- 1 6 Bài soạn "Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" lớp 9 hay nhất
- 2 6 Bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 3 6 Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất
- 4 6 Bài soạn "Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học" lớp 7 hay nhất
- 5 10 Bài văn so sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lớp 9 hay nhất
- 6 6 Bài soạn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" hay nhất
- 7 8 Bài văn cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh lớp 9 hay nhất
- 8 6 Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 9 5 Bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất
- 10 6 Bài soạn "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất
Ngô Thì Sĩ 吳時仕
Ngô Thì Sĩ 吳時仕 (hoặc 吳時士, 1726-1780) tự Thế Lộc 世祿, hiệu Ngọ Phong 午風, là một nhà sử học, nhà thơ thuộc tầng lớp nho sĩ trí trức. Quê ông là làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (sau thuộc tỉnh Hà Đông, và nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là thân phụ Ngô Thì Nhậm, nhạc phụ Phan Huy Ích. Thuở nhỏ ...
Lê Hiến Tông 黎憲宗
Lê Hiến Tông 黎憲宗 (1497-1504) huý là Tăng, là con đầu của vua Lê Thánh Tông. Ông làm vua 8 năm, thọ 44 tuổi, khi mất được táng ở Dụ Lăng, Lam Sơn (Thanh Hoá). Sinh thời có sáng tác một số thơ.
Nguyễn Trực 阮直
Nguyễn Trực 阮直 (1417-1474) tên chữ là Công Dĩnh, hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Đông). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), đời Lê Thái Tông. Khi Lê Nhân Tông mất, ông cáo bệnh về hưu. Làm quan đến Hàn lâm ...
Phạm Như Xương 范如昌
Phạm Như Xương 范如昌 là một vị quan triều Nguyễn, sinh năm 1844 tại Quảng Nam, không rõ năm mất (có tài liệu cho rằng ông mất năm 1919), tự Phồn Sinh. Ông đỗ cử nhân năm 25 tuổi, đỗ tiến sĩ (Đình nguyên Hoàng giáp) năm Ất Hợi 1875 (32 tuổi), là một trong sáu người được mệnh danh là "Lục phụng bất tề ...
Nhữ Công Chân 汝公瑱
Nhữ Công Chân 汝公瑱 (1751-?) người xã Hoạch Trạch huyện Đường An, nay thuộc Hải Dương. Ông là cháu nội Nhữ Tiến Hiền, con của Nhữ Đình Toản và làm quan Hàn lâm Thị chế, Tri Công phiên, Thự Lễ bộ Hữu Thị lang. Dòng họ ông nhiều đời đăng khoa.
Viên Thông thiền sư 圓通禪師
Quốc sư Viên Thông 圓通 (1080-1151) tên thật là Nguyễn Nguyên Ức 阮元憶, người hương Cổ Hiền, sau dời nhà đến phường Thái Bạch, thành Thăng Long, là con thiền sư Bảo Giác 寳覺, giữ chức Tả hữu giai tăng lục đời Lý Nhân Tông (1072-1128). Do ảnh hưởng của gia đình nên ông xuất gia từ sớm, lấy pháp hiệu là ...
Nguyễn Thị Đài
Nguyễn Thị Đài (1752-1819) là con gái của Nguyễn Khản, sau lấy Nguyễn Huy Tự, tác giả truyện Hoa tiên . Cả dòng họ bên bà và chồng bà đều có truyền thống văn học. Tương truyền bà sáng tác nhiều thơ Nôm nhưng nay đa số đều thất lạc.
Ngô Nhân Tĩnh 吳仁靜
Ngô Nhân Tĩnh 吳仁靜 (1761-1813) tự Nhữ Sơn 汝山, hiệu Thập Anh 拾英. Ông là quan nhà Nguyễn và là nhà thơ có tiếng trong nhóm Bình Dương thi xã 平陽詩社. Ngô Nhân Tịnh vốn là người Minh Hương, quê gốc ở Quảng Đông (Trung Quốc). Khi nhà Thanh vào Trung Quốc, tiên tổ ông sang Gia Định lập nghiệp. Ông sinh tại ...
Hà Nhậm Đại 何任大
Hà Nhậm Đại 何任大 (1525-?), hiệu Hoằng Phủ, người huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đỗ tiến sĩ, làm quan với nhà Mạc đến chức thượng thư. Tác phẩm có Lê triều khiếu vịnh thi tập , làm theo thơ vịnh sử của Đặng Thoát Hiên đề vịnh công thần, võ tướng, danh nho, tiết nghĩa, sứ thần..., từ Lê Thái Tổ đến ...
Nguyễn Huy Lượng 阮輝諒
Nguyễn Huy Lượng 阮輝諒, nhà thơ Việt Nam, chưa rõ năm sinh. Nguyên quán làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, sau dời sang làng Lương Xã, huyện Chương Mỹ, nay thuộc Hà Tây. Ông đỗ Hương cống, làm quan nhà Lê chức Phụng Nghi - một chức quan nhỏ trong Bộ Lễ. Sau làm quan nhà Tây Sơn, đóng góp nhiều công sức với ...
Hồ Sĩ Đống 胡士棟
Hồ Sĩ Đống 胡士棟 (1739-1785) còn có tên là Hồ Sĩ Đồng 胡士仝, tự Long Thủ 隆首, Thông Phủ 通甫, hiệu Dao Đình 瑤亭, Trúc Hiên 竹軒, người xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, dòng dõi Hồ Tông Thốc, Hồ Sĩ Dương là những sử gia có tiếng. Hồ Sĩ Đống thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Nhâm Thìn, niên ...
Nguyễn Hữu Chỉnh 阮有整
Nguyễn Hữu Chỉnh 阮有整 (?-1787) là tướng nhà Hậu Lê thời Lê Mạt, một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 18. Ông người huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, Trấn Nghệ An nay là huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam, thi đỗ hương cống lúc mới 16 tuổi, nên còn gọi là Cống Chỉnh. Ông nổi ...
Đào Công Chính 陶公正
Đào Công Chính 陶公正 (1639-?) quê xã Hội Am, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông đỗ Hương tiến năm 1651, đỗ Bảng nhãn năm 1661, làm Thị thư ở Hàn lâm viện, tham gia biên soạn bộ Quốc sử 23 quyển. Năm 1673, ông làm phó sứ, đi sứ nhà Thanh. Năm 1675, được ...
Phạm Thái 範泰, Phạm Đan Phượng
Phạm Thái 範泰 (1777-1813), còn gọi Phạm Đan Phượng, Phạm Phượng Sinh, hiệu Chiêu Lỳ, quê làng Yên Thị, xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), con Trạch Trung hầu Phạm Đạt (một võ tướng triều Lê, chống Tây Sơn nhưng thất bại). Khi Phạm Thái mới 20 tuổi, định nối chí ...
Lý Văn Phức 李文馥
Lý Văn Phức 李文馥 (1785-1849) tự Lân Chi 隣芝, hiệu Khắc Trai 克齋, người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội, sinh vào năm Ất Tỵ (1785). Cụ là bậc túc nho, văn học uyên bác, đỗ cử nhân khoa Kỷ Mão triều Gia Long thứ 18 (1819), làm quan luôn ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Khoảng năm Tân ...
Ninh Ngạn
Ninh Ngạn (1715-1781) tự Dã Hiên, hiệu Hy Tăng cư sĩ. Ông còn là người có công khai hoang lập ấp ở xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông đi thi hội không đỗ, bèn đem sở học viết thành bộ sách "Vũ Vu thiển thuyết", chú tâm dạy học, đem điều nghĩa cổ vũ Văn hội, đặt lệ nuôi các bậc kỳ lão, đề ...
Ngô Chi Lan 吳芝蘭
Ngô Chi Lan 吳芝蘭 (1434-?) theo Toàn Việt thi lục là người làng Phù Lỗ (nay thuộc huyện Kim Anh, Phúc Yên), vợ ông Phù Thúc Hoành (người làng Phù Xá cũng thuộc huyện ấy, làm quan đến Đông các đại học sĩ), thiên tư thông minh, có tài văn chương, được vua Lê Thánh Tông phong làm Phù gia nữ học sĩ, dạy ...
Nguyễn Thực 阮實
Nguyễn Thực 阮實 (1555-1637), tự Phác Phủ 朴甫, người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nguyễn Thực thi đỗ Đình nguyên, đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Ất Mùi, niên hiệu Quang Hưng 18 (1595) đời vua Lê Thế Tông. Sau khi thi đỗ, ông trải nhiều ...
Nguyễn Nghiễm 阮儼
Nguyễn Nghiễm 阮儼 (1708-1775) tự Hy Tư 希思, tôn huý Thiều 玿, hiệu Nghi Hiên 毅軒, bút hiệu Hồng Ngư cư sĩ 鴻魚居士, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh). Niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3 (1731) đời vua Lê Đế Duy Phường, Nguyễn Nghiễm đậu Hoàng giáp. Thời Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông, Nguyễn ...
Đoàn Thị Điểm 段氏點
Ðoàn Thị Ðiểm 段氏點 (1705-1748) hiệu Hồng Hà nữ sĩ, con của Ðoàn Doãn Nghi, em danh sĩ Ðoàn Doãn Luân. Tổ quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, sau bà và mẹ về ở với anh ở huyện Ðường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng). Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi ...