Lịch sử Đại học - cao đẳng - Trang 118

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Đinh Sửu niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 (1697)

Trời mến hoàng gia, trung hưng nền trí trị, thần truyền thánh nối, khoa cử thịnh hành. Kính nghĩ: Hy Tông Chương hoàng đế nắm cơ đồ sẵn có, khôi phục quy mô trị bình. Lúc bấy giờ nhờ có Chiêu Tổ Khang vương 1 đem tài năng của bậc thánh, gánh trách nhiệm trọng đại của thiên hạ, một ...

Tác giả: Trần Bảo Ngọc viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 27 (1766)

Mừng nay hoàng đồ bền vững nam phương, quẻ Thái mở ra văn vận. Kính nghĩ: Hoàng thượng nắm tượng quẻ Càn, thân lĩnh mệnh Tốn. [Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư Thượng phụ Minh vương] thánh thần phò tá, văn võ kinh luân. Chuyên uỷ cho [Khâm sai Tiết chế các xứ thuỷ bộ chư quân ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 18 (1757)

Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 18, Hoàng thượng trẻ tuổi khiêm nhường hành đạo, muốn đồng đều cất nhắc để cầu tìm người hiền. Thực nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư Thượng phụ Minh vương] gắng hết lòng trung, cử hành thịnh điển. Mùa xuân năm đó, mở khoa thi Hội, đặc sai Đô đốc Đồng tri ...

Tác giả: Trần Bảo Ngọc viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Canh Thìn niên hiệu Dương Hòa năm thứ 6 (1640)

Niên hiệu Dương Hòa vào năm Canh Thìn, gặp thời nước nhà thịnh trị, chính buổi trọng danh hiền. Kính nay Hoàng thượng bệ hạ, thánh đức càng cao, xuống chiếu tiến cử người hiền. Thực nhờ Đại nguyên súy Thống quốc chính Sư phụ Thanh vương đào tạo thực học, chỉnh đốn kỉ cương, trị bình ngày ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 5 (1739)

Tiến sĩ đăng khoa được ban thứ bậc, khắc đá đề danh là để làm rạng rỡ điều tai nghe mắt thấy, lưu truyền tới đời sau, đó là thịnh điển tôn Nho của bản triều. Kính nghĩ: Thái thượng hoàng đế 1 bệ hạ coi trọng phép cũ, làm mẫu mực cho thánh đạo. Thực nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc chính ...

Tác giả: Trịnh Ngọc Trinh viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Thìn niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 8 (1712)

Năm Nhâm Thìn niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8, mùa xuân, tháng 3 tuân theo thành pháp, mở khoa đại tỉ. Đặc sai Đề điệu là Thiếu phó Đông Quận công Trịnh Hoàn, Tri Cống cử là Tham tụng Hình bộ Thượng thư Khánh Sơn bá Nguyễn Thế Bá, Giám thí là Bồi tụng Lại bộ Tả Thị lang Nhập thị Kinh diên Nhân ...

Tác giả: Trần Bảo Ngọc viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Canh Thân niên hiệu Vĩnh Trị năm thứ 5 (1680)

Công dụng của học thuật Nho gia thực có bổ ích cho trị đạo, đặt ra thi cử là để thu hút anh hào. Kính nghĩ: Quốc triều ta, Hy Tông Chương hoàng đế tư chất cứng mạnh, nắm giữ vận hội hanh thông. Thực nhờ Hoằng Tổ Dương vương chỉnh đốn càn khôn, chăm lo trị đạo, xem nhân văn để thi hành ...

Tác giả: Trịnh Ngọc Trinh viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 15 (1754)

Mừng nay cơ đồ lớn lao vững chắc như bàn thạch, văn trị hưng thịnh tựa nhím tủa lông 1 . Kính vâng: Hoàng thượng kế thừa nghiệp lớn, coi trọng giáo hoá đạo Nho. Thực nhờ [ Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư Thượng phụ Minh vương ] bốn phương phô trình mệnh nhà Hạ, trải phen mở ...

Tác giả: Lê Thị Khánh Huyền viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái năm thứ 8 (1727)

Khắc đá đề danh người đỗ khoa thi Tiến sĩ là quy chế tốt đẹp tác thành nhân tài của thánh triều ta. Kính nghĩ: Dụ Tông Hòa hoàng đế kế thừa ngôi báu, nắm thời vận đủ đầy. Thực nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư An vương] 1 hết sức mưu tính việc trị nước, lưu tâm tuyển chọn ...

Tác giả: Lê Thị Khánh Huyền viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Quý Sửu niên hiệu Hoằng Định năm thứ 14 (1613)

Nước nhà vận mở lớn lao, thánh đế thánh vương truyền nối. Kính Tông Huệ hoàng đế đảm đương mệnh lớn, nối giữ cơ đồ kế thừa chính thống, rộng mở nhân văn. Thực nhờ Thành Tổ Triết vương một lòng phò tá, chỉnh đốn kỷ cương, muốn được nhân tài chọn đúng thực chất. Bèn vào năm Quí Sửu mở khoa ...

Tác giả: Lê Thị Khánh Huyền viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Quý Mùi niên hiệu Chính Hòa năm thứ 24 (1703)

Trời giúp hoàng gia, sao Khuê mở vận sáng. Trọng Nho khoa kén kẻ sĩ, khoa mục do đó thịnh hành. Kính nghĩ: Hy Tông Chương hoàng đế nối giữ cơ đồ, vẻ vang nắm quyền trị nước, duy trì toàn vẹn, bảo vệ thái bình, dốc ý chuộng văn. Thực nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng thánh Phụ ...

Tác giả: Trịnh Ngọc Trinh viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Chính Hòa năm thứ 9 (1688)

Các khoa Tiến sĩ từ đầu quốc triều, nguyên trước chưa có lệ khắc bia. Thánh Tông Thuần hoàng đế thiên tư cao rộng, thánh học sáng láng, kế thừa cơ đồ lớn lao do tổ tông sáng nghiệp truyền lại, noi khuôn mẫu tốt đẹp cầu tìm nhân tài, định lệ 3 năm mở một khoa thi. Người đỗ đạt đã có sách ghi, ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 11:34 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Canh Dần niên hiệu Khánh Đức năm thứ 2 (1650)

Hoàng thượng lần thứ hai lên ngôi báu 1 đã được 2 năm, năm Canh Dần mùa đông thi Hội các sĩ nhân trong nước. Quan hữu ty chọn hạng ưu tú tất cả được 8 người. Đến ngày 12 tháng chạp, Hoàng thượng đích thân ra đề thi văn sách ở sân triều, hỏi về đạo lý làm chính sự. Đặc sai quan Đề điệu ...

Tác giả: Trần Bảo Ngọc viết 11:33 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức năm thứ 2 (1733)

Từng nghe nước nhà tô điểm trị bình, ắt tìm kiếm người hiền để làm trụ cột; triều đình chấn hưng văn giáo, tất phải biểu dương việc thiện để gây dựng tiếng tăm; thế thì điển lệ đề danh Tiến sĩ cũng do ở lẽ đó chăng? Kính nghĩ: Hoàng thượng bệ hạ đảm đương mệnh sáng, nối giữ cơ nghiệp lớn ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 11:33 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh năm thứ 3 (1731)

Mừng nay cơ đồ to lớn tựa sao Cơ trường thọ, văn trị ngời chiếu như ánh sáng sao Khuê. Kính vâng Hoàng thượng 1 nắm quẻ Càn, đổi mới vận mệnh. Thực nhờ [ Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư Uy vương ] 2 tạo tác muôn việc, cân nhắc lựa chọn nhân tài. Mùa đông tháng 10 năm ...

Tác giả: Lê Thị Khánh Huyền viết 11:33 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệu Quang Hưng năm thứ 21 (1598)

Trời mở vận thái, đời sinh thánh nhân. Hoàng triều ta từ Thái Tổ Cao hoàng đế dùng võ công định yên thiên hạ, lấy văn giáo đem lại thái bình, mở mang trường học làm nảy nở nghiệp văn. Thái Tông Văn hoàng đế dùng văn đức giữ phép cũ, chuộng chính học, lập giáo hóa, bắt đầu đặt khoa thi mà văn ...

Tác giả: Lê Thị Khánh Huyền viết 11:33 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Canh Dần niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 6 (1710)

Nhân tài là nguyên khí của nước nhà, nguyên khí vững chắc thì thế nước mạnh. Khoa mục là đường chính của sĩ tử, đường chính rộng mở thì thế đạo thái bình. Kính nghĩ: Hoàng thượng bệ hạ được nhường ngôi, kế thừa cơ nghiệp lớn, nắm giữ vận hội trị bình. Thực nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 11:33 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Ất Sửu niên hiệu Chính Hòa năm thứ 6 (1685)

Trời mở nền trí trị, vận thuộc thời Trung hưng. Hy Tông Chương hoàng đế kế nối cơ đồ, đảm đương mệnh sáng. Thực nhờ Chiêu Tổ Khang vương giúp nên thánh công, khuếch trương chính sự, tuân theo phép cũ, ba năm mở một khoa thi. Khoa Ất Sửu là năm thứ 10, Hoàng thượng lâm ngự chính sự. Bấy ...

Tác giả: Lê Thị Khánh Huyền viết 11:33 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Thìn niên hiệu Khánh Đức năm thứ 4 (1652)

Niên hiệu Khánh Đức thứ 4, rồng bay mùa xuân Nhâm Thìn, xuống chiếu mở khoa đại tỉ, thi Hội các sĩ nhân trong nước. Sĩ tử đến trường thi của Bộ Lễ hơn 2.000 người, quan hữu ti khảo xét tài nghệ văn chương, chọn được hạng xuất sắc từ Nguyễn Đình Chính đến Hồ Sĩ Dương tất cả 9 người. ...

Tác giả: Lê Thị Khánh Huyền viết 11:33 ngày 18/06/2018

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 4 (1743)

Nền thánh học lấy việc thân hiền làm gấp tất phải mở ra con đường bằng phẳng của khoa mục, bậc vương giả chuộng điều thiện vô cùng tất phải cử hành điển lễ biểu dương. Qui chế dựng bia Tiến sĩ có lẽ là vì lý do đó chăng? Kính nghĩ: Hoàng thượng bệ hạ thiên tư vượt trên thế tục, đang giữa ...

Tác giả: Trần Bảo Ngọc viết 11:33 ngày 18/06/2018