Phạm Đình Hổ 范廷琥

Phạm Đình Hổ 范廷琥 (1768-1839) tự Tùng Niên 松年, Kiều Niên 喬年, Bỉnh Trực 秉直, hiệu Đông Dã Tiều 東野樵, tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là học giả, và là nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Ông sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương). Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu Cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm, Thăng Long) năm Giáp Ngọ (1774). Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ bày tỏ chí rằng: “Làm người con trai phải lập thân hành đạo... Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...” Tuy học và đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến Sinh đồ (tức Tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống. Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền... Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho dạy học ở quê. Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được. Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được. Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tính hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật...nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ. Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi. Về tác phẩm, Phạm Đình Hổ vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường. Và nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn có giá trị thuôc đủ mọi lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lý,... tất cả đều bằng chữ Hán. Hiện còn lưu trữ 22 tác phẩm, trong số đó đáng kể là: - An Nam chí: ghi chép về nước An Nam. - Ô châu lục: ghi chép về châu Ô. - Kiền khôn nhất lãm: cái nhìn tổng quát về trời đất. - Lê triều hội điển: điển chương pháp luật triều Lê. - Đạt Man quốc địa đồ: Chân Lạp địa đồ. - Ai Lao sứ trình: hành trình đi sứ Ai Lao. - Bang giao điển lệ: phép tắt luật bang giao. - Nhật dụng thường đàm: từ điển từ ngữ và tri thức thông dụng. - Hy kinh lãi trắc: giải thích ngắn gọn về bộ kinh của Phục Hy. Ngoài ra còn nhiều bộ sách khác như: Quốc sử tiểu học, Hành tại diện đối, Quốc thư tham khảo, Châu Phong tạp kho, Châu Phong thi tập v.v... Về sáng tác văn học có hai tập bút ký: - Vũ trung tuỳ bút - Tang thương ngẫu lục (hợp soạn với Nguyễn Án). Và hai tập thơ: - Đông Dã học ngôn thi: tập thơ học nói của Đông Dã. - Tùng cúc liên mai tứ hữu: Bốn người bạn thông, cúc, sen, mai. Qua hai tập bút ký và thơ của ông, người đọc thấy Phạm Đình Hổ đã đứng trên lập trường Nho giáo chính thống, để vừa luyến tiếc và lý tưởng hoá dĩ vàng vàng son của giai cấp phong kiến...vừa bày tỏ thái độ phê phán và bất mãn trước những cảnh đời suy thói tệ, bởi sự bất tài, bất lực, sa đoạ của giới thống trị. Nhờ có một số tri thức sâu rộng, nên lĩnh vực nào cũng được ông tìm hiểu và ghi chép lại khá tường tận. Về phương diện văn chương, ký là thể tài thuộc sở trường của ông. Ở chúng, đa phần đều giàu chất văn học và tính chân thực. Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá, những bài viết ấy, quả là những tài liệu bổ ích và lý thú. Trong thơ ông, bên cạnh những bài viết về cái nghèo khổ, cái bất đắc chí của mình; về tình cảm bạn bè, cảm quan lịch sử... còn có một số bài viết về các thiếu nữ trẻ trung & ngây thơ khá độc đáo. Tham khảo: - Phạm Đình Hổ, Vũ Trung tuỳ bút (bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến). Nxb Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy Văn học TP. HCM, 1989. - Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục (bản dịch của Trúc Khê). Nxb VHTT in lại năm 2000. - Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu Sài Gòn ấn hành năm 1968. - Nhiều người soạn, Từ điển Văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004. - Nhiều người soạn, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ 13-nửa đầu thế kỷ 19 (tập 3). Nxb Văn học, 1978. - Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb KHXH, 1992. - Tạ Ngọc Liễn, Danh nhân văn hoá trong lịch sử Việt Nam. Nxb Thanh Niên, 2008. Phạm Đình Hổ 范廷琥 (1768-1839) tự Tùng Niên 松年, Kiều Niên 喬年, Bỉnh Trực 秉直, hiệu Đông Dã Tiều 東野樵, tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là học giả, và là nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Ông sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương). Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu Cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm, Thăng Long) năm Giáp Ngọ (1774). Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ bày tỏ chí rằng: “Làm người con trai phải lập thân hành đạo... Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...” Tuy học và đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến Sinh đồ (tức Tú tài) vào khoảng cuối đ… Đông dã học ngôn thi tập - 東野學言詩集 Vũ trung tuỳ bút - 雨中隨筆

Phạm Đình Hổ 范廷琥 (1768-1839) tự Tùng Niên 松年, Kiều Niên 喬年, Bỉnh Trực 秉直, hiệu Đông Dã Tiều 東野樵, tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là học giả, và là nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Ông sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương). Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu Cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm, Thăng Long) năm Giáp Ngọ (1774).

Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ bày tỏ chí rằng: “Làm người con trai phải lập thân hành đạo... Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...” Tuy học và đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến Sinh đồ (tức Tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống. Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền... Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho dạy học ở quê.

Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.

Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được. Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tính hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật...nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ. Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi.

Về tác phẩm, Phạm Đình Hổ vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường. Và nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn có giá trị thuôc đủ mọi lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lý,... tất cả đều bằng chữ Hán. Hiện còn lưu trữ 22 tác phẩm, trong số đó đáng kể là:
- An Nam chí: ghi chép về nước An Nam.
- Ô châu lục: ghi chép về châu Ô.
- Kiền khôn nhất lãm: cái nhìn tổng quát về trời đất.
- Lê triều hội điển: điển chương pháp luật triều Lê.
- Đạt Man quốc địa đồ: Chân Lạp địa đồ.
- Ai Lao sứ trình: hành trình đi sứ Ai Lao.
- Bang giao điển lệ: phép tắt luật bang giao.
- Nhật dụng thường đàm: từ điển từ ngữ và tri thức thông dụng.
- Hy kinh lãi trắc: giải thích ngắn gọn về bộ kinh của Phục Hy.
Ngoài ra còn nhiều bộ sách khác như: Quốc sử tiểu học, Hành tại diện đối, Quốc thư tham khảo, Châu Phong tạp kho, Châu Phong thi tập v.v...

Về sáng tác văn học có hai tập bút ký:
- Vũ trung tuỳ bút
- Tang thương ngẫu lục (hợp soạn với Nguyễn Án).

Và hai tập thơ:
- Đông Dã học ngôn thi: tập thơ học nói của Đông Dã.
- Tùng cúc liên mai tứ hữu: Bốn người bạn thông, cúc, sen, mai.

Qua hai tập bút ký và thơ của ông, người đọc thấy Phạm Đình Hổ đã đứng trên lập trường Nho giáo chính thống, để vừa luyến tiếc và lý tưởng hoá dĩ vàng vàng son của giai cấp phong kiến...vừa bày tỏ thái độ phê phán và bất mãn trước những cảnh đời suy thói tệ, bởi sự bất tài, bất lực, sa đoạ của giới thống trị.

Nhờ có một số tri thức sâu rộng, nên lĩnh vực nào cũng được ông tìm hiểu và ghi chép lại khá tường tận. Về phương diện văn chương, ký là thể tài thuộc sở trường của ông. Ở chúng, đa phần đều giàu chất văn học và tính chân thực. Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá, những bài viết ấy, quả là những tài liệu bổ ích và lý thú.

Trong thơ ông, bên cạnh những bài viết về cái nghèo khổ, cái bất đắc chí của mình; về tình cảm bạn bè, cảm quan lịch sử... còn có một số bài viết về các thiếu nữ trẻ trung & ngây thơ khá độc đáo.

Tham khảo:
- Phạm Đình Hổ, Vũ Trung tuỳ bút (bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến). Nxb Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy Văn học TP. HCM, 1989.
- Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục (bản dịch của Trúc Khê). Nxb VHTT in lại năm 2000.
- Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu Sài Gòn ấn hành năm 1968.
- Nhiều người soạn, Từ điển Văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004.
- Nhiều người soạn, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ 13-nửa đầu thế kỷ 19 (tập 3). Nxb Văn học, 1978.
- Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb KHXH, 1992.
- Tạ Ngọc Liễn, Danh nhân văn hoá trong lịch sử Việt Nam. Nxb Thanh Niên, 2008.
Phạm Đình Hổ 范廷琥 (1768-1839) tự Tùng Niên 松年, Kiều Niên 喬年, Bỉnh Trực 秉直, hiệu Đông Dã Tiều 東野樵, tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là học giả, và là nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Ông sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương). Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu Cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm, Thăng Long) năm Giáp Ngọ (1774).

Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ bày tỏ chí rằng: “Làm người con trai phải lập thân hành đạo... Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...” Tuy học và đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến Sinh đồ (tức Tú tài) vào khoảng cuối đ…

Đông dã học ngôn thi tập - 東野學言詩集

Vũ trung tuỳ bút - 雨中隨筆

Bài liên quan

Trần Mỹ 陳美

Trần Mỹ 陳美 quê làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, làm quan tuần phủ Phú Thọ, Thái Bình, rồi Hà Nam. Ông là thân phụ của Khái Hưng Trần Khánh Giư (1895-1946), thành viên nhóm Tự lực văn đoàn. Cổ phần lý khúc - 古汾俚曲

Nguyễn Khuyến 阮勸

Nguyễn Khuyến 阮勸 (1835-1909) tên thật là Nguyễn Thắng 阮勝, hiệu Quế Sơn 桂山, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. ...

Trịnh Đình Thái

Trịnh Đình Thái, đỗ thám hoa năm Đinh Mùi 1847 đời vua Thiệu Trị.

Hồ Viết Trung

Hồ Viết Trung (?-1933) quê Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An, là y tá, tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, rồi Đảng Cộng sản Đông Dương, bị bắt giam ở Lao Bảo, mất trong tù.

Vũ Tông Phan 武宗璠

Vũ Tông Phan 武宗璠 (1800-1851) tự là Hoán Phủ, hiệu Đường Xuyên và Lỗ Am, quê làng Lương Đường, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Hưng). Ông đỗ tiến sĩ năm Bính Tuất (1826), ra làm quan với nhà Nguyễn một thời gian rồi từ quan về ngụ tại thôn Tự Tháp, phường Báo Thiên, ...

Hoàng Cao Khải 黃高啟

Hoàng Cao Khải 黃高啟 (1850-1933) tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê Đông Thái, Hà Tĩnh, đỗ cử nhân đời Tự Đức, làm tri huyện Thọ Xương, án sát Lạng Sơn, tuần phủ Hưng Yên, quyền tổng đốc Hải Dương, khâm sai kinh lược sứ Bắc Kỳ, cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, thượng thư bộ binh. Hầu hết các sĩ phu ...

Tùng Thiện Vương 從善王, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, 阮福綿審

Tùng Thiện Vương 從善王 (1819-1870) vốn tên lúc lọt lòng là Nguyễn Phúc Hiện 阮福晛, sau được cải thành Nguyễn Phúc Miên Thẩm 阮福綿審, tự Thận Minh 慎明, Trọng Uyên 仲淵, hiệu Thương sơn cư sĩ 倉山居士, biệt hiệu Bạch hào tử 白毫子, là con trai thứ mười của vua Minh Mạng và là bạn thơ chí tình của Cao Bá Quát. Cổ duệ ...

Trần Tế Xương 陳濟昌, Tú Xương

Trần Tế Xương 陳濟昌 (1870-1907), tên khai sinh là Trần Duy Uyên, hiệu Vị Thành, làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân từ một gia đình thanh bạch. Đường khoa cử của ông lận đận: đi thi từ năm 15 tuổi nhưng hỏng hoài, mãi tới năm 24 tuổi (1894) mới đỗ Tú gài. Sau đó ông lại trượt Cử ...

Phan Tòng

Phan Tòng (?-1870) là nghĩa sĩ chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Ông quê ở Bình Đông, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tham gia nghĩa quân Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản) và chiến đấu liên tục suốt hai năm 1867-1868. Khi Tôn, Liêm ra Huế, ông vẫn tiếp tục chiến đấu ở Ba Tri. Phan Tòng hi sinh ...

Tú Quỳ Huỳnh Quỳ

Huỳnh Quỳ (1828-1926) hiệu Hướng Dương, người đời thường gọi là Tú Quỳ vì chỉ đỗ Tú tài, là là nhà giáo, nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn. Theo gia phả hệ tộc Huỳnh (hay Hoàng) ở Giảng Hoà, Huỳnh Quỳ sinh ngày 15 tháng 5 năm Mậu Tý (1828) dưới triều vua Minh Mạng, tại Giảng Hoà, xã Lộc Quý, huyện Đại ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...