Nguyễn Văn Thành 阮文誠 (1757-1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn và là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn (vua Gia Long) - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).
Nguyễn Văn Thành sinh năm Đinh Sửu (1757), tiên tổ của ông người Quảng Điền, phủ Thừa Thiên, tằng tổ là Nguyễn Văn Toán dời vào Gia Định. Tổ là Nguyễn Văn Tính lại dời đến ở Bình Hòa. Cha là Nguyễn Văn Hiền lại dời vào Gia Định.
Sử cũ ghi: "Nguyễn Văn Thành trạng mạo đẹp đẽ, tính trầm nghị, thích đọc sách, tài võ nghệ".
Năm 1773, ông cùng cha ra tận đất Phú Yên ngày nay để theo Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, chống Tây Sơn.
Năm 1775, tháng 7 âm lịch, Phú Yên bị đánh úp, cai đội Nguyễn Văn Hiền tử trận.
Năm 1778, ông theo Nguyễn Văn Hoàng đóng đồn ở Phan Rí. Khi Nguyễn Văn Hoàng mất, Nguyễn Ánh cho triệu ông về.
Năm Bính Ngọ (1786), ông cùng Lê Văn Quân giúp Xiêm đánh tan quân Miến Điện ở Sài Nặc (trên đất Xiêm), vua Xiêm thán phục trở về đem vàng, lụa đến tạ, lại ngỏ ý một lần nữa giúp quân cho Nguyễn Ánh thu phục Gia Định. Nguyễn Ánh triệu chư tướng hội bàn, ông tâu rằng: "Vua Thiếu Khang chỉ một lữ còn dựng được cơ đồ nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh mà thừa chỗ sơ hở thì việc có thể làm được, lính Xiêm tàn ngược, không nên nhờ họ giúp, nếu nhờ binh lực họ mà thành công lại có sự lo sau, không bằng cứ yên tĩnh để chờ cơ hội là hơn". Vua cho phải, việc ấy bèn thôi.
Năm 1787, vào mùa thu, Đại Nam Liệt Truyện ghi: ...trận đánh ở Mỹ Tho, quân ta thất lợi. Hoặc có người bảo Thành về ẩn quê nhà, để đợi thời cơ. Thành nói rằng: "Nghĩa cả vua tôi sống chết vẫn theo đi, sự thành bại nhờ trời, ta đoán trước sao được, và nhân bị quở mà đi, nhân thua mà trốn là phản phúc, tiền nhân ta không làm thế."
Năm 1801, ông lãnh ấn Khâm Sai Chưởng Tiền Quân, Bình Tây Đại Tướng Quân, tước Quận Công.
Ông là người "biết chữ, hiểu nghĩa sách, biết đại thể, ở trong chư tướng, vua trọng Thành hơn cả, không cứ việc lớn việc nhỏ đều hỏi để quyết đoán. Mỗi khi ông đến chầu vua cho ngồi thong dong hỏi han, ông cũng đem hết sức tiềm tàng, tình hình ngoài biên, sự đau khổ của dân, kế hoạch nhà nước, mưu kế việc binh, biết điều gì là nói hết, cũng nhiều bổ ích".
Về tài cầm binh của ông, theo nhiều nhà nghiên cứu thì ông là người "phân tích kĩ lưỡng, đâu là điểm mạnh, đâu là thế yếu, rồi mới quyết đoán, lúc tiến, khi lui nhằm giảm thiểu hao tổn tướng sĩ".
Năm 1802, vua Gia Long nghĩ Bắc Hà mới bình định, dân vật đổi mới, cố đô Thăng Long lại là trung tâm của Bắc thành với nghìn năm văn hiến đồng thời cũng là nơi đã từng chứng kiến bao cuộc thăng trầm của lịch sử dân tộc, nên được trọng thần để trấn thủ bèn phong cho ông làm Tổng trấn Bắc thành, còn vua trở về kinh đô Phú Xuân (tức Huế ngày nay). Ban cho sắc ấn trong ngoài mười một trấn đều thuộc vào cả, các việc truất nhắc quan lại, xử quyết việc án, đều được tiện nghi làm việc, sau mấy năm mà đất Bắc Hà được yên trị.
Vào tháng Chạp năm 1802, tại Thuận Hóa, ông đứng chủ tế ở lễ truy điệu các tướng sĩ bỏ mình trong cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh với lực lượng Tây Sơn. Ông đã soạn bài Văn Tế Tướng Sĩ Trận Vong, lúc tế ông đọc bài văn này, lấy cái cảm tình của một ông võ tướng mà giải bày công trạng anh hùng của kẻ đã qua, thổ lộ tấm lòng thương tiếc của người còn lại, lời văn thống thiết, giọng văn hùng hồn, đây thật là một áng văn chương tuyệt bút của nền văn học Việt Nam.
Là một võ tướng, Nguyễn Văn Thành lại rất coi trọng việc học, cùng thời gian sửa sang lại Bắc Thành, ông đã cho tu bổ Văn Miếu-Quốc Tử Giám, dựng thêm Khuê Văn Các, đây là một kiến trúc có giá trị văn hóa và thẩm mỹ, công việc được hoàn thành vào mùa thu năm 1805.
Năm 1809, gặp Bắc Thành dân đói, ông dâng sớ tâu: "Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu. Sau khi các trấn bị thiên tai, nhân dân ngày càng đói lắm, xin bàn cách phát chẩn và cho vay để đỡ túng ngặt cho dân". Vua đều nghe theo.
Năm 1810, ông được triệu về kinh, lãnh ấn Trung Quân, rồi được giao cử chức tổng tài trong việc soạn bộ Hoàng Việt Luật Lệ (thường được gọi là luật Gia Long). Bộ luật có hai phần, chia làm hai mươi hai quyển, có tất cả ba trăm chín mươi tám điều, ban hành năm 1812, đến năm 1815 được khắc in và định Quốc Sử. Hoàng Việt Luật Lệ là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất lúc bấy giờ.
Học giả người Pháp tên là Philastre khi đến Việt Nam vào giữa thế kỷ 19 là người am tường Hán học, lịch sử, phong tục, tín ngưỡng và các thể chế của nước Nam, đã nghiên cứu, phân tích, so sánh những điểm giống và khác nhau giữa bộ luật Gia Long với các bộ luật Trung Hoa, nhất là với bộ luật nhà Thanh.
Trước khi ban hành, Nguyễn Văn Thành có dâng sớ tâu lên vua Gia Long, trong sớ ông trình bày về việc: "...đặt lại quy tắc khoan hồng và thưởng phạt. Khi xem đến luật triều Thanh, đức Thánh thượng nhận thấy đó là bộ luật gồm đủ các sắc luật của các triều đại trước, nên ban sắc chỉ dạy các quan đem ra bàn bạc, xem xét cùng hạ thần ngỏ hầu chọn lấy những gì khả dĩ soạn thành bộ luật riêng để dùng trong nước... Sách đã dạy: Trừng phạt để về sau không còn phải trừng phạt nữa, đặt ra tội hình để về sau không còn phải dùng đến tội hình nữa. Điều đó há chẳng phải là điều mà Đức Thánh thượng hằng mong muốn hay sao?"
Hoàng Việt Luật Lệ xếp theo sáu loại: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công luật. Cũng giống như luật Hồng Đức, đây là một bộ luật phối hợp, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thuộc nhiều lãnh vực khác nhau: từ luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân gia đình đến cả luật hành chính, luật tài chính, luật quân đội và luật quốc tế. Hoàng Việt Luật Lệ là luật thực định của một triều đại tồn tại hơn một thế kỉ và nó góp phần ổn định trật tự xã hội, củng cố các phong tục, tập quán cổ truyền tốt đẹp của dân tộc cùng với nhiều định chế rất tiến bộ.
Năm 1815, người con trưởng của ông là ông Nguyễn Văn Thuyên đỗ hương cống, vốn là người hâm mộ văn chương, thường làm thơ, ngâm vịnh văn thơ với những kẻ sĩ. Bấy giờ nghe người ở Thanh Hóa là Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận có tiếng hay chữ, ông Thuyên có làm bài thơ tặng, thơ rằng:
Văn đạo Ái Châu đa tuấn kiệt,
Hư hoài trắc tịch dục cầu ty.
Vô tâm cửu bảo Kinh Sơn phác,
Thiện tướng, phương tri Ký Bắc kỳ.
U cốc hữu hương thiên lý viễn,
Cao vương minh phượng cửu thiên tri.
Thư hồi được đắc Sơn trung tể,
Tá ngã kinh luân chuyển hóa ky.
Dịch nôm là:
Ái châu nghe nói lắm người hay,
Ao ước cầu hiền đã bấy nay.
Ngọc phác Kinh Sơn tài sẵn đó,
Ngựa kỳ Ký Bắc biết lâu thay.
Mùi hương hang tối xa nghìn dặm,
Tiếng phượng gò cao suốt chín mây.
Sơn tể phen này dù gặp gỡ,
Giúp nhau xoay đổi hội cơ này.
Một số người vốn có tị hiềm với ông dựa vào hai câu cuối của bài thơ mà lập luận, suy đoán, thêu dệt thành ý phản loạn, truất ngôi vua.
Mọi việc kêu oan của ông đều không được Gia Long minh xét. Ông nói với Thống chế Thị Trung lúc bấy giờ là Hoàng Công Lý : "Án đã xong rồi vua bắt bề tôi chết, bề tôi không chết, không phải là trung". Ông buộc phải uống thuốc độc tự tử trong ngục vào năm Đinh Sửu (1817), hưởng thọ sáu mươi tuổi. Con trai ông là Nguyễn Văn Thuyên thì bị xử án chém.
Nguyễn Văn Thành là bậc nho tướng, giỏi việc quân, chuộng văn chương, biết dùng người hiền tài, mang phong thái của một mạnh thường quân, việc tài chánh, giao thiệp với ngoại bang, biên soạn hình luật, không gì không làm được.
Sách Đại Nam Liệt Truyên còn ghi: "...Thành có văn võ tài lược, lâm trận dụng binh mưu lược rồi mới đánh cho nên ít khi thua, lúc đầu trung hưng, công ấy tốt lắm. Đến khi Bắc hà đã định, một mình đương công việc Tổng trấn không động đến lời nói nét mặt mà trộm giặc đều yên, bày mưu chốn miếu đường, bày tâu sự nghị đều được thi hành, có thể gọi là người có mưu giỏi trị nước..."
Năm 1847, Tự Đức lên ngôi, truy xét công trạng, lại chiếu giải oan án và phong chức tước cho con cháu Nguyễn Văn Thành.
Nguyễn Văn Thành 阮文誠 (1757-1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn và là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn (vua Gia Long) - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).
Nguyễn Văn Thành sinh năm Đinh Sửu (1757), tiên tổ của ông người Quảng Điền, phủ Thừa Thiên, tằng tổ là Nguyễn Văn Toán dời vào Gia Định. Tổ là Nguyễn Văn Tính lại dời đến ở Bình Hòa. Cha là Nguyễn Văn Hiền lại dời vào Gia Định.
Sử cũ ghi: "Nguyễn Văn Thành trạng mạo đẹp đẽ, tính trầm nghị, thích đọc sách, tài võ nghệ".
Năm 1773, ông cùng cha ra tận đất Phú Yên ngày nay để theo Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, chống Tây Sơn.
Năm 1775, tháng 7 âm lịch, Phú Yên bị đánh úp, cai đội Nguyễn Văn H…
Trong bài "văn tế chiến sỹ trận vong" của Nguyễn Văn Thành có chép là:
"Cùng lòng trung nghĩa khác số đoãn tên;
Nửa cuộc công danh phân chia kim cổ."
Tôi chỗ tôi đã học năm lớp đệ tam và cón nhớ đến bây iờ thì câu trên phải là:
"Cùng lòng trung nghĩa khác số đoản tu" (đoản là ngắn, tu là dài)
và "nửa cuộc công danh, chia phần kim cổ"
Tương tợ: Đã chép "sơn phong hải lễ", theo tôi được biết, phải là "sơn phong hải lệ"
Xin mạo muội tham góp cùng ban biên tập.
Trần Ngọc Châu
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook