thoát thân. Tới nay nhớ lại việc tôi đã làm đó, không khác gì trẻ con làm nhà bằng giấy để chơi, không bỏ cho bậc người kiến thức chê cườị Tuy vậy, tôi cũng cứ chép ngay ra đây, vì tấm lòng mưu toan cứu quốc, thật là phôi thai từ việc ấy mà ra. Nghĩ mình bày trò tuy giả, nhưng mà lòng vốn thẳng ngay, cho nên tôi không dám dấu diếm chỗ dở của tôị Lúc bấy giờ, cửa nhà tôi bị tiêu hủy vì họa binh đao, thân phụ tôi giữa cơn hoạn nạn, lại mang bịnh nặng. Tôi không còn mẹ, cũng không có anh em nào, thành ra không dám bỏ cha mình mà ngó tới việc gì khác. Tôi đành nương náu ở nhà dạy học trò, để chuyên lo săn sóc bịnh cha, cả thảy 9 năm. 4. Muốn hãm tỉnh thành Nghệ An: Những trong 9 năm ấy tôi vẫn lo nghĩ trau dồi lông cánh để một mai bay nhảy vẫy vùng, chứ không hề xao lãng. Tôi thường cùng anh em đồng chí là bọn ông Vương Thúc Quý (người cha khởi nghĩa, đem hương binh chống với Bảo Hộ, sau bị tử nạn) và Hà Văn Mỹ (là một viên kiện tướng bộ hạ của cụ Phan Ðình Phùng, sau bị quân Bảo Hộ bắt được tự tử mà chết), chúng tôi âm mưu vớ nhau, mỗi năm tới ngày lễ kỷ niệm cộng hòa (14/7), anh em mật hội đồ đảng ở tỉnh thành Ngệ An, toan bề hãm thành. Song quân lính Bảo Hộ đông đảo, việc phòng bị kiên cố lắm, chúng tôi không thể thành sự. Có điều là nhân mấy dịp đó mà anh em giang hồ hiệp khách được làm quen kết bạn với nhau, cũng tức là đầu giây mối nhợ cho cuộc hoạt động của tôi sau này vậỵ. Ðến năm tôi ngoài 30 tuổi, đảng Cần Vương khắp trong nước nối nhau vỡ lở tan tành, chỉ còn sót lại một mình cụ Phan Ðình Phùng ở La Sơn, cố sức cầm cự được lâu. Nhưng tới năm Giáp Ngọ, niên hiệu Thành Thái thứ 6, cụ mất. Từ đó trở đi non sông hiu quạnh, việc gánh vác không còn ai. Trải 10 năm, tôi ôm lòng phẫn, nuôi chí to, vẫn rắp ranh ở giữa khoảng núi Hồng sông Lam, dựng lên một cây cờ độc lập. Tới đây tôi không thể nào nín mà không làm được. Tôi sinh trưởng trong làng xóm dã man, thuở giờ chỉ quen lặn lội trong rừng từ chương khoa cử, nói đến tài học như người Âu châu, thật không có mảy may nàọ Song tôi có bẩm chất cang cường, biết nghĩa liêm sỉ, không chịu theo đuôi làm tớ người ta. Vừa gặp trong nước hồi nay cựu đảng đã im hơi bặt dấu, tân đảng thì chưa nẩy nhánh đâm chồi; tôi kết giao họp đảng bao nhiêu lâu, thành ra ở trong xã hội hơi có tiếng tăm hơn trước, thiết nghĩ lúc này chính mình không tự ra tay làm việc, liệu còn chờ ai. Kết quả tôi được như ngày nay, thiệt bởi môt tấc lòng suy nghĩ đó là nguyên nhân vậỵ. Tuy thế, tôi dại dột thì thôi. Nghĩ xem thế lực người Pháp lớn lao thế kia, tài sức tôi nhỏ nhoi thế này, tôi ỷ vào quốc dân, mà quốc dân ở vào trình độ còn thấp thỏi ra sao, tôi dựa vào thời thế nhằm lúc khó khăn ra sao, không nói cũng rõ. Vậy mà tôi chẳng dòm trước ngó sau, chỉ cậy mình có bầu máu nóng trơ trơ, toan ra tay làm việc vá trời lấp biển, chẳng phải là tôi điên khùng lắm sao ? Dù sao mặc lòng, tôi cứ việc hăng hái đi tới, không dòm ngó trước sau gì hết. Trong trời đất có ai ngu dại hơn tôi nữa không ? 5. Tôn ông Cường Ðể làm minh chủ: Số là ban đầu tôi định chiêu nạp bọn anh hùng lục lâm và những người trong đảng Cần Vương còn sót lại để dựng cờ khởi nghĩa ở khoảng Nghệ Tĩnh. Bởi vậy có một lúc nhiều khách rượu làng chơi, cùng tôi giao du lui tới thân mật lắm. Bộ hạ cũ của Phan tướng công (Phan Ðình Phùng) là Quỳnh Quảng và môn hạ của Bạch Xỉ (một người đồng thời với cụ Phan Ðình Phùng, lấy hiệu Bạch Xỉ, tự xưng hoàng đế, tụ tập ở trên núi Ðại Hàm) là bọn Kiễm và Cọng hay ra vào nhà tôi luôn. Nhà tôi là nhà làm nghề dạy học, nhưng mà học trò chỉ ở nhà ngoài, còn nhà trong thì chứa đầy khách hào kiệt sơn lâm. Các ông đồ nho trong xóm gặp lúc đi ngang chợt ngó thấy tình trạng như thế, đều lắc đầu lè lưỡi, đến đỗi lần sau các ông không dám day mặt ngó vào nhà tôi nữạ Việc chúng tôi mưu tính lần hồi chính chắn, gần tới ngày hẹn nhau phải lên rồi. Song ông bạn thân là Ðặng Thái Thân nói với tôi: "Xem kỹ lại thời thế chưa có chỗ nào mình đáng thừa cơ làm việc lớn. Bọn ta vội vã làm càn, chắc là không xong việc gì được đâụ Nhưng ta cũng phải làm sao để chỉ tỏ cho người Pháp biết rằng quốc dân ta chẳng phải toàn là những hạng người quá hèn, vậy thì ta cứ mạo hiểm làm một phen cũng được, có điều là mong ước sao cho chúng ta cất tiếng lên trước rồi phải có người nối lời sau mới được. "Nhưng nếu ta chỉ khởi sự trong khoảng Nghệ Tĩnh mà thôi, tôi e như chuyện cái thai đứa nhỏ khó đẻ, ở trong bụng mẹ lọt ra chưa kịp khóc oa oa mấy tiếng thì đã chết non mất rồị Tôi trộm suy nghĩ mà lo ngại dùm cho tiên sinh chỗ đó. "Theo ý tôi, trước hết ta nên vô Nam ra Bắc, cầu anh em hào kiệt ở hai nơi cùng làm việc với tạ Ðất Bắc Kỳ vốn nhiều nghĩa sĩ, từ Quảng Nam trở vô Nam Trung cũng không thiếu gì hạng người khảng khái cả. Ta lấy nghĩa đề huề (nâng đỡ) với họ rồi tất cả anh em ba nơi đồng thời khởi nghĩa, để chia bớt sức mạnh của bên địch, mà vây cánh đồ đảng chúng ta đông, như vậy họa chăng mới làm nên công việc". Ðặng quân vốn người hăng hái, gan dạ, nhân phẩm lại cao, trải 10 năm vừa là thầy vừa là bạn tôị Ngay ra lời ông ta nói rất nhằm, tôi mới tỉnh ngộ, liền bàn định trước hết hãy vô Nam Trung, rồi sau sẽ ra ngoài Bắc, liên kết với các phe đảng anh em toàn quốc, để sắp đặt khởi nghĩa saụ Lúc bấy giờ bạn đồng niên với tôi, ông Ðặng văn Bá cũng tán thành chí tôi đã định, bèn cùng tôi đi vô trong Nam. Tôi vô Nam chuyến này, nghe nói trong đảng cần vương 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, có viên kiện tướng là Nguyễn Thành, sau khi bị bắt nhờ có Nguyễn Thân cứu dùm, may mà được tha, giờ ông đang ở trong núi làm ăn. Song chí khí hồi xưa vẫn còn nồng nàn, chưa phải là tro tàn lửa nguội, chẳng qua như chim cắt đang đợi có gió thu đó thôi. Muà xuân, tháng Hai năm Quý Mão, tôi với hai họ Ðặng cùng vô Quảng Nam. Lúc đi ngang Huế, gặp ông Lê Võ từ Bình Ðịnh trở về tới đó. Lê quân vốn con nhà làm tướng. Bốn người anh đều chết vì nạn nước. Ông nhỏ tuổi nhất trong nhà, thành ra may mắn chưa chết. Khi gặp tôi ở kinh thành, Lê quân tỏ bày chí khí như phơi gan trải mật. Chúng tôi hôm sớm quấn quýt với nhau, trở nên thân thiết. Rồi cùng chúng tôi đi vô Quảng Nam, tìm đến ra mắt cụ Nguyễn Thành. Ông cụ này, hồi khởi nghĩa binh mới có 18 tuổi, đã xông pha hùng hổ, nhiều lần đánh bên đih phải thua; họ khen cụ biết cách cầm quân. Cụ chính là người trội nhất của nghĩa đảng vậỵ. Chúng tôi đến, cụ mới làm quen mà đã coi như bạn thân lâu ngàỵ Anh em cùng ngồi quây quần uống rượu nói chuyện. Cụ Nguyễn Thành bàn bạc công việc thiên hạ một cách hùng hồn và rất rành mạch đúng lẽ. Tôi đem chí muốn ra phân trần. Cụ vỗ tay, nói: "Hay dữ! Thuở nay, ai muốn mưu toan đại sự, trước hết phải cần ba điều này : một là thu phục lòng người, hai là góp số tiền lớn, ba là sắp đặt mua sắm quân khí cho đủ. Hễ lòng người đã chịu tin phục thì số tiền lớn có thể góp được. Có tiền thì vấn đề quân giới, không khó giải quyết đâu. "Nhưng phải hiểu dân trí và tập quán của dân nước nhà, không thể nào bắt chước làm theo châu Âu đươc. Bọn ta muốn có cách kêu gọi nhân tâm cho dễ, nếu muốn mượn tiếng phò vua giúp chúa thì những nhà sang họ lớn kia, ai chịu phụ họa theo mình. Vậy thì ta dầu có bụng cứu nước mặc lòng, chẳng qua chỉ chết thân mình cho tròn được một tiếng vậy thôi, ngoài ra không ăn thua lợi ích gì cho việc lớn. "Vua Hàm Nghi trốn tránh ở chốn nào, đã lâu không nghe tin tức ra saọ Còn vua Thành Thái hiện tại thì ở trong tay người Pháp kiềm chế, anh em ta không làm cách gì ra vào thân cận bên mình ngài đặng. Sẵn có dòng dõi của đức Ðông cung Cảnh là đích tự Cao hoàng, hiện nay đang còn. Chúng ta khởi nghĩa, nên trước hết tôn ngài lên làm cung chủ; có thế thì danh nghĩa mới thuận, hiệu lệnh được nguyên, mỗi khi ta cất tiếng kêu gào, thuận theo chiều gió, tất nhiên có tiếng vang bóng sâu xa lắm vậỵ Các ông tính sao?". Tôi và hai ông Ðặng, Lê, ban đầu thật chúng tôi chưa hề suy tính tới việc tôn người dòng dõi nhà vua. Tới đây nghe Nguyễn quân, chúng tôi cho là phải lẽ lắm. Than ôi! Trí dân chưa mở, thói cũ chưa chừa, chủ nghĩa gia tộc và chủ nghĩa quốc gia, ở giữa mới bắt đầu tiếp xúc như vậy, mình muốn nó đánh đổ bao nhiêu thói quen cổ thời mà quét đi cho sạch, nào có phải là chuyệ dễ dàng. Tuy vậy, nghe mấy lời Nguyễn quân vừa mới bày tỏ, tôi không chịu khuất phục cũng chẳng được nào! 6. Ra thăm Hoàng Hoa Thám rồi vô Nam Kỳ: Tháng 3 năm Quý Mão (1903), tôi tìm tới yết kiến Kỳ ngoại hầu Cường Ðể ở Huế, tỏ bày việc lớn. Kỳ ngoại hầu hớn hở nói: Lâu nay tôi vẫn nuôi cái chí lớn đó. Ngặt vì từ lúc Hồ Quý Châu và Nguyễn Thu Nam là 2 bạn đồng chí của tôi qua đời đi rồi, tôi để ý tìm kiếm mãi nhưng chưa gặp được ai có thể nói câu chuyện ấy với mình. Nay các ông không từ xông pha muôn dặm, vì chỗ tinh khí với nhau mà tìm đến tôi, tôi xin vui lòng hy sinh tất cả mọi sự, để cùng các ông nằm gai nếm mật, nếu có thể báo đáp quốc ân trong muôn một, dầu tôi có thể tan thây mất xác cũng vuị. Rồi Kỳ ngoại hầu cùng tôi và hai ông Lê, Ðặng đi vô Quảng Nam hội họp các đồng chí ở nhà ông Nguyễn Thành trên núi. Chúng tôi bí mật bàn tính các việc, cùng tôn Kỳ ngoại hầu lên là hội chủ, và giao công việc của đảng từ 2 tỉnh Nam Nghĩa trơ về Nam cho Nguyễn Thành gánh vác, còn hai tỉnh Bình Trị trở ra Bắc thì tôi đảm nhiệm. Liền tháng Sáu năm đó, tôi trở về Nghệ, rồi thẳng đường ra Bắc Kỳ dạo chơi hơn 10 tỉnh, lên sắp đặt việc đảng và tìm bạn đồng chí. Rồi tôi lặn lội lên miệt Yên Thế, tới đồn Phồn Xương để yết kiến Hoàng tướng quân Hoa Thám. Hoàng tướng quân vốn là tay cứng trong đảng cần vương Bắc Kỳ. Từ lúc ông Nguyễn Bích tử trận, ông Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Tàu thì đảng cần vương Bắc Kỳ tan rã. Duy có Hoàng tướng quân 1 mình chiếm giữ miền núi tỉnh Bắc Giang, chống cự với Bảo Hộ đã ngoài 10 năm. Người Pháp chia cắt miệt rừng cho tướng quân cai quản để cùng tướng quân giảng hòa. Người trong nước ta từ đàn bà con trẻ, chẳng ai mà không nghe tiếng tăm Hoàng Hoa Thám lừng lẫy. Từ hồi nào đến giờ, tôi mới được bước chân vô trong đồn trại này là lần thứ nhất. Tôi nhớ hôm đó là mùng 8 tháng 8 năm Quý Mãọ Cùng đi với tôi 1 chuyến là 2 ông Nguyễn Cừ và Cao điền Nguyễn Ðiển. Hai ông này ở chờ ngoài đồn, chỉ có mình tôi vô trong. Rủi nhằm lúc Hoàng tướng quân đang mắc bịnh nặng, không thể cùng tôi hội đàm được. Nhưng tướng quân sai người con trưởng là Cả Trọng và 2 viên ái tướng là Cả Dinh và Cả Huỳnh tiếp đải tôi vui vẻ tử tế. Tôi ăn ở trong đồn 11 ngày, rồi thổ lộ hết tâm sự mình rồi mới ra đi. Ðảng (Duy Tân Hội hay Duy Tân Cách Mạng Ðảng) ở Bắc Kỳ từ đó mới tổ chức lại. Tháng 10, tôi trở vô Kinh, báo cáo việc đảng cho hội chủ haỵ Hội chủ nói với tôi: Nam trung vốn là khu đất của tiên triều gây dựng mở mang, xưa đức Cao hoàng nhờ đó mà khôi phục rỡ ràng nghiệp cũ. Lòng người nhớ cũ rất nhiềụ Tiên sinh nên vào 1 chuyến, chắc có ảnh hưởng không phải nhỏ đâu. Thế rồi trung tuần tháng 12 năm Quý Mão, tôi lên đường vô Nam. Cuối tháng chạp, tàu đến Saigon. Qua tháng giêng năm Giáp Thìn, tôi đi Châu Ðốc, Hà Tiên, tìm thăm các hào kiệt ở Thất Sơn. Lại đi dạo khắp các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa Ðéc. Nhân dịp thăm viếng cả những chỗ dấu xưa vết cũ của 2 cụ Nguyễn Huân, Trương Công Ðịnh, trong ý mong mỏi may ra mình có gặp gỡ được sự gì hay chăng ? Nhưng tôi đi chuyến này, gặp được sự hay rất ít. Thật tôi không ngờ... 7. Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư: Tháng Ba năm Giáp Thìn (1904), ở Nam Kỳ trở về, tôi lại ngụ ở Huế. Thỉnh thoảng lo tính một chuyện như cách vẽ rắn thêm chân. Ðó cũng là 1 việc quan hệ về lịch sử tôi nên nóị. Nguyên lúc vua Ðồng Khánh được lên ngôi rồi, hai nước Pháp, Việt sửa thêm vào tờ điều ước cũ. Bây giờ cắt đất từ Thanh Hóa trở vào, Bình Thuận trở ra gọi là Annam, thuộc về Pháp quốc bảo hộ. Then chốt của chính phủ Bảo Hộ ở trong tay ông Trú Kinh Khâm sứ nắm giữ. Những thực quyền về việc binh việc tài, đều về tay người Pháp chủ trì, còn quan lại thì người nước mình. Người Pháp chỉ xem xét sai khiến mà thôị. Tôi suy nghĩ nếu như công việc mình tính làm đây mà được bọn người trong quan trường giúp ngầm, tất là dễ dàng nên việc. Song tôi suy đi tính lại bọn làm quan là hạng trí não tầm thường, e mình khó lòng mưu toan với họ, mà rủi mưu toan với họ không xong, thì có tai họa xảy đến cho mình ngaỵ. Tuy vậy mặc lòng, chúng ta là người đã quyết hiến thân cứu quốc thì đầu cổ mình, tính mạng mình, đều có thể hy sinh không sá kể gì, vậy thì con đường họa phước lợi hại, ta cứ dấn mình vào mà di, há nên chần chờ trốn tránh nữa sao? Tôi bèn quyết kế tìm cách vận động các quan. Lúc ấy, tôi có tiếng hay chữ vang dậy chốn kinh đô, phần nhiêu cụ lớn trong triều muốn được tôi ra vào làm môn hạ các cụ. Tôi liền viết ra 1 cuốn sách, nhan đề là "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" ( "Ryukyús Bitter Tears "; "Letters Written in Tears and Bloods"). Trong đó tôi tả rõ những cái thảm trạng thành tan nước mất, những nỗi nhơ nhuốc đổi chúa làm tôị. Lại nói đến dân trí phải gấp mở mang, dân khí (sức mạnh của nhân dân) nên gấp bồi dưỡng để làm nền tảng cho việc cứu quốc, v.v... Cuốn sách này gồm có mấy muôn lời nói. Tôi ôm sách tới ra mắt các cụ lớn, như cụ Ðông các Nguyễn Thảng, Công bộ Ðào Tiến, Lễ bộ Hồ Lễ, Lại bộ Nguyễn Thuật, v.v...Các cụ đêu khen lời nói cứng, văn tiết hay, và ngầm cho ý kiến tôi bày tỏ là đúng, nhưng thủy chung các cụ chẳng dám nói rõ ý mình ra sao. Lanh quanh hết mấy tháng trường như thế, rồi sau tôi biết rõ bọn cụ lớn kia không cậy nhờ gì được mà trông. Ruột gan của họ, chỉ biết có sự phú quý của thân họ, nhà họ. Trước việc thì họ chỉ ngồi ngó thành bại, sau việc thì họ lựa sóng theo chiều. Nay ta mạo hiểm giải bày tâm sự với họ nhưng thật không chỗ nào trông cậy họ được. Tôi luống thẹn mình kém phần trí sáng, chẳng có tài làm cho tượng đá biết gật đầu, rồi càng nghĩ càng ăn năn trước kia mình tơ tưởng lợi dụng quan trường thật là bá láp. Nhưng việc này không phải là không có kết quả. Sau khi "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" ra đời rồi, các chí sĩ lẩn quất trong kinh đô, đều rõ biết ruột gan tôi ra thế nàọ. Ví dụ như ông Phan Châu Trinh và ông Trần Quý Cáp- về sau bị tù, chết chém-lúc này làm quen thân mật với tôi, ấy chính là nhờ cuốn "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" giới thiệu vậy. 8. Làm sao mua được khí giới ? Lúc bấy giờ, những nghĩa dân hiệp sĩ khắp trong nước đã liên lạc nhất khí với nhau rồị. Từ Bắc vô Huế, khắp các tỉnh thành châu quận trọng yếu, chúng tôi đều ngấm ngầm sắp đặt vây cánh phe đảng đâu đó hẳn hoi, chỉ còn chờ đợi thời cơ là khởi sự. Vấn đề kiếm tìm những khoảng tiền lớn để làm việc, cũng có anh em gánh vác trách nhiệm quyên góp. Phải chi mình ở vào những đời Ðinh Lý Lê Trịnh thuở xưa, thì chỉ vung cánh tay mà kêu lên một tiếng, tức thời sóng dậy sấm vang chỉ là việc thành trong khoảng giây lát mà thôi. Nhưng đời nay thì khác hẳn. Từ lúc đời có súg đạn phát minh ra, bao nhiêu khí giới gọi là gươm giáo đao thương đã hóa ra đồ bỏ. Cái thứ để chặt cây làm mác kia, đời xưa người ta vác đi đánh Tần đuổi Sở được, chứ đời nay có dùng nó làm nên trò vè gì! Phải biết võ khí của người Pháp tinh nhuệ hơn của người mình muôn ngàn lần. Còn khẩu súng nào ở trong tay người mình, thì ngày đêm có tướng tá Pháp gìn giữ coi chừng hoàị Trong hàng quân ngũ, từ chức cai đội trở lên cũng không có người mình được làm. Nếu muốn dỗ họ trở súng cộng sự với mình, lúc bình thường không phải là chuyện dễ; trừ khi nào có phát sinh đại chiến, họa chăng sự mưu tính mới được thực hiện. Các ông sách sĩ (người chuyên nghĩ mưu tính kế) trong đảng chúng tôi lúc ấy, gặp phải một vấn đề to lớn khó khăn mà không sao giải quyết được, ấy chính là quân giới. Trong nước ta có sở chế tạo quân giới nào, đều có binh lính Pháp chiếm giữ, canh gác cẩn mật, nếu bà con mình đi qua hơi liếc mắt nhìn mấy nơi đó cũng bị tội nặng lập tức. Như vậy thì chúng tôi có nhúng tay vô chỗ nào mà lấy khí giới được đâu! Muốn mua khí giới ở ngoại quốc chở vào cho mình lại cũng không được. Là vì bao nhiêu cửa biển trong nước, cửa nào cũng có nhà chuyên trách của Bảo Hộ cắt đặt, khám xét dò la hết sức nghiêm ngặt. Dầu cho mình mua ở ngoài được, nhưng với một số quân giới rất nhiều, mình có phép tiên, chước quỷ gì mà vận tải nó lọt vô xứ này cho nổi ? Anh em chúng tôi lo quanh tính quẩn, mất nhiều ngày giờ mà chỉ có vấn đề quân giới, mỗi khi nghĩ đến, ai nấy bức rức lo âu, cám cảnh mình thiếu mất 1 món thứ nhất cần dùng, rồi nhớ lại chuyện Châu lang đời xưa nếu không có ngọn gió đông thì lấy gì mà đánh trận Xích Bích. * Cách không bao lâu, bỗng dưng có những tiếng súng nổ ở Lữ Thuận, Liêu Ðông, lướt theo sóng gió vang dội tới đây làm rung động chói chát lỗ tai anh em chúng tôi. Trận Nga - Nhật chiến tranh (1904) mà Nhật đại thắng thật có chỗ hay cho chúng tôi rất lớn. Trong óc chúng tôi đến đây có một thế giới mới lạ mở rạ Nước Nam ta trước khi chưa có Pháp quốc bảo hộ, chỉ biết thế gian này có nước Tàu mà thôị Tới lúc có Pháp quốc bảo hộ ta rồi thì ta lại chỉ biết có Pháp quốc. Thế giới đổi dời, phong trào mới lạ, thật bà con ta chưa hề mộng tưởng tới đó. Chúng tôi bôn tẩu quốc sự bao lâu, nghĩ có mất xác rụng đầu cũng chẳng sợ, nhưng bất quá là bị cái thiên lương vì nước lo toan nó bắt buộc mình phải vậy đó thôi, chứ đến quy mô xây dựng độc lập ra sao, thì lúc ấy chúng tôi vẫn còn mơ màng như người đi giữa đám sương sa mịt mù vậỵ. Từ hồi bỏ nước đi ra ngoài, đầu óc mắt tai mình mới là bắt đầu biến đổị Nhưng không thể nào không bảo được rằng đó là nhờ trận Nhật - Nga đánh nhau đã làm vang bóng cho tâm não chúng tôị Than ôi ! Ðến giữa thế kỷ 19, gió Mỹ mưa Âu đã làm ồn ào vũ trụ, vậy mà ngó lại nước mình vẫn còn đang ở trong cơn mơ mộng ngủ saỵ Lúc bấy giờ dân ta còn mù mit chuyện đời đã đành, không trách gì được. Nhưng ngay đến hạng người trồi đầu khét tiếng như tôi mà cũng như ếch nằm đáy giếng, khiến ở trong hang, có hiểu biết chuyện đời là gì đâụ Nghĩ trong thế giới có thứ người đáng buồn cười mà cũng đáng thương xót, không còn ai hơn bà con nước mình. Là bởi nước mình thuở trước chỉ đóng cửa ngồi nhà, trăm điều kiến văn gì, quanh quẩn trong vòng chữ nghĩa thi cử Hán học mà thôi; vậy cứ bảo ngay quốc dân mình là bọn tai điếc mắt đui, cũng không phải là nói quá đáng chút nàọ Kịp đến khi có người Pháp sang xâm lược, dân ta cũng vẫn còn mắt đui tai điếc. Nếu không có tiếng súng nổ đùng đùng ở Lữ Thuận (Liêu Ðông) đánh thức, thì có lẽ ta cũng chưa biếy ngoài nước Pháp ra còn thế giới nào khác nữa. Sau lúc Nhật - Nga khai chiến, khoảng giữa hai năm Giáp Thìn (1904) Ất Tỵ (1905), cuộc cạnh tranh phấn đấu giữa người Âu người Á, da trắng da vàng, làm cho chúng tôi phải giật mình tỉnh ngủ. Chí hướng chúng tôi càng thêm nồng nàn hăng háị Song chỉ khổ một nỗi là bị vấn đề quân giới ngăn trở khó khăn, cho nên tới đây chúng tôi phải gắp tìm cách nào giải quyết cho xong. * Hạ tuần tháng 10 năm Giáp Thìn (1904), các tay lãnh tụ trong đảng mở cuộc đại hội ở tỉnh Quảng Nam, lấy sơn trang Nam Thạnh làm nơi khai hộị Nhận thấy chỗ này gần kinh đô Huế, tất ông Hội chủ chúng tôi có thể lén tới nhóm hội được. Lúc đó ông Tăng Bạt Hổ mới ở Hải Phòng vô, trong đảng thêm ra một tay kiện tướng, ai nấy vui vẻ hăng hái lạ thường. Các lãnh tụ đều nói vấn đề quân giới nếu không có nước ngoài giúp mình thì không xong. Lấy chỗ quan hệ về lịch sử, địa dư, nòi giống mà nói, có thể giúp ta được không ai khác hơn là Trung Quốc. Nhưng từ trận thua ở Lạng Sơn hồi năm Giáp Thân trở đi, Trung Quốc ký điều ước Bắc Kinh, đã phải đem cái chủ quyền phiên thuộc nước Nam mà nhường đứt cho Pháp rồị Ðến việc Hàm Nghi xuất bôn, trong khoảng mấy năm Dậu, Tuất, thiếu gì các cụ nhà ta chạy sang Trung Quốc cầu viện, nhưng đều bặt mất tin tức. Gương trước mới đó không xa, nước Tàu chẳng giúp gì cho ta được đâu mà mong, vô ích. Chúng tôi bàn định với nhau, chỉ có cầu viện Nhật Bản. Lúc ấy Nhật Bản mới phát lên hùng cường mà họ cũng là một dân tộc da vàng ở châu Á như ta, lại vừa mới đánh thắng Nga xong, không chừng họ có ý muốn làm bá chủ cả châu Á, vậy thì họ giúp ta để tước bớt khí lực của châu Âu đi, cũng có điều lợi cho họ vậỵ. Nếu ta sang kêu ca thống thiết với họ, tưởng gì chớ món quân giới, hoặc cho ta mượn, hoặc giúp ta mua, không khó khiết chi! Ai nấy bàn bạc nhất định như vậy rồi, bèn tính cử một người làm toàn quyền đại

Phan Bội Châu 潘佩珠 sinh ngày 26-12-1867, là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.

Ông tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v... Ông sinh tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn.

Thơ chữ Hán

Thơ tiếng Việt

 

Ảnh đại diện

Phan Bội Châu, nhà yêu nước lớn đầu thế kỷ 20

Tác giả: (Không rõ)


Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam (và nhiều bút danh khác) sinh ngày 26-12-1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Nghệ Tĩnh).

Lúc nhỏ, ông nổi tiếng thông minh. Sáu tuổi đã thuộc hết Tam tự kinh, bẩy tuổi đã hiểu kinh truyện, tám tuổi đã làm thông thạo loại văn cử tử. Mười ba tuổi, đi thi ở huyện đỗ đầu. Mười sáu tuổi, đỗ đầu xứ, nên cũng gọi là đầu xứ San.

Năm lên chín tuổi, ông đã có ý thức hưởng ứng phong trào của Trần Tấn, Đặng Như Mai, chống bọn thực dân. Mười bảy tuổi, được tin phong trào khởi nghĩa nổi lên ở Bắc kỳ, ông đã thảo bài hịch Bình Tây thu Bắc. Năm 19 tuổi hưởng ứng chiếu Cần Vương của Hàm Nghi, ông tổ chức một đội thí sinh quân gồm 60 người lên đường ứng nghĩa, nhưng chưa kịp hành động thì địch đã về càn quét ở làng. Công việc không thành nhưng chí hướng cứu nước của ông đã rõ.

Tiếp đó, mười năm Phan Bội Châu làm ông đồ dạy học. Năm 1900, ông đỗ thủ khoa trường Nghệ và chính thức bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng. Phan lập ra Hội Duy Tân (1904), chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ, chủ trương bạo động và nhờ ngoại viện để khôi phục nền độc lập. Đầu năm 1905, ông sang Nhật rồi quay về dấy lên một phong trào Đông Du vào năm 1905-1908. Ông viết nhiều tác phẩm tuyên truyền cách mạng như Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, v.v...

Lãnh đạo phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã tổ chức Công hiếu hội, tập hợp 200 lưu học sinh Việt Nam sang Nhật học tập chính trị, khoa học, quân sự. Những năm cuối cùng trên đất Nhật, ông lập ra các hội có tính chất "đoàn kết quốc tế", như hội Điền, Quế, - Việt liên minh (liên minh giữa những người Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam) và hội Đông á đồng minh (gồm một số người Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, ấn Độ, v.v...) để giúp nhau chống lại bọn đế quốc.

Khoảng tháng 3-1909, tổ chức Đông Du bị giải tán và Phan bị chính phủ Nhật trục xuất. Trở về ẩn náu tạm thời trên đất Trung Quốc ít lâu, Phan Bội Châu sang Xiêm hoạt động. Hơn một năm sau, khi cách mạng Tân Hợi (1911) thành công, Phan lại trở về Trung Quốc và thành lập Việt Nam quang phục hội mà tôn chỉ duy nhất là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước "Cộng hòa dân quốc Việt Nam".

Sau những hoạt động yêu nước, Phan bị Pháp nhờ bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam ngày 24-12-1913.

Năm 1917, khi Phan Bội Châu ra tù, thì chiến tranh thế giới lần thứ nhất sắp kết thúc. Những năm này tuy phải sống bằng nghề viết báo ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng Phan vẫn không quên lợi dụng báo chí để tuyên truyền chống Pháp và tiếp tục tìm đường cứu nước. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu đã cải tổ Việt Nam quang phục hội thành Việt Nam quốc dân đảng. Tháng 12-1924, sau khi được tiếp xúc với Nguyễn ái Quốc, Phan dự định sang năm sau (1925) sẽ cải tổ lại Việt Nam quốc dân đảng theo hướng tiến bộ nhất. Nhưng ngày 30-6-1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để nhóm họp anh em, Phan Bội Châu vừa đến ga bắc Thượng Hải thì bị thực dân Pháp bắt cóc đem về nước. Chúng âm mưu bí mật thủ tiêu Phan Bội Châu, nhưng việc bị bại lộ, nên phải đưa ra xử ở Tòa đề hình Hà Nội. Tính mạng "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng" bị uy hiếp, gây ra một phong trào bãi khóa, bãi công, bãi thị rầm rộ khắp cả nước. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ đó, Pháp bối rối, phải tuyên bố tha bổng nhưng bắt Phan phải về sống ở Huế mà không được đi bất cứ đâu.

Từ năm 1926 trở đi, Phan Bội Châu là người tù bị giam lỏng ở Bến Ngự. Đến đây, cuộc đời hoạt động cách mạng nguyện hiến dâng tất cả cho Tổ quốc của Phan Bội Châu phải bỏ dở. Phong trào cách mạng Việt Nam theo đà phát triển mới của lịch sử tiến như vũ bão. Mặc dù "Ông già Bến Ngự" phải sống cuộc đời "cá chậu chim lồng" nhưng cụ vẫn làm thơ văn để nói nỗi khổ nhục của người dân mất nước, trách nhiệm của người dân đối với nước... Đó là các tác phẩm: Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri, Bài thuốc chữa bệnh dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Luân lý vấn đáp, Lời hỏi thanh niên... Phan Bội Châu niên biểu, Lịch sử Việt Nam diễn ca. Đó cũng là các công trình biên khảo hết sức đồ sộ như Khổng học đăng, Phật học đăng, Xã hội chủ nghĩa, Chu dịch, Nhân sinh triết học, cùng với trên 800 bài thơ nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn khác.

(Nhà lưu niệm Phan Bội Châu)

Nguồn: http://bacbaphi.com/thang...oi/showthread.php?t=20984
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh

Tác giả: (Không rõ)


Hai ông Phan, hai nhà đại cách mạng cùng thời, cùng nổi danh, cùng nuôi ý chí phục quốc, đã sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam:

Nhất Phan tử khứ, nhất Phan hoàn, ta tai tổ quốc
Thiên cổ văn chương, thiên cổ tâm sự, thùy vi tiên sinh?

(Một Phan đã mất, một Phan còn, thương thay tổ quốc
Muôn thuở văn chương, muôn thuở tâm sự, ai là tiên sinh?
Mai Đăng Đệ)

Trong cuộc đời hoạt động cứu nước, hai ông đã có nhiều cơ hội gặp nhau, ở quốc nội cũng như ở quốc ngoạị Song vì chính kiến khác biệt, hai ông chỉ là những kẻ đồng hành mà không là đồng chí.

Phan Bội Châu chủ trương tôn quân và bạo động, lập Duy Tân Hội, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ. Trong tập "Tự Phán" ông nêu tôn chỉ của Hội như
sau:

"Chuyên đánh đổ chính phủ Pháp, khôi phục Việt
Nam, kiến thiết quân chủ lập hiến quốc".

Phan Bội Châu còn đề xướng phong trào Đông Du, vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà, đồng thời mua vũ khí của Nhật để tiếp tay cho các cơ sở chống Pháp trong nước.

Phan Chu Trinh chủ trương đường lối ôn hòa, chú trọng việc giác ngộ quần chúng. Ông cho rằng ôn hòa thì tránh được cuộc đổ máu cho đồng bào, khi dân khôn
thì nước mạnh và ngoại bang tất bị loại trừ.

Trong cuộc đối thoại với viên Thống Đốc Pháp thẩm vấn ông tại nhà tù Côn Đảo (năm 1908), Phan Chu Trinh đã bày tỏ quan điểm bất đồng của ông và Phan Bội
Châu:

"Phan quân nhận hẳn rằng người Pháp không thiệt lòng khai hóa cho người Nam, nên trước phải tìm cách đánh đổ chánh phủ Pháp, mà muốn đánh đổ chánh phủ Pháp, không nhờ cậy thế lực một nước mạnh ngoài thì tự người Nam không làm gì được. Hiện nay nước mạnh, duy Nhật Bản là nước đồng văn, đồng chủng nên cầu viện với Nhật Bản. Tôi bác cái thuyết trên của Sào Nam, lấy lẽ rằng người nước Nam chui núp dưới chính thể chuyên chế trên ngàn năm, chưa có tư cách quốc dân độc lập, dầu có nhờ cậy sức nước ngoài thì chỉ diễn cái trò "dịch chủ tái nô" không có ích gì. Vả lại nước Pháp là một nước làm tiền đạo văn minh cả hoàn cầu, nay hiện bảo hộ cả nước ta, mình nhân đó mà học theo, chuyên dụng tâm về mặt khai trí , trị sanh các việc thực dụng, dân trí đã mở, trình độ một ngày một cao, tức là cái nền độc lập ngày sau ở đấỵ Còn theo chính kiến tôi "cậy sức nước ngoài" thì nó quanh co khúc chiết, mình không tự lập, ai cũng là kẻ cừu của mình. Triều Tiên, Đài Loan, cái gương rõ ràng, người Nhật chắc gì hơn người Pháp? Sào quân không nghe, cũng không nhận là phải, phủi áo ra đi, làm theo ý kiến mình".
(Theo THI TÙ TÙNG THOẠI - Huỳnh Thúc Kháng)


Xuất phát từ quan điểm đó, Phan Chu Trinh đã có chủ trương "Pháp Việt đề huề". Chủ trương này là một "sách lược quyền biến" trong đường lối hoạt động cách mạng của Phan Chu Trinh, khác sự hợp tác với người Pháp của Tôn Thọ Tường (mà Phan Chu Trinh, cũng như các ông Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt qua các bài thơ họa, đã từng chỉ trích), hay chủ trương của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh khi làm tạp chí Nam Phong, Đông Dương Tạp Chí.

Khi Phan Bội Châu đề xướng phong trào Đông Du, Phan Chu Trinh đã hưởng ứng và xuất dương sang Trung Hoa, Nhật Bản. Năm 1906, ở hải ngoại về, ông khởi xướng công cuộc duy tân, đi diễn thuyết các nơi, nêu cao chủ thuyết "Dân Quyền". Vì có chủ trương ôn hòa, ông cho rằng có thể hợp tác với người Pháp, nếu họ thực tâm thực hiện những cải cách dân chủ cho Việt Nam. (Bình luận chủ trương này, có người cho Phan Chu Trinh đã nhận định sai lầm về người Pháp, vì thực dân không bao giờ thực lòng áp dụng chính sách tốt đẹp cho dân thuộc địa).

Như vậy, chủ trương của hai nhà chí sĩ họ Phan khác nhau từ căn bản. Trong tập "Tự Phán", Phan Bội Châu viết: "Ủng phù một vị minh chủ, kén chọn trong Hoàng thân lập ra ...". Phan Chu Trinh đã hỏi Phan Bội Châu: "Từ thế kỷ 19 về sau, các nước tranh nhau càng ngày càng dữ dội,tính mạng của một nước gởi trong một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà ngày nay lại còn định dựng cờ quân chủ lên hay sao?"

Phan Chu Trinh từng đi diễn thuyết nói về "Quân trị và Dân trị chủ nghĩa". Ông so sánh hai chủ nghĩa đó và cho rằng:

"Chủ nghĩa Dân trị hay hơn chủ nghĩa Quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà trị một nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn. Còn như theo chủ nghĩa dân trị, thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấỵ Dù không có người tài giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nỗi phải bị đè đầu khốn nạn làm tôi mọi cho một nhà, một họ nào ...".


Thời đó, sĩ phu Việt Nam còn ngưỡng mộ thành tích của các nhóm Văn Thân, Cần Vương, còn nặng lòng trung quân ái quốc, ít ai dám đưa ra một chủ trương mới mẻ và táo bạo như vậỵ Bài bác chủ nghĩa tôn quân, Phan Chu Trinh còn gởi thư chỉ trích vua Khải Định (thư Thất Điều) về chuyện đi dự cuộc đấu xảo quốc tế tại
Pháp năm 1922.

Quả thật, ông là một kẻ sĩ ngang tàng, khí phách, không biết sợ trời đất là gì. Lúc còn đi học, ông đã từng chống đối thầy dạy bất chính, khi ở tù Côn Đảo thì đánh lại cai tù, ở ngục Santé thì gởi thư cho thẩm phán quân sự Pháp với lời lẽ khẳng khái, bất khuất:

"Thằng Phan Chu Trinh thà chết thì nó xách cái đầu của nó, nó quăng xuống đất như chơi, nó chẳng chịu làm thân trâu ngựa cho người ta cỡi trên đầu, trên cổ nó đâu!".

Khi Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư", gồm 5 phần:


1.Nói về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất, thảm họa tương lai

2.Mở mang dân trí

3.Chấn động dân khí

4.Vun trồng nhân tài

5.Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và
giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp
nước.

Phan Chu Trinh đọc sách này phê bình:

"Sào Nam là một người hào kiệt nóng lòng việc nước mà kiến thức thì chưa thoát khỏi khuôn sáo cũ chút nào".

Dù có khuynh hướng chủ trương khác nhau như vậy, hai ông vẫn tìm cơ hội gặp gỡ nhau. Trong tập "Tự Phán", Phan Bội Châu ghi:

"Ngày tháng 7 năm ấy, tôi mượn tiếng là đi mừng bảng Hội, bắt đầu ở nhà Tiểu La (Nguyễn Thành), thăm nhà cụ Hoàng Thạnh Bình (Huỳnh Thúc Kháng) vừa đụng cụ Tây Hồ (Phan Chu Trinh), cụ Trần Thái Xuyên (Trần Quý Cáp), thảy đều ở đó, nói chuyện suốt đêm rất vui .."

Mỗi lần gặp gỡ, trong tinh thần chung lo đại sự, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh thường cùng nhau tranh biện sôi nổi. Qua tập giới thiệu tác phẩm "Giai Nhân Kỳ Ngộ" của Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng viết:

"Dịp đó hai người gặp nhau, nghị luận tuy có chỗ không hiệp nhau mà vẫn phục nhau, có cùng nhau bàn việc phế khoa cử, lập hội thương, trường học, song cũng chưa làm. Tháng chạp năm ấy (1904) ông Sào Nam vào Quảng Nam tới thăm tiên sinh (PCT) tại nhà rồi về đi Nhật Bản. Tiên sinh mới gặp ông Sào Nam, bác riết bài "Lưu Cầu Huyết Lệ", cho là không hiệp thời thế cuộc đời bây giờ, song ông Sào Nam lúc đầu đang nóng về chủ nghĩa bài ngoại, nên cũng không chịu phục".

Tuy vậy, khi đã tâm phục nhau, thì dù có khác chính kiến, hai ông vẫn kính trọng và cảm mến nhau. Lúc Phan Chu Trinh qua Hong Kong, Phan Bội Châu từ Nhật sang đón và ghi lại cuộc trùng phùng ở đó:

"Hạ tuần tháng hai, cụ Tây Hồ tới Hương Cảng, cụ cũng qua ngay thăm ông Lưu (Vĩnh Phúc), ông Nguyễn (Thiện Thuật), áo cụt, giày rách, đầu tóc bồm xồm, trông cụ như phường lao động nước ta, bởi vì cụ thay lốt làm một tên nấu bếp ở dưới tàu, mà cũng nhờ thủ đoạn ông Lý Tuệ chỉ lốị Cụ vào nhà Lưu, thấy chúng tôi, chưa chào đã cười, tôi dậy bắt tay cụ, vui không thể nói được ...".

Vẫn theo lời Phan Bội Châu, ra hải ngoại cũng như ở trong nước, Phan Chu Trinh vẫn xác định lập trường của ông:

"Cụ hết sức công kích những tội ác của dântộc độc phu (kẻ không ở với ai, ám chỉ nhà vua) mà nói đến hiện triều quân chủ, họa quốc ương dân càng tỏ ra ý nghiện răng rách mắt, hình như Cụ nghĩ rằng cái tệ quân chủ chuyên chế không trừ thì tuy phục quốc cũng chưa phải là hạnh phúc".
(Tự Phán)

Khi đưa Phan Chu Trinh sang Nhật, Phan Bội Châu cũng xác nhận sự khác biệt giữa hai ông về khuynh hướng đấu tranh, dù Phan Chu Trinh vẫn công nhận công
trình Đông Du của Phan Bội Châu:

"Hồi tôi lên Đông Kinh, Cụ Tây Hồ cùng đi với tôi, thăm qua các học đường và khảo sát khắp những công việc chính trị giáo dục của Nhật Bản. Cụ bảo tôi rằng: Trình độ dân Nhật Bản như thế, mà trình độ dân ta như thế, không nô lệ sao được! Được bấy nhiêu học sinh vào nhà học Nhật Bản là sự nghiệp rất lớn của ông. Từ nay nên lưu Đông yên nghỉ, chăm việc làm sách, bất tất nói bài Pháp làm gì. Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được.

Từ đó luôn mười ngày hơn, tôi với cụ bàn bạc, ý kiến rất trái nhau: cụ thì muốn đánh đổ quân chủ, mà cốt vun trồng lấy nền tảng dân quyền, hãy dựa vào Pháp mà đánh đổ quân chủ. Còn ý tôi thì trước muốn đánh đổ người Pháp, chờ lúc nước nhà độc lập rồi mới bàn đến việc khác. Đương lúc đánh với Pháp phải lợi dụng quân chủ.

Chính kiến của hai người rất phản đối nhau, cụ với tôi đồng một mục đích, mà thủ đoạn thì khác nhaụ Cụ thì muốn dựa Pháp đánh đổ quân quyền mà tôi thì bài Pháp phục Việt, mâu thuẫn là thế. Tuy chính kiến vẫn trái nhau, mà ý kiến rất ưa nhau"
(Tự Phán)

Mặc dầu có quan điểm chính trị khác nhau như vậy, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh không hoàn toàn tách biệt nhau trong cuộc đời hoạt động. Nhân dịp ra hải
ngoại, có lúc hai ông đã phân công cho nhau:

"Xem dân trí Nhật Bản rồi đem dân trí ta ra so sánh, thật không khác gì muốn đem con gà con đọ với con chim cắt già. Giờ Bác ở đây, nên chuyên tâm ra sức vào việc văn, thức tỉnh đồng bào cho khỏi tai điếc, mắt đui, còn việc mở mang dìu dắt ở trong nước nhà thì tôi xin lãnh. Lưỡi tôi đang còn, người Pháp chẳng làm gì tôi được mà lọ"
(Ngục Trung Thư - Phan Bội Châu)


Phan Chu Trinh từng coi trọng Phan Bội Châu và cố gắng thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ chủ trương tôn quân, với niềm hòa nhã:

"Ông hết sức trân trọng, Quốc dân hy vọng chỉ nơi mình ông, Kỳ Ngoại Hầu (Cường Để) không cần gì đâu".

Phan Bội Châu nhận chịu lời khuyên đó, nhưng chỉ tán đồng về công cuộc duy tân của nhóm Phan Chu Trinh:

"Tôi kính vâng lời đinh ninh tái hội và cậy nói với các ngài như cụ Thạnh Bình, Thái Xuyên, Tập Xuyên hết sức mở trí dân, kiết tập đoàn thể sẽ làm hậu thuẫn."
(Tự Phán)

Về phần Phan Chu Trinh, ông cũng thừa nhận phong trào Đông Du của Phan Bội Châu có nhiều ảnh hưởng tốt đẹp đối với công cuộc phục hưng xứ sở và ông tin
rằng với vận hội mới Phan Bội Châu sẽ đi theo con đường Dân quyền và đạp đổ Quân quyền.

Thực ra, không phải Phan Bội Châu cố giữ lập trường bảo thủ về tôn quân, ông cũng tin rằng chế độ dân chủ là tốt đẹp, song nghĩ rằng vận mệnh nước nhà còn nằm trong tay thực dân, dân trí còn thấp kém, chưa đến lúc áp dụng đường lối mới mẻ. Trong một bức thư gởi Phan Chu Trinh, ông viết:

"Gần đây được tin đại huynh cùng các anh em đồng chí với những nghị luận ý chí mới mẻ, tẩy trừ những não cổ hủ để hấp dẫn tư tưởng mới, làm cho tinh thần tôi vô cùng dũng dược ... Nhưng than ôi! Trình độ nhân dân Việt Nam hiện còn ấu trĩ như răng chưa cứng, chân chưa mạnh, nếu sử dụng thì sao đang nổi. Nhân dân Việt Nam ta so với Tây Âu hãy còn kém họ xa lắm, như người còn đau, đang đâu nổi gánh nặng. Nhân dân ngu muội đói khổ, nay mình đem những lý luận cao siêu mà áp dụng không sao tránh khỏi những việc lảo đảo ngả nghiêng.

Nay đem ra một lý thuyết mà người ta chưa biết đầu đuôi, rõ phía Nam, phía Bắc ... Rồi sẽ vì ý kiến xung đột, hành động mâu thuẫn nhaụ Thù ngoài chưa diệt, nội bộ chống nhau. Ôi dân chủ, Dân không còn nữa thì chủ vào đâủ Lúc bấy giờ, nếu Đại Huynh có bầu nhiệt huyết cũng không còn chỗ thi thố nữa ...

Vậy tôi đề nghị với Đại Huynh với tình trạng nước ta, hãy chờ ít lâu nữa, Đại Huynh xướng thuyết Dân Chủ thì cử quốc đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng, trong đó có tôị"
(Tự Phán)


Quả nhiên về sau, khi lập tổ chức mới - Việt Nam Quang Phục Hội - ở Quảng Châu, Phan Bội Châu đã thay đổi lập trường, từ bỏ quan niệm quân chủ và hứa hẹn
sẽ lập nước cộng hòa.

Sở dĩ hai ông Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh không có những hành động quá khích vì tư tưởng chống đối nhau mà đi đến chia rẽ trầm trọng, cũng nhờ có những phần tử trung gian vì đại cuộc tìm cách đưa hai người xích lại gần nhaụ Đó là các ông Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can ...

Ông Trần Quý Cáp vừa hoạt động cho nhóm Đông Du, vừa hoạt động trong nhóm Duy Tân. Ông Lương Văn Can từng nói: "Theo ý tôi, ngoại viện (chủ trương Phan Bội Châu) và tự cường (chủ trương Phan Chu Trinh) phải đồng thời tiến hành với nhau mới được".

Do đó, hai phái ôn hòa và bạo động vẫn ngầm giúp nhau. Hồi đó tinh thần đảng phái ít hơn ngày nay, có thể nói là gần như hoàn toàn không có". (Đông Kinh
Nghĩa Thục - Nguyễn Hiến Lê)

Và cứ vậy, hai phong trào cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh chẳng khác gì hai bánh xe cùng chạy trên hai đường sắt song song, cùng có nhiệm vụ đưa
những toa tàu đến ga cuối cùng, đó là mục đích tối hậu của công cuộc giải phóng đất nước.

Chẳng may, khi sự nghiệp chưa thành, một con chim ưu tú trong đàn chim Việt đã sớm gãy cánh. Ngày 24-3-1926, Phan Chu Trinh tạ thế. Đó là cái tang chung của
toàn thể dân Việt. Nhiều nhân sĩ, đoàn thể đã dự đám tang Phan Chu Trinh ở Sài Gòn, với rất nhiều đối trướng và điếu văn. Ý nghĩa nhất là những câu đối:

Vị quốc vong gia trấp tải bôn ba thiên địa ải
Đỉnh thân cứu thế nhất xoang tâm huyết quỉ thần kinh
Nhóm PHỤ NỮ VIỆT NAM

(Theo nước bỏ nhà, hai chục năm bôn đào, trời đất hẹp
Liều thân cứu thế, một bầu sôi máu nóng, quỉ thần e)

Thiên hạ quy chi tổ chức dân đoàn suy đại lão
Tiên sinh khứ hỉ đả phiên đế chế thị thùy nhân?
ĐÔNG PHÁP THỜI BÁO

(Thiên hạ theo chân, xây dựng dân đoàn tay già giặn
Tiên sinh vắng bóng, đập tan đế chế kẻ nào đây?)


Riêng câu đối viếng của Phan Bội Châu, sâu nặng tâm tình:

Thương hải vi điền Tinh Vệ hàm thạch
Chung Kỳ ký một Bá Nha đoạn huyền

(Biển biếc nên đồng, Tinh Vệ ngậm đá
Chung Kỳ khuất bóng, Bá Nha đập đàn)



Đến phút cuối cùng, vĩnh biệt người bạn
đồng hành trên đường cách mạng, Phan Bội Châu đã xem
Phan Chu Trinh là người tri kỷ, chẳng khác Bá Nha, Tử Kỳ
ở Trung Quốc thời xưạ Hơn ai hết, ông hiểu rõ tính
tình, tiết tháo của người chí sĩ cùng thờị Câu "Chung
Kỳ ký một, Bá Nha đoạn huyền" là những giọt nước mắt
thống thiết và đau đớn nhất, khóc một người bạn mà
ông cảm mến và tâm phục nhất, trong cuộc đời bôn ba vì
nước của ông.

Tấm lòng thiết tha chân thành và ngưỡng mộ của ông đối với Phan Chu Trinh còn được bày tỏ qua bài văn tế:

Nhớ ông xưa ...
Gan to tày bể, sức xông pha nào kể sức muôn người
Mắt sáng hơn đèn, tài lanh lợi từ khi năm bảy tuổi
Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu mà áo mũ xuê xoang
Thói nhà chăm việc bút nghiên, dấu mặt anh hùng, khi tạm cũng khoa trường theo đuổi
Song le
Khí vẫn chanh vanh
Chí càng viễn đại ...
Đội tiên phong đâu tá? Gió duy tân từ Đông hải thổi vào
Gương ngoại quốc kia là? Sóng cách mạng bởi Á Châu dồn tới ...
Ba tấc lưỡi, nào gươm nào súng, nhà cầm quyền trong gió đã gai ghê
Một ngòi lông, vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ treo đèn thêm sáng chói ...
Mưa dào gió rét, xui khách lưu ly
Biển thẳm trời xa, xót ông chìm nổi ...
Tiệc hoan nghênh mới đó, não nùng rượu chửa pha mùi
Hội truy điệu liền đây, thấp thoáng hương đà bén khói
Anh em ta đất rẽ đôi đường, tình chung một khối ...


Xét quá trình hoạt động cách mạng của hai chí sĩ họ Phan, ta nhận thấy hai ông đã có chính kiến khác hẳn nhau, đưa đến những cuộc tranh cãi gay gắt, chống đối nhau kịch liệt. Tuy nhiên, vì đại nghĩa, họ vẫn luôn luôn xem nhau là bạn, hiểu thấu gan ruột nhau, kính phục nhau, chỉ dùng thư từ, lời lẽ phân biệt phải trái và khuyên nhaụ Cho nên, có khi người này chịu nhận sự thuyết phục của người kia, trong một số trường hợp. Chẳng hạn Phan Bội Châu tán đồng công cuộc duy tân của Phan Chu Trinh và Phan Chu Trinh cũng đã hưởng ứng phong trào Đông du của Phan Bội Châu và họ đã từng hỗ trợ nhau trong sự nghiệp cứu quốc. Đó là hành động chính trực của các nhà chí sĩ đương thời, đáng nêu gương cho hậu thế noi theo.

Nguồn: http://bacbaphi.com/thang...oi/showthread.php?t=20984
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngục trung thư

Tác giả: Phan Bội Châu


Đời cách mạng của Phan Bội Châu
Nguyên tác bằng Hán văn của Phan Bội Châu
Bản dịch của Ðào Trinh Nhất

Lời tựa

Năm 1913, Phan Sào Nam tiên sinh đang ở bên Tàu, bỗng bị Ðô đốc Quảng Ðông là Long Tế Quang vừa ham lợi, vừa sợ oai, bắt tiên sinh hạ ngục và toan giải giao cho chính phủ thuộc địa Ðông Dương. Nếu không có những bạn cách mạng Trung Hoa nhất là Hồ Hán Dân cứu khỏi, thì tiên sinh đã bị bắt về nước hơn 12 năm kia rồị Lúc ở trong ngục Quảng Châu, tiên sinh thái nhiên viết ra tập sách tuyệt mạng, tựa là Ngục Trung Thư, tự thuật về việc mình bôn tẩu quốc sự mấy mươi năm, lời lẽ rất là thành thật, bi tráng. Ðến văn chương hay thì khỏi phải nóị Anh em VN đồng chí ở Tàu năm 1914, từng đem xuất bản 1 lần. Năm 1938 lại mới in 1 lần nữạ Ai cũng phải nhìn nhận tập văn có giá trị, cả về lịch sử và văn chương. Chúng tôi dịch ra đây để cống hiến đồng bào xem cho biết tiên sinh hoạt động cách mạng ở hải ngoại gian nan nguy hiểm ra sao. Ðộc giả đọc sẽ thấy bậc người tài học và khảng khái như tiên sinh, 20 năm về trước bôn tẩu quốc sự, có thanh danh trọng vọng biết bao, thế mà vẫn cứ giữ đức tự trọng tự khiêm, đến đỗi tự cho mình là ngu, là dở, ấy chính là chỗ trì thủ cao thượng của nhà chí sĩ cựu học, và tiên sinh là người khiến cho chúng ta đáng kính, không lấy sự thành bại luận anh hùng, cũng chính vì chỗ trì thủ đó vậỵ.

Chẳng bù với nhiều người tự xưng là chí sĩ mưu quốc bây giờ, mỗi việc gì cũng háo thắng háo danh, chưa ra gì đã tự cao tự đại, chúng tôi tưởng họ cần phải học đạo trì thủ còn lâu lắm. Sau khi bị bắt về nước, giam lỏng ở Huế gần 15 năm, cho tới ngày chết, tình cảnh rất tiêu điều, túng bấn, nhưng vẫn "lạc đạo an bần", giữ tròn tiết tháo, từ chối nhất thiết danh lợi của đối phương cám dỗ. Chỉ vì muốn treo cao tấm gương sáng đó mà chúng tôi công bố bản dịch Ngục Trung Thư này ra, không có hậu vọng nào khác hơn.

Ðào Trinh Nhất

Tiểu sử Ðào Trinh Nhất: Ðào Trinh Nhất sinh năm 1899 tại Thái Bình. Ông là con của Ðào Nguyên Phổ và Lương Thị Hòa (cháu nội Lương Văn Can) và là cựu học sinh trường Quốc Tử Giám, Huế.
1921-1925 : Viết báo Hữu Thanh, Thực Nghiệp Dân Báo và France-Indochine ở Hà Nội .
14/11/1925 : Tới Saigon, làm thư ký tại Chez Phan Chu Trinh, số 5 Catinat (đường Tự Do).
22/3/1926 : qua Pháp.
15/4/1926 : Tới Paris liên lạc với Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Như Phong. Viết báo Việt Nam Hồn.
5/1927 : Trở về VN.
1930-1931 : Chủ bút báo Ðuốc Nhà Nam (Flambeau d'Annam) của Bùi Quang Chiêu.
2/1936 : Xuất bản tờ Mai, tấn công Ðại Hội Ðông Dương.
25/7/1939 : Bị trục xuất về Bắc.
1944-1945 : Cộng tác với báo Nước Nam của Lương Ngọc Hiền tại Hà Nộị..

Ngục Trung Thư

1. Vì sao Long Tế Quang bắt tôi hạ ngục ?

Con chim sắp chết, tiếng kêu đau thương; người ta sắp chết, lời nói ngay thẳng. Những lời tôi nói ra đây có ngay thẳng hay chăng, tôi đâu có biết. Nhưng chỉ biết là lời nói của một người sắp chết thì có.
Mùa đông năm Quý Sửu (1913) tôi đang ở đậu Dương Thành (tức Quảng Châu, tỉnh Quảng Ðông), thì quan Toàn quyền Pháp (Albert Sarraut) ở Ðông Dương sang chơi Quảng Châu, đem vụ án đầu đảng cách mạng nước Nam ra, xin chính phủ Quảng Ðông bắt tôi giao về chính phủ Pháp xử.

Ðô đốc Quảng Ðông lúc bấy giờ là Long Tế Quang chịu theo lời xin ấy, trước ngày cuối năm 8 bữa, bắt tôi giam cầm trong ngục, và báo cho tôi biết rằng sớm muộn sẽ giải tôi giao trả cho người Pháp.

Tôi biết sớm chiều gì đây, đầu tôi cũng lìa khỏi cổ, nhưng tôi vẫn lấy làm vui vẻ. Than ôi ! Bao nhiêu năm bôn tẩu, mưu tính trăm việc mà không nên một việc gì, nghĩ mình tội nặng lỗi nhiều, có vui gì sống nữa mà ham.

Song trước khi chết, không lẽ không thốt ra một vài tiếng kêu đau thương sau chót. Ai biết lòng ta chăng ? Ai bảo ta có tội chăng ? Còn một giây phút trước khi ta phải chôn mình dưới đất, ta cũng muốn cạn lời ta nóị Chiếc bóng bơ vơ trời biển, ngọn đèn leo lét gió mưa, ta thấm giọt lệ còn lưu lại mấy chục năm nay, gom góp lịch sử 1 đời ta, hòa với máu mà viết ra tập sách nàỵ Hỡi ba ngàn muôn đồng bào chí ái chí thân, dầu ai biết lòng ta chăng ? Dầu ai buộc tội ta chăng ? Khi đọc tập sách này, sẽ thấy giọt máu hầu khô, vẫn còn đầm đìa ở trên mặt tờ giấy vậy.

2. Ra đời giữa lúc mất Nam Kỳ đã sáu năm!

Triều vua Tự Ðức thứ 15, Nhâm Tuất (Tây lịch 1862), binh Pháp chiếm lĩnh đất Nam Kỳ của ta. Nam Kỳ là kho tàng thiên nhiên của nước ta; cửa biển vào Saigon thật là cuống họng ta, nay đã vào tay người Pháp rồi, ta chưa mất hết cả nước, chỉ là chuyện thời gian sớm muộn đó thôi. Chén vàng đã ụp, nhà lớn sắp tiêu, thương thay cho ta, lại nhè giữa lúc ấy mà sinh ra đờị Thiệt ta sinh ra đời giữa năm Ðinh Mãọ niên hiệu Tự Ðức thứ 20, nghĩa là lúc Nam Kỳ đã mất sáu năm rồị Ðầu xanh nào đã biết gì, con thơ chưa lìa bọc mẹ, thế mà tấn kịch biển khóc non gào, sửa soạn đem mi mà liệng vào giữa tấm màn thảm đạm ấỵ Lồng lộng trời xanh, kẻ ấy là ai đó tá ?

Lúc đầu thế kỷ 18, ngọn sóng mới của Âu học vọt lên cao muôn trượng; những tiếng dội phú cường, hầu như vang động tràn lan cả hoàn cầụ Phải chi ta sớm được đầu thai ở giữa khoảng đó, có lẽ ta không đến đỗi mù mù mịt mịt như ta ngày hôm nay. Nhưng tiếc thay, ta chẳng may sinh ra ở nước Nam ta.

Nước ta từ xưa phụ thuộc vào nước Tàu, địa lý, lịch sử, gốc tích, trải mấy ngàn năm nay, như hai nước anh em đã lâu đời lắm vậỵ Bởi đó, nước ta chỉ biết tôn sùng Hán học như thần thánh, mà Hán học xem trọng, chỉ có khoa cử văn từ.

Tôi từ nhỏ tới lớn, vốn có tư chất thông minh, công phu đèn sách dùi mài cũng không bê trễ, nhưng kể đến sự kết quả, chẳng qua chỉ là sự học khoa cử mà thôị Vì lúc bấy giờ, lối học khoa cử của nhà Thanh, đang sôi nổi như gió cuốn mây bay, người nước mình bắt bóng theo chân, chỉ sợ không giống như người Tàu. Bà con ta muốn cưỡi mây lướt gió, không thể nào không mượn con đường khoa cử, dầu ai có muốn chẳng theo thời đi nữa, cũng không có đường học nào mà đi. Than ôi ! Chổi cùn trong nhà, tự mình xem là của quý, sự ưa thích lâu đời đã thành thói quen thành ra rốt cuộc tôi cũng bị thời trang trói buộc, đến đỗi tiêu hao ngày tháng về nghiệp khoa cử gần hết nửa đời ngườị. Ðó là ả vết nhơ rất lớn trong đời tôi.

3. Cùng anh em đồng chí ra đội Sĩ tử Cần Vương:

Năm tôi 17 tuổi, tức là năm Tự Ðức 36, Quý Mùi, quân Pháp chiếm lấy Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ. Ðến năm tôi 19 tuổi, nhằm năm Ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên, quân Pháp chiếm kinh thành Huế, vua Hàm Nghi phải chạy : cung điện bày ra cảnh hoang lương, nhởn nhơ bầy nai, đầy dăng ổ quạ, tấn kịch vong quốc mở ra từ tháng Bảy Hàm Nghi năm đầu trở đi vậỵ Ôi ! Trời nghiêng đất ngã, lúc này kẻ làm trai đội trời đạp đất, ai nỡ dòm non sông bằng con mắt gỗ đá, trơ trơ cho đành !

Tôi được trời phù hộ cho, máu nóng không vừa, ngay từ hồi còn là thằng trẻ con đọc sách của cha để lại, mỗi khi đọc tới chuyện người xưa hăng hái thành nhân tựu nghĩa (hy sinh vì chính nghĩa), tôi thường nhỏ nước mắt ròng ròng, thấm ướt cả sách. Những chuyện Trương công Văn Ðịnh chết theo Nam Kỳ và Nguyễn công Tri Phương tuẫn thành Hà Nội, tôi hay đàm đạo nhắc nhở tới luôn, mà mỗi lần nhắc tới, khiến tôi vung tay vỗ ngực, tự thẹn cho mình thua sút hai ông đó. Vì tính chất trời sinh cho tôi như thế, không thể nào làm bộ khác hơn được.

Sau lúc kinh thành thất thủ, vua Hàm Nghi ngự giá ra đóng tại sơn phòng tỉnh Hà Tĩnh, các bậc quan nhân đang ở nhà, như Nguyễn Xuân Ôn, Ðinh Văn Chất, đua nhau dựng cờ cần vương, phong trào lan tràn khắp các phủ huyện đều có. Ngó lại tôi còn là 1 tên học trò nhỏ tuổi, nào có thế lực gì dám cùng các cụ cùng nổi lên làm việc lớn. Mình như con chim con, lông cánh chưa đủ, nanh vuốt còn non, tự nghĩ mà buồn. Lại nhớ đến chuyện anh hùng của Ðổng Thiên Vương ngày xưa 3 tuổi cỡi ngựa đánh giặc, tôi nghĩ tôi thật là một thằng trai hèn quá.

Suy đi tính lại, không biết làm cách gì, chỉ còn có cách kêu gào bọn đồng học, tổ chức ra một đội quân học trò giúp vua, gọi là "Sĩ tư cần vương đội". Tôi với bạn thiết Trần Văn Lương là người phát khởi, cùng tôn ông cử nhân Ðinh Xuân Sung lên làm đội trưởng, tôi thì làm đội phó. Ðội này chỉ có lối vài trăm ngườị Công việc sắp đặt hơi yên, duy có binh lương khí giới chưa có cách tìm đâu cho rạ Vừa gặp lúc người Pháp đem đại binh tới hạ thành Nghệ An, rồi thừa thắng tiến binh đánh giẹp các phủ huyện. Ðội quân của chúng tôi tổ chức, cả lương hướng súng đạn đều không có, thành ra chỉ trong giây lát, như bày muông chim vỡ lở tứ tán. Tôi phải trà trộn trong đám nạn dân mà chạy thoát thân. Tới nay nhớ lại việc tôi đã làm đó, không khác gì trẻ con làm nhà bằng giấy để chơi, không bỏ cho bậc người kiến thức chê cườị Tuy vậy, tôi cũng cứ chép ngay ra đây, vì tấm lòng mưu toan cứu quốc, thật là phôi thai từ việc ấy mà ra. Nghĩ mình bày trò tuy giả, nhưng mà lòng vốn thẳng ngay, cho nên tôi không dám dấu diếm chỗ dở của tôị Lúc bấy giờ, cửa nhà tôi bị tiêu hủy vì họa binh đao, thân phụ tôi giữa cơn hoạn nạn, lại mang bịnh nặng. Tôi không còn mẹ, cũng không có anh em nào, thành ra không dám bỏ cha mình mà ngó tới việc gì khác. Tôi đành nương náu ở nhà dạy học trò, để chuyên lo săn sóc bịnh cha, cả thảy 9 năm.

4. Muốn hãm tỉnh thành Nghệ An:

Những trong 9 năm ấy tôi vẫn lo nghĩ trau dồi lông cánh để một mai bay nhảy vẫy vùng, chứ không hề xao lãng. Tôi thường cùng anh em đồng chí là bọn ông Vương Thúc Quý (người cha khởi nghĩa, đem hương binh chống với Bảo Hộ, sau bị tử nạn) và Hà Văn Mỹ (là một viên kiện tướng bộ hạ của cụ Phan Ðình Phùng, sau bị quân Bảo Hộ bắt được tự tử mà chết), chúng tôi âm mưu vớ nhau, mỗi năm tới ngày lễ kỷ niệm cộng hòa (14/7), anh em mật hội đồ đảng ở tỉnh thành Ngệ An, toan bề hãm thành. Song quân lính Bảo Hộ đông đảo, việc phòng bị kiên cố lắm, chúng tôi không thể thành sự. Có điều là nhân mấy dịp đó mà anh em giang hồ hiệp khách được làm quen kết bạn với nhau, cũng tức là đầu giây mối nhợ cho cuộc hoạt động của tôi sau này vậỵ.

Ðến năm tôi ngoài 30 tuổi, đảng Cần Vương khắp trong nước nối nhau vỡ lở tan tành, chỉ còn sót lại một mình cụ Phan Ðình Phùng ở La Sơn, cố sức cầm cự được lâu. Nhưng tới năm Giáp Ngọ, niên hiệu Thành Thái thứ 6, cụ mất. Từ đó trở đi non sông hiu quạnh, việc gánh vác không còn ai. Trải 10 năm, tôi ôm lòng phẫn, nuôi chí to, vẫn rắp ranh ở giữa khoảng núi Hồng sông Lam, dựng lên một cây cờ độc lập. Tới đây tôi không thể nào nín mà không làm được.

Tôi sinh trưởng trong làng xóm dã man, thuở giờ chỉ quen lặn lội trong rừng từ chương khoa cử, nói đến tài học như người Âu châu, thật không có mảy may nàọ Song tôi có bẩm chất cang cường, biết nghĩa liêm sỉ, không chịu theo đuôi làm tớ người ta. Vừa gặp trong nước hồi nay cựu đảng đã im hơi bặt dấu, tân đảng thì chưa nẩy nhánh đâm chồi; tôi kết giao họp đảng bao nhiêu lâu, thành ra ở trong xã hội hơi có tiếng tăm hơn trước, thiết nghĩ lúc này chính mình không tự ra tay làm việc, liệu còn chờ ai. Kết quả tôi được như ngày nay, thiệt bởi môt tấc lòng suy nghĩ đó là nguyên nhân vậỵ.

Tuy thế, tôi dại dột thì thôi. Nghĩ xem thế lực người Pháp lớn lao thế kia, tài sức tôi nhỏ nhoi thế này, tôi ỷ vào quốc dân, mà quốc dân ở vào trình độ còn thấp thỏi ra sao, tôi dựa vào thời thế nhằm lúc khó khăn ra sao, không nói cũng rõ. Vậy mà tôi chẳng dòm trước ngó sau, chỉ cậy mình có bầu máu nóng trơ trơ, toan ra tay làm việc vá trời lấp biển, chẳng phải là tôi điên khùng lắm sao ? Dù sao mặc lòng, tôi cứ việc hăng hái đi tới, không dòm ngó trước sau gì hết. Trong trời đất có ai ngu dại hơn tôi nữa không ?

5. Tôn ông Cường Ðể làm minh chủ:

Số là ban đầu tôi định chiêu nạp bọn anh hùng lục lâm và những người trong đảng Cần Vương còn sót lại để dựng cờ khởi nghĩa ở khoảng Nghệ Tĩnh. Bởi vậy có một lúc nhiều khách rượu làng chơi, cùng tôi giao du lui tới thân mật lắm.
Bộ hạ cũ của Phan tướng công (Phan Ðình Phùng) là Quỳnh Quảng và môn hạ của Bạch Xỉ (một người đồng thời với cụ Phan Ðình Phùng, lấy hiệu Bạch Xỉ, tự xưng hoàng đế, tụ tập ở trên núi Ðại Hàm) là bọn Kiễm và Cọng hay ra vào nhà tôi luôn.

Nhà tôi là nhà làm nghề dạy học, nhưng mà học trò chỉ ở nhà ngoài, còn nhà trong thì chứa đầy khách hào kiệt sơn lâm. Các ông đồ nho trong xóm gặp lúc đi ngang chợt ngó thấy tình trạng như thế, đều lắc đầu lè lưỡi, đến đỗi lần sau các ông không dám day mặt ngó vào nhà tôi nữạ Việc chúng tôi mưu tính lần hồi chính chắn, gần tới ngày hẹn nhau phải lên rồi.

Song ông bạn thân là Ðặng Thái Thân nói với tôi:

"Xem kỹ lại thời thế chưa có chỗ nào mình đáng thừa cơ làm việc lớn. Bọn ta vội vã làm càn, chắc là không xong việc gì được đâụ Nhưng ta cũng phải làm sao để chỉ tỏ cho người Pháp biết rằng quốc dân ta chẳng phải toàn là những hạng người quá hèn, vậy thì ta cứ mạo hiểm làm một phen cũng được, có điều là mong ước sao cho chúng ta cất tiếng lên trước rồi phải có người nối lời sau mới được.

"Nhưng nếu ta chỉ khởi sự trong khoảng Nghệ Tĩnh mà thôi, tôi e như chuyện cái thai đứa nhỏ khó đẻ, ở trong bụng mẹ lọt ra chưa kịp khóc oa oa mấy tiếng thì đã chết non mất rồị Tôi trộm suy nghĩ mà lo ngại dùm cho tiên sinh chỗ đó.

"Theo ý tôi, trước hết ta nên vô Nam ra Bắc, cầu anh em hào kiệt ở hai nơi cùng làm việc với tạ Ðất Bắc Kỳ vốn nhiều nghĩa sĩ, từ Quảng Nam trở vô Nam Trung cũng không thiếu gì hạng người khảng khái cả. Ta lấy nghĩa đề huề (nâng đỡ) với họ rồi tất cả anh em ba nơi đồng thời khởi nghĩa, để chia bớt sức mạnh của bên địch, mà vây cánh đồ đảng chúng ta đông, như vậy họa chăng mới làm nên công việc".

Ðặng quân vốn người hăng hái, gan dạ, nhân phẩm lại cao, trải 10 năm vừa là thầy vừa là bạn tôị Ngay ra lời ông ta nói rất nhằm, tôi mới tỉnh ngộ, liền bàn định trước hết hãy vô Nam Trung, rồi sau sẽ ra ngoài Bắc, liên kết với các phe đảng anh em toàn quốc, để sắp đặt khởi nghĩa saụ Lúc bấy giờ bạn đồng niên với tôi, ông Ðặng văn Bá cũng tán thành chí tôi đã định, bèn cùng tôi đi vô trong Nam.

Tôi vô Nam chuyến này, nghe nói trong đảng cần vương 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, có viên kiện tướng là Nguyễn Thành, sau khi bị bắt nhờ có Nguyễn Thân cứu dùm, may mà được tha, giờ ông đang ở trong núi làm ăn. Song chí khí hồi xưa vẫn còn nồng nàn, chưa phải là tro tàn lửa nguội, chẳng qua như chim cắt đang đợi có gió thu đó thôi. Muà xuân, tháng Hai năm Quý Mão, tôi với hai họ Ðặng cùng vô Quảng Nam. Lúc đi ngang Huế, gặp ông Lê Võ từ Bình Ðịnh trở về tới đó.

Lê quân vốn con nhà làm tướng. Bốn người anh đều chết vì nạn nước. Ông nhỏ tuổi nhất trong nhà, thành ra may mắn chưa chết. Khi gặp tôi ở kinh thành, Lê quân tỏ bày chí khí như phơi gan trải mật. Chúng tôi hôm sớm quấn quýt với nhau, trở nên thân thiết. Rồi cùng chúng tôi đi vô Quảng Nam, tìm đến ra mắt cụ Nguyễn Thành. Ông cụ này, hồi khởi nghĩa binh mới có 18 tuổi, đã xông pha hùng hổ, nhiều lần đánh bên đih phải thua; họ khen cụ biết cách cầm quân. Cụ chính là người trội nhất của nghĩa đảng vậỵ.

Chúng tôi đến, cụ mới làm quen mà đã coi như bạn thân lâu ngàỵ Anh em cùng ngồi quây quần uống rượu nói chuyện. Cụ Nguyễn Thành bàn bạc công việc thiên hạ một cách hùng hồn và rất rành mạch đúng lẽ.

Tôi đem chí muốn ra phân trần. Cụ vỗ tay, nói:

"Hay dữ! Thuở nay, ai muốn mưu toan đại sự, trước hết phải cần ba điều này : một là thu phục lòng người, hai là góp số tiền lớn, ba là sắp đặt mua sắm quân khí cho đủ. Hễ lòng người đã chịu tin phục thì số tiền lớn có thể góp được. Có tiền thì vấn đề quân giới, không khó giải quyết đâu.

"Nhưng phải hiểu dân trí và tập quán của dân nước nhà, không thể nào bắt chước làm theo châu Âu đươc. Bọn ta muốn có cách kêu gọi nhân tâm cho dễ, nếu muốn mượn tiếng phò vua giúp chúa thì những nhà sang họ lớn kia, ai chịu phụ họa theo mình. Vậy thì ta dầu có bụng cứu nước mặc lòng, chẳng qua chỉ chết thân mình cho tròn được một tiếng vậy thôi, ngoài ra không ăn thua lợi ích gì cho việc lớn.

"Vua Hàm Nghi trốn tránh ở chốn nào, đã lâu không nghe tin tức ra saọ Còn vua Thành Thái hiện tại thì ở trong tay người Pháp kiềm chế, anh em ta không làm cách gì ra vào thân cận bên mình ngài đặng. Sẵn có dòng dõi của đức Ðông cung Cảnh là đích tự Cao hoàng, hiện nay đang còn. Chúng ta khởi nghĩa, nên trước hết tôn ngài lên làm cung chủ; có thế thì danh nghĩa mới thuận, hiệu lệnh được nguyên, mỗi khi ta cất tiếng kêu gào, thuận theo chiều gió, tất nhiên có tiếng vang bóng sâu xa lắm vậỵ Các ông tính sao?".

Tôi và hai ông Ðặng, Lê, ban đầu thật chúng tôi chưa hề suy tính tới việc tôn người dòng dõi nhà vua. Tới đây nghe Nguyễn quân, chúng tôi cho là phải lẽ lắm.

Than ôi! Trí dân chưa mở, thói cũ chưa chừa, chủ nghĩa gia tộc và chủ nghĩa quốc gia, ở giữa mới bắt đầu tiếp xúc như vậy, mình muốn nó đánh đổ bao nhiêu thói quen cổ thời mà quét đi cho sạch, nào có phải là chuyệ dễ dàng. Tuy vậy, nghe mấy lời Nguyễn quân vừa mới bày tỏ, tôi không chịu khuất phục cũng chẳng được nào!

6. Ra thăm Hoàng Hoa Thám rồi vô Nam Kỳ:

Tháng 3 năm Quý Mão (1903), tôi tìm tới yết kiến Kỳ ngoại hầu Cường Ðể ở Huế, tỏ bày việc lớn.

Kỳ ngoại hầu hớn hở nói: Lâu nay tôi vẫn nuôi cái chí lớn đó. Ngặt vì từ lúc Hồ Quý Châu và Nguyễn Thu Nam là 2 bạn đồng chí của tôi qua đời đi rồi, tôi để ý tìm kiếm mãi nhưng chưa gặp được ai có thể nói câu chuyện ấy với mình. Nay các ông không từ xông pha muôn dặm, vì chỗ tinh khí với nhau mà tìm đến tôi, tôi xin vui lòng hy sinh tất cả mọi sự, để cùng các ông nằm gai nếm mật, nếu có thể báo đáp quốc ân trong muôn một, dầu tôi có thể tan thây mất xác cũng vuị.

Rồi Kỳ ngoại hầu cùng tôi và hai ông Lê, Ðặng đi vô Quảng Nam hội họp các đồng chí ở nhà ông Nguyễn Thành trên núi. Chúng tôi bí mật bàn tính các việc, cùng tôn Kỳ ngoại hầu lên là hội chủ, và giao công việc của đảng từ 2 tỉnh Nam Nghĩa trơ về Nam cho Nguyễn Thành gánh vác, còn hai tỉnh Bình Trị trở ra Bắc thì tôi đảm nhiệm.

Liền tháng Sáu năm đó, tôi trở về Nghệ, rồi thẳng đường ra Bắc Kỳ dạo chơi hơn 10 tỉnh, lên sắp đặt việc đảng và tìm bạn đồng chí.

Rồi tôi lặn lội lên miệt Yên Thế, tới đồn Phồn Xương để yết kiến Hoàng tướng quân Hoa Thám.

Hoàng tướng quân vốn là tay cứng trong đảng cần vương Bắc Kỳ. Từ lúc ông Nguyễn Bích tử trận, ông Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Tàu thì đảng cần vương Bắc Kỳ tan rã. Duy có Hoàng tướng quân 1 mình chiếm giữ miền núi tỉnh Bắc Giang, chống cự với Bảo Hộ đã ngoài 10 năm.

Người Pháp chia cắt miệt rừng cho tướng quân cai quản để cùng tướng quân giảng hòa. Người trong nước ta từ đàn bà con trẻ, chẳng ai mà không nghe tiếng tăm Hoàng Hoa Thám lừng lẫy.

Từ hồi nào đến giờ, tôi mới được bước chân vô trong đồn trại này là lần thứ nhất.

Tôi nhớ hôm đó là mùng 8 tháng 8 năm Quý Mãọ Cùng đi với tôi 1 chuyến là 2 ông Nguyễn Cừ và Cao điền Nguyễn Ðiển. Hai ông này ở chờ ngoài đồn, chỉ có mình tôi vô trong.

Rủi nhằm lúc Hoàng tướng quân đang mắc bịnh nặng, không thể cùng tôi hội đàm được. Nhưng tướng quân sai người con trưởng là Cả Trọng và 2 viên ái tướng là Cả Dinh và Cả Huỳnh tiếp đải tôi vui vẻ tử tế.
Tôi ăn ở trong đồn 11 ngày, rồi thổ lộ hết tâm sự mình rồi mới ra đi.

Ðảng (Duy Tân Hội hay Duy Tân Cách Mạng Ðảng) ở Bắc Kỳ từ đó mới tổ chức lại.

Tháng 10, tôi trở vô Kinh, báo cáo việc đảng cho hội chủ haỵ Hội chủ nói với tôi:

Nam trung vốn là khu đất của tiên triều gây dựng mở mang, xưa đức Cao hoàng nhờ đó mà khôi phục rỡ ràng nghiệp cũ. Lòng người nhớ cũ rất nhiềụ Tiên sinh nên vào 1 chuyến, chắc có ảnh hưởng không phải nhỏ đâu.

Thế rồi trung tuần tháng 12 năm Quý Mão, tôi lên đường vô Nam.
Cuối tháng chạp, tàu đến Saigon.
Qua tháng giêng năm Giáp Thìn, tôi đi Châu Ðốc, Hà Tiên, tìm thăm các hào kiệt ở Thất Sơn. Lại đi dạo khắp các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa Ðéc. Nhân dịp thăm viếng cả những chỗ dấu xưa vết cũ của 2 cụ Nguyễn Huân, Trương Công Ðịnh, trong ý mong mỏi may ra mình có gặp gỡ được sự gì hay chăng ?

Nhưng tôi đi chuyến này, gặp được sự hay rất ít. Thật tôi không ngờ...

7. Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư:

Tháng Ba năm Giáp Thìn (1904), ở Nam Kỳ trở về, tôi lại ngụ ở Huế. Thỉnh thoảng lo tính một chuyện như cách vẽ rắn thêm chân. Ðó cũng là 1 việc quan hệ về lịch sử tôi nên nóị. Nguyên lúc vua Ðồng Khánh được lên ngôi rồi, hai nước Pháp, Việt sửa thêm vào tờ điều ước cũ. Bây giờ cắt đất từ Thanh Hóa trở vào, Bình Thuận trở ra gọi là Annam, thuộc về Pháp quốc bảo hộ. Then chốt của chính phủ Bảo Hộ ở trong tay ông Trú Kinh Khâm sứ nắm giữ. Những thực quyền về việc binh việc tài, đều về tay người Pháp chủ trì, còn quan lại thì người nước mình.

Người Pháp chỉ xem xét sai khiến mà thôị. Tôi suy nghĩ nếu như công việc mình tính làm đây mà được bọn người trong quan trường giúp ngầm, tất là dễ dàng nên việc. Song tôi suy đi tính lại bọn làm quan là hạng trí não tầm thường, e mình khó lòng mưu toan với họ, mà rủi mưu toan với họ không xong, thì có tai họa xảy đến cho mình ngaỵ. Tuy vậy mặc lòng, chúng ta là người đã quyết hiến thân cứu quốc thì đầu cổ mình, tính mạng mình, đều có thể hy sinh không sá kể gì, vậy thì con đường họa phước lợi hại, ta cứ dấn mình vào mà di, há nên chần chờ trốn tránh nữa sao?

Tôi bèn quyết kế tìm cách vận động các quan. Lúc ấy, tôi có tiếng hay chữ vang dậy chốn kinh đô, phần nhiêu cụ lớn trong triều muốn được tôi ra vào làm môn hạ các cụ.
Tôi liền viết ra 1 cuốn sách, nhan đề là "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" ( "Ryukyús Bitter Tears "; "Letters Written in Tears and Bloods"). Trong đó tôi tả rõ những cái thảm trạng thành tan nước mất, những nỗi nhơ nhuốc đổi chúa làm tôị.

Lại nói đến dân trí phải gấp mở mang, dân khí (sức mạnh của nhân dân) nên gấp bồi dưỡng để làm nền tảng cho việc cứu quốc, v.v... Cuốn sách này gồm có mấy muôn lời nói.

Tôi ôm sách tới ra mắt các cụ lớn, như cụ Ðông các Nguyễn Thảng, Công bộ Ðào Tiến, Lễ bộ Hồ Lễ, Lại bộ Nguyễn Thuật, v.v...Các cụ đêu khen lời nói cứng, văn tiết hay, và ngầm cho ý kiến tôi bày tỏ là đúng, nhưng thủy chung các cụ chẳng dám nói rõ ý mình ra sao.
Lanh quanh hết mấy tháng trường như thế, rồi sau tôi biết rõ bọn cụ lớn kia không cậy nhờ gì được mà trông. Ruột gan của họ, chỉ biết có sự phú quý của thân họ, nhà họ.

Trước việc thì họ chỉ ngồi ngó thành bại, sau việc thì họ lựa sóng theo chiều. Nay ta mạo hiểm giải bày tâm sự với họ nhưng thật không chỗ nào trông cậy họ được. Tôi luống thẹn mình kém phần trí sáng, chẳng có tài làm cho tượng đá biết gật đầu, rồi càng nghĩ càng ăn năn trước kia mình tơ tưởng lợi dụng quan trường thật là bá láp. Nhưng việc này không phải là không có kết quả.

Sau khi "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" ra đời rồi, các chí sĩ lẩn quất trong kinh đô, đều rõ biết ruột gan tôi ra thế nàọ. Ví dụ như ông Phan Châu Trinh và ông Trần Quý Cáp- về sau bị tù, chết chém-lúc này làm quen thân mật với tôi, ấy chính là nhờ cuốn "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" giới thiệu vậy.

8. Làm sao mua được khí giới ?

Lúc bấy giờ, những nghĩa dân hiệp sĩ khắp trong nước đã liên lạc nhất khí với nhau rồị. Từ Bắc vô Huế, khắp các tỉnh thành châu quận trọng yếu, chúng tôi đều ngấm ngầm sắp đặt vây cánh phe đảng đâu đó hẳn hoi, chỉ còn chờ đợi thời cơ là khởi sự.
Vấn đề kiếm tìm những khoảng tiền lớn để làm việc, cũng có anh em gánh vác trách nhiệm quyên góp.

Phải chi mình ở vào những đời Ðinh Lý Lê Trịnh thuở xưa, thì chỉ vung cánh tay mà kêu lên một tiếng, tức thời sóng dậy sấm vang chỉ là việc thành trong khoảng giây lát mà thôi.
Nhưng đời nay thì khác hẳn. Từ lúc đời có súg đạn phát minh ra, bao nhiêu khí giới gọi là gươm giáo đao thương đã hóa ra đồ bỏ. Cái thứ để chặt cây làm mác kia, đời xưa người ta vác đi đánh Tần đuổi Sở được, chứ đời nay có dùng nó làm nên trò vè gì!

Phải biết võ khí của người Pháp tinh nhuệ hơn của người mình muôn ngàn lần. Còn khẩu súng nào ở trong tay người mình, thì ngày đêm có tướng tá Pháp gìn giữ coi chừng hoàị Trong hàng quân ngũ, từ chức cai đội trở lên cũng không có người mình được làm. Nếu muốn dỗ họ trở súng cộng sự với mình, lúc bình thường không phải là chuyện dễ; trừ khi nào có phát sinh đại chiến, họa chăng sự mưu tính mới được thực hiện.
Các ông sách sĩ (người chuyên nghĩ mưu tính kế) trong đảng chúng tôi lúc ấy, gặp phải một vấn đề to lớn khó khăn mà không sao giải quyết được, ấy chính là quân giới.
Trong nước ta có sở chế tạo quân giới nào, đều có binh lính Pháp chiếm giữ, canh gác cẩn mật, nếu bà con mình đi qua hơi liếc mắt nhìn mấy nơi đó cũng bị tội nặng lập tức. Như vậy thì chúng tôi có nhúng tay vô chỗ nào mà lấy khí giới được đâu!

Muốn mua khí giới ở ngoại quốc chở vào cho mình lại cũng không được. Là vì bao nhiêu cửa biển trong nước, cửa nào cũng có nhà chuyên trách của Bảo Hộ cắt đặt, khám xét dò la hết sức nghiêm ngặt. Dầu cho mình mua ở ngoài được, nhưng với một số quân giới rất nhiều, mình có phép tiên, chước quỷ gì mà vận tải nó lọt vô xứ này cho nổi ?
Anh em chúng tôi lo quanh tính quẩn, mất nhiều ngày giờ mà chỉ có vấn đề quân giới, mỗi khi nghĩ đến, ai nấy bức rức lo âu, cám cảnh mình thiếu mất 1 món thứ nhất cần dùng, rồi nhớ lại chuyện Châu lang đời xưa nếu không có ngọn gió đông thì lấy gì mà đánh trận Xích Bích.

*

Cách không bao lâu, bỗng dưng có những tiếng súng nổ ở Lữ Thuận, Liêu Ðông, lướt theo sóng gió vang dội tới đây làm rung động chói chát lỗ tai anh em chúng tôi. Trận Nga - Nhật chiến tranh (1904) mà Nhật đại thắng thật có chỗ hay cho chúng tôi rất lớn. Trong óc chúng tôi đến đây có một thế giới mới lạ mở rạ Nước Nam ta trước khi chưa có Pháp quốc bảo hộ, chỉ biết thế gian này có nước Tàu mà thôị Tới lúc có Pháp quốc bảo hộ ta rồi thì ta lại chỉ biết có Pháp quốc. Thế giới đổi dời, phong trào mới lạ, thật bà con ta chưa hề mộng tưởng tới đó. Chúng tôi bôn tẩu quốc sự bao lâu, nghĩ có mất xác rụng đầu cũng chẳng sợ, nhưng bất quá là bị cái thiên lương vì nước lo toan nó bắt buộc mình phải vậy đó thôi, chứ đến quy mô xây dựng độc lập ra sao, thì lúc ấy chúng tôi vẫn còn mơ màng như người đi giữa đám sương sa mịt mù vậỵ.

Từ hồi bỏ nước đi ra ngoài, đầu óc mắt tai mình mới là bắt đầu biến đổị Nhưng không thể nào không bảo được rằng đó là nhờ trận Nhật - Nga đánh nhau đã làm vang bóng cho tâm não chúng tôị Than ôi ! Ðến giữa thế kỷ 19, gió Mỹ mưa Âu đã làm ồn ào vũ trụ, vậy mà ngó lại nước mình vẫn còn đang ở trong cơn mơ mộng ngủ saỵ Lúc bấy giờ dân ta còn mù mit chuyện đời đã đành, không trách gì được. Nhưng ngay đến hạng người trồi đầu khét tiếng như tôi mà cũng như ếch nằm đáy giếng, khiến ở trong hang, có hiểu biết chuyện đời là gì đâụ Nghĩ trong thế giới có thứ người đáng buồn cười mà cũng đáng thương xót, không còn ai hơn bà c
Bài liên quan

Lý Hạ 李賀

Thi quỷ Lý Hạ 李賀 (790-816) thuộc dòng dõi tôn thất nhà Đường, cực kỳ thông minh đĩnh ngộ, khi mới lên bảy đã biết làm thơ. Danh sĩ đương thời là Hàn Dũ nghe tiếng Hạ bèn cùng Hoàng Phủ Thực đến nhà. Hai người muốn thử tài nên bắt Hạ làm thơ. Hạ thản nhiên cầm bút viết ngay bài Cao hiên quá trình ...

Nguỵ Khắc Tuần 魏克循

Nguỵ Khắc Tuần 魏克循 (1799-1854) là danh sĩ đời Minh Mệnh (1820-1841), hiệu Thiện Thủ, quê xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Bính Tuất 1826, ông đỗ tiến sĩ lúc 27 tuổi, làm Tuần phủ, rồi làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên nổi tiếng thanh liêm. Về sau ông làm đến Thượng thư bộ hộ, kiêm Tổng tài ...

Viên Thành thiền sư 員成禪師

Viên Thành thiền sư 員成禪師 (1879-1928) còn gọi là Viên Thành thượng nhân, thế danh là Công Tôn Hoài Trấp, sinh tại Thừa Thiên Huế. Ông xuất gia năm 1895 khi 16 tuổi tại chùa Ba La Mật và học với thiền sư Viên Giác cho đến khi thiền sư viên tịch vào năm 1900. Năm 1901, ông thọ giới trong giới đàn Phú ...

Nguyễn Văn Lý

Nguyễn Văn Lý 阮文里 (1765-1868) tự là Tuần Phủ 循甫 hiệu là Chí Đình 志亭 biệt hiệu là Đông Khê 東溪. Ông là nhà thơ, nhà văn đời Nguyễn. Tác phẩm có: Đông Khê thi tập, Chí Hiên thi thảo, Đông Khê văn tập. Tác phẩm dịch ra tiếng Việt: - Tuyển tập thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý (1795-1868), Nhiều người dịch, ...

Ông Ích Khiêm

Ông Ích Khiêm (1829-1884) quê Phong Lệ, Hoà Thọ, Hoà Vang, Quảng Nam, đỗ Cử Nhân, làm việc tại Nội các, tri huyện Kim Thành, Hải Dương, dẹp tan giặc cướp ở Cao Bằng, thăng chức Tham tri bộ binh. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thán phục nhưng ghen ghét thầm, tìm cách hại ông. Khi bị cách chức ...

Nguyễn Huy Hổ 阮輝琥

Nguyễn Huy Hổ 阮輝琥 (1783-1841) trước có tên là Nguyễn Huy Nhiệm (hay Nhậm), tự Cách Như, hiệu Liên Pha, quê huyện La Sơn (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), con Nguyễn Huy Tự. Ông lấy cháu gái Cảnh Hưng, nên khi nhà Lê mất, ông không đi thi, ở nhà làm thuốc. Nguyễn Huy Hổ lại giỏi thiên văn. Năm ...

Nguyễn Văn Thành 阮文誠

Nguyễn Văn Thành 阮文誠 (1757-1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn và là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn (vua Gia Long) - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam (1802-1945). ...

Nguyễn Tư Giản 阮思僩

Nguyễn Tư Giản 阮思僩 (1823-1890) hiệu Thạch Nông 石農, Vân Lộc 雲麓, tự Tuân Thúc 洵叔, quê huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay là huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nổi tiếng hay chữ, đỗ hoàng giáp, làm quan đến chức thượng thư bộ Lại, có đi sứ Trung Quốc. Nguyễn Tư Giản có điều trần về việc đắp đê ở Bắc Kỳ và ...

Phạm Quý Thích 范貴適

Phạm Quý Thích 范貴適 sinh ngày 19 tháng 10 năm Canh Thìn (25-12-1760), tự Dữ Đạo, hiệu Lập Trai 立齋, hiệu Thảo Đường cư sĩ, người xã Hoa Đường, tỉnh Hải Dương, đậu tiến sĩ năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779), làm quan giữ chức Thiêm sai tri công phiên. Gia Long lên ngôi, ông được bổ làm đốc học, được ít lâu ...

Phạm Đình Hổ 范廷琥

Phạm Đình Hổ 范廷琥 (1768-1839) tự Tùng Niên 松年, Kiều Niên 喬年, Bỉnh Trực 秉直, hiệu Đông Dã Tiều 東野樵, tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là học giả, và là nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Ông sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...