Danh sách Tác giả - Trang 117

Trương Thức 張栻

Trương Thức 張栻 (1133-1180) còn có tên nữa là Lạc Trai, tự Kính Phu, hiệu Nam Hiên. Ông là con của Tể tướng Trương Tuấn Chi đời Tống Cao Tông. Ông quê ở Hán Châu, Miên Trúc, sau chuyển đến ở Hành Dương. Từng giữ chức Lại bộ thị lang. Tác phẩm có "Nam Hiên tập".

Lưu Quá 劉過

Lưu Quá 劉過 (1154-1206) tự Cải Chi, hiệu Long Châu Đạo Nhân, là một từ nhân hào phóng, và cũng là một từ nhân ái quốc, cực lực chủ trương bắc phạt, ông có tập Long Châu từ lưu lại hậu thế. Từ của ông không hạn chế trong từ luật nên rất tự nhiên bàng bạc.

Trừ Tái Tư 徐再思

Trừ Tái Tư 徐再思, tản khúc gia đời Nguyên, năm sinh mất không rõ, tự Đức Khả 德可, do thích ăn kẹo ngọt nên lấy hiệu Điềm Trai 甜齋, người Gia Hưng, Chiết Giang. Ông sống cùng thời và tề danh với Thực Vân Thạch 貫雲石, vì vậy Vân Thạch lấy hiệu Toan Trai 酸齋, tản khúc của hai người được người đời gọi là "Toan ...

Tưởng Tiệp 蔣捷

Tưởng Tiệp 蔣捷 (1245?-1301?) tự Thắng Dục 勝欲, hiệu Trúc Sơn 竹山, người Nghi Hưng tỉnh Giang Tô. Sau khi nhà Tống mất, ông ẩn cư ở Trúc Sơn, người ta gọi ông là Trúc Sơn tiên sinh. Từ của ông bất luận nội dung nào đều phong cách tự do phóng khoáng, tác phẩm của ông có "Trúc Sơn từ" gần 100 bài.

Mộ Dung Nham Thanh thê 慕容岩卿妻

Mộ Dung Nham Thanh thê 慕容岩卿妻 không rõ tên họ thật, là vợ của một quan viên ở Cô Tô thời Nam Tống là Mộ Dung Nham Khanh, tác phẩm chỉ còn một bài từ.

Nhiếp Thắng Quỳnh 聶勝瓊

Nhiếp Thắng Quỳnh 聶勝瓊 là một danh kỹ ở Biện Kinh đời Tống. Lý Chi Vấn 李之問 đến kinh sư hai bên được dịp tương thân, sau khi cách biệt, nàng viết bài Giá cô thiên gửi cho Chi Vấn, và đây cũng là bài từ duy nhất của nàng còn chép tới nay.

Nhược Ngu thiền sư 若愚禪師

Nhược Ngu thiền sư 若愚禪師 (1055-1126) sinh năm Ất Mùi, niên hiệu Chí Hoà thứ 2 đời vua Nhân Tông triều Bắc Tống, quê ở Hải Diêm. Sư tục danh họ Mã 碼, tên chữ là Tử Phát 子發, hiệu là Túc Thành 肅成, được vua ban hiệu là Pháp Giám 法鑒, thuộc đời thứ 20 tông Thiên Thai, thế hệ thứ tư dòng phái tổ Từ Vân Tuân ...

Mặc Kỳ Nhã Ngôn 万俟雅言

Nhã Ngôn 万俟雅言 tự là Từ Ẩn, niên hiệu Sùng Ninh (1101-1106) được sung chức Đại thanh phủ chú soạn. Tác phẩm của ông có Đại thanh tập .

Tăng Địch 曾覿

Tăng Địch 曾覿 (1109-1180) tự Thuần Phủ 純甫, hiệu Hải dã lão nông 海野老農, người Biện Kinh (nay thuộc Khai Phong, Hà Nam).

Pháp Diễn thiền sư 法演禪師

Pháp Diễn 法演 (1024-1104) là thiền sư đời Tống, thuộc tông Lâm Tế, dòng Dương Kì. Sư nối pháp thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan. Sư họ tục là Đặng 鄧, quê ở Miên Châu, xuất gia năm 35 tuổi. Sau khi thụ giới cụ túc, sư chuyên học pháp môn Duy thức. Những thuyết này không giải đáp những thắc mắc nên Sư xuống ...

Thạch Hiếu Hữu 石孝友

Thạch Hiếu Hữu 石孝友 tự Thứ Trọng 次仲, người Nam Xương, Giang Tây, là từ nhân đời Nam Tống. Ông đỗ tiến sĩ năm Càn Đạo thứ 2 (1166) đời Hiếu Tông, nhưng quan lộ không thuận lợi, sau quy ẩn, lấy thi từ làm vui. Từ của ông đa phần miêu tả tình cảm nam nữ.

Thạch Sương Sở Viên thiền sư 石霜楚圓禪師

Thạch Sương Sở Viên thiền sư 石霜楚圓禪師 (986-1039) là tổ thứ 7 của Lâm Tế Tông. Quê ở Thanh Tương, Toàn Châu (nay là Quế Lâm, Quảng Châu). Tên tục là Lý 李, tính danh là Sở Viên 楚圓, tự là Tử Minh 慈明. Thuở nhỏ là nho sinh, theo nghiệp khoa cử, đến năm hai mươi tuổi sư hồi tâm chuyển ý, đến chùa An Tịnh ở ...

Tôn Thù 孫洙

Tôn Thù 孫洙 tự Cự Nguyên, chưa gia quan đã đỗ tiến sĩ. Niên hiệu Nguyên Phong (1078-1085) ông làm quan tới chức Hàn lâm học sĩ, chết tại chức. Từ của ông còn lưu lại không mấy, song rất có tiếng.

Thủ Sơn Tỉnh Niệm thiền sư 首山省念禪師

Thủ Sơn Tỉnh Niệm thiền sư 首山省念禪師 (926-993) là tổ thứ 5 dòng Lâm Tế Tông. Sư quê ở Lai Châu (Sơn Đông), tên tục là Địch. Sư xuất gia từ nhỏ tại chùa Nam Thiên ở quê nhà. Đến tuổi thành niên sư tu hạnh đầu đà. Sau khi thọ cụ túc, sư đi khắp thiền hội, thường tụng kinh Pháp Hoa (tức Diệu Pháp Liên Hoa ...

Tống Giang 宋江

Tống Giang 宋江 là thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, vào khoảng năm 1121 nổi dậy ở Lương Sơn (tỉnh Sơn Đông ngày nay) chống lại triều đình nhà Tống thanh thế rất lớn, hoạt động từ Sơn Đông tới Hà Bắc, đã được Thi Nại Am viết lại trong cuốn "Thủy hử".

Triệu Diên Thọ 趙延壽

Triệu Diên Thọ 趙延壽 (?-948) người Thường Sơn (nay là Chính Định, Hà Bắc) đời Liêu. Ông vốn họ Lưu, vì làm con nuôi Triệu Đức Quân nên đổi sang họ Triệu. Ban đầu làm quan cho Hậu Đường, thăng dần đến Khu mật sứ, ông đem quân đi dẹp, quân thua, ông bị nhốt ở Khiết Đan. Ở Liêu, ông làm quan đến chức Đại ...

Trần Giai 陳偕

Trần Giai 陳偕 hiệu Nguyệt Kính 月鏡, người Cao Bưu, Giang Tô đời Bắc Tống. Toàn Tống từ còn chép 3 bài của ông.

Trùng Hiển thiền sư 重顯禪師

Trùng Hiển Thiền sư 重顯禪師 (980-1052) họ Lý 李, tự Ẩn Chi 隱之, người Toại Ninh (Đồng Nam, Tứ Xuyên) là thiền tăng đời Tống. Bởi sư ở lâu nơi núi Tuyết Đậu nên người đời sau còn gọi ông là Tuyết Đậu thiền sư. Sau khi mất thuỵ là Minh Giác đại sư. Đệ tử có 84 người, đứng đầu là Thiên Y Nghĩa Hoài. Nguồn: ...

Vương An Quốc 王安國

Vương An Quốc 王安國 (1028-1074) tự là Bình Phủ 平甫, người Lâm Xuyên, Phủ Châu (nay thuộc Phủ Châu, Giang Tây). Ông là nhà thơ, nhà văn đời Bắc Tống và là em trai của Vương An Thạch. Năm đầu niên hiệu Hy Ninh đời Tống Thần Tông (1068), ông đỗ Tiến sĩ cập đệ. Vương An Quốc đã trải qua các chức: Phán quan ...

Vương Viêm 王炎

Vương Viêm 王炎 (1138-1218) tự Hối Thúc 晦叔, người Vụ Nguyên (nay thuộc Giang Tây), đỗ tiến sĩ năm Càn Đạo thứ 5 (1169), làm Sùng Dương chủ bạ, Đàm Châu giáo thụ, Lâm Tương tri huyện. Tác phẩm có Song khê tập 雙溪集.