Danh sách Tác giả - Trang 83

Trần Đình Thâm 陳廷深

Trần Đình Thâm 陳廷深 hiệu là Hủ Phố, sinh và mất năm nào chưa rõ; người làng Phúc Đa, xã Chí Tri, huyện Đông Triều, phủ lộ Tân Hưng, trấn Hải Thanh. Ông đậu Thám hoa năm Long Khánh thứ 2 (1374), làm quan đến chức Ngự sử Trung tán, quyền Giám tu Quốc sử; được Trần Duệ Tông cử đi sứ, đối đáp cứng cỏi, ...

Tịnh Không thiền sư 凈空禪師

Tịnh Không thiền sư 凈空禪師 (1091-1170) họ Ngô 吳, người huyện Phúc Châu, Trung Quốc, thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Năm 30 tuổi sang nước ta, tu ở chùa Khai Quốc, phủ Thiên Đức. Theo Thiền uyển tập anh, lúc đầu ông tu theo phương pháp khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng hay một hạt ...

Trương Quỳnh Như 張瓊茹

Trương Quỳnh Như 張瓊茹 là cô thiếu nữ đoan trang thuỳ mị ở làng Thanh Nê, huyện Yên Tĩnh, tỉnh Nam Định. Thân phụ là một nhà nho tính tình khảng khái. Bào huynh, Trương Đăng Thụ, bấy giờ làm tổng trấn (tỉnh trưởng) tỉnh Lạng Sơn. Một hôm, bỗng thấy mấy người chở quan tài quan tổng trấn về làng, có một ...

Trần Bá Lãm

Trần Bá Lãm (1757-1815) tự Tĩnh Phu, hiệu Viên Trai, người Vân Canh, huyện Từ Liêm (nay thuộc Hà Nội). Đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1787) đời Lê Mẫn Đế, sau làm quan tới chức Lại khoa cấp sự trung, rồi Đốc đồng xứ Hải Dương, hàm Đông các đại học sĩ. Ông là con của tiến sĩ Trần Hiền. Trần Bá Lãm có ...

Ngô Thì Hoàng

Ngô Thì Hoàng (1768-1814) còn có tên là Tịnh, hiệu Huyền Trai, hiệu Thạch Ô cư sĩ, là con Ngô Thì Sĩ, em thứ tư của Ngô Thì Nhậm. Ông đỗ tú tài năm Đinh Mão (1807). Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại thơ phú, văn xuôi, tập hợp trong Thạch Ô di chương .

Hoài Quang Phương Nguyễn Quang

Hoài Quang Phương (1941-) tên thật là Nguyễn Quang, quê ở Thái Lai, Vĩnh Thái, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Ông là nhà thơ, Hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Trị. Tác phẩm: - Đài kỷ niệm (In chung) VN QTGP 1973 - San hô trắng - Tập thơ - Hội VHNT Quảng Trị 1997 - Ngôi nhà hạnh phúc - Tập ca dao hát ru ...

Mạc Đĩnh Chi 莫挺之

Mạc Ðĩnh Chi 莫挺之 (1280-1346) tự là Tiết Phu 節夫, người làng Lan Khê, huyện Bàng Hà, lộ Lạng Giang (nay là huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Hưng) sau dời sang làng Lũng Động, huyện Chí Linh cùng trong lộ đó (nay cũng thuộc Hải Hưng). Theo Công dư tiệp ký, ông sinh ngày 8 tháng 6 năm Giáp thân (21-8-1284), ...

Nguyễn Bá Lân 阮伯麟

Nguyễn Bá Lân 阮伯麟 (1700-1786) sinh năm Canh Thìn (1700) tại xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong (cũ), trấn Sơn Tây xưa (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Thân sinh ông là Nguyễn Công Hoàn nổi tiếng một thời về văn chương, được xếp hàng thứ ba trong "tứ hổ" ở kinh thành Thăng Long xưa (nhất Quỳnh, nhị ...

Hoàng Bá Chuân

Hoàng Bá Chuân (1892-1974) hiệu Minh Sơn, quê huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là một nhà nho có nhiều đóng góp cho cách mạng. Ông là dòng dõi của Mạc Đĩnh Chi và Mạc Đăng Dung, và có bảy người con trai.

Phan Trường Nguyên 潘長元

Phan Trường Nguyên 潘長元 (1110-1165) không rõ tên, tổ tiên là người dân tộc thiểu số phía nam Trung Quốc sang sinh sống ở nước ta. Sinh năm Canh Dần, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ nhất (1110), tại hương Trường Nguyên, huyện Tiên Du, nên về sau người ta quen dùng tên quê quán để gọi. Ông đi tu từ ...

Tịnh Giới thiền sư 淨戒禪師, Chu Hải Ngung

Tịnh Giới thiền sư 淨戒禪師, tức Chu Hải Ngung 朱 海 顒 (?-1207), người đất Giang Mão, sinh trưởng trong một gia đình nghèo. Lúc nhỏ theo học đạo Nho, 26 tuổi bắt đầu đi tu ở chùa Quốc Thanh. Theo truyền thuyết ông là người giỏi cầu mưa hoặc nắng, từng nhiều lần giúp nhà Lý giải quyết nạn hạn hán rất ứng ...

Hiện Quang thiền sư 現光禪師

Hiện Quang thiền sư 現光禪師 (?-1221) họ Lê, tên tục là Thuần, người thành Thăng Long, đi tu ở núi Yên Tử, châu Đông Triều. Từ 11 tuổi đã làm đồ đệ Thiền sư Thường Chiếu, lớn lên ông còn theo học các Thiền sư Trí Thông và Pháp Giới trong nhiều năm, về sau trở thành một nhân vật đặc sắc thuộc thế hệ thứ ...

Pháp Loa thiền sư 法螺禪師, Đồng Kiên Cương

Pháp Loa thiền sư 法螺禪師 (1284-1330) tên thật là Đồng Kiên Cương 同堅剛, người hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp thân (23-5-1284). Từ nhỏ đã rất thông minh và ham thích học đạo Phật. Khoảng năm Hưng Long thứ mười hai (1304), Trần Nhân Tông, bấy giờ ...

Nguyễn Trung Ngạn 阮忠彥

Nguyễn Trung Ngạn 阮忠彥 (1289-1370) tự Bang Trực 邦直, hiệu Giới Hiên 介軒, sinh tại làng Thọ Hoàng, huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Trung Ngạn từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, nổi tiếng thần đồng. Năm 15 tuổi (1304) ông đã đỗ hoàng giáp đời vua Trần Anh Tông, có trong tay bằng tiến sĩ (cùng khoa ...

Trần Quốc Toại 陳國遂

Trần Quốc Toại 陳國遂 (1254-1277) hiệu là Sầm Lâu, được phong tước Uy văn vương, là cháu họ và cũng là con rể Trần Thái Tông. Năm sinh năm mất chưa có cứ liệu gì chắc chắn. Vốn có chí ham học, nên ngay từ còn trẻ Trần Quốc Toại đã tích luỹ được một vốn kiến thức sâu rộng. Trần Thánh Tông từng hỏi ông ...

Trần Hiệu Khả 陳效可

Trần Hiệu Khả 陳效可, có sách chép là Trần Phóng Khả 陳放可, hiệu Quất Lâm tản khanh, không rõ năm sinh và mất, làm quan dưới triều Trần Minh Tông (1314-1329), chức tuy không to nhưng được gần gũi vua. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" thì ông là người lắm mưu mẹo. Có lần vua lấy ra hai hộp đựng áo, sai Hiệu ...

Ngô Thì Nhậm 吳時任

Ngô Thì Nhậm 吳時任 (1745-1803) là một “Sĩ phu Bắc Hà” kiệt xuất (người làng Tả Thanh Oai, Hà Đông), đỗ tiến sĩ năm 1776. Ông từng làm quan dưới thời Lê mạt, nhưng ngôi sao Ngô Thì Nhậm chỉ thực sự bừng sáng rực rỡ khi ông được gặp gỡ người anh hùng Nguyễn Huệ, tựa như Lã Vọng gặp Chu Văn ...

Tuệ Trung thượng sĩ 慧中上士, Trần Tung

Tuệ Trung thượng sĩ 慧中上士 (1230-1291) tên thật là Trần Tung 陳嵩, là con trai Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và cũng là anh ruột hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm vợ vua Trần Thánh Tông. Khi Trần Liễu mất (1251), Thượng hoàng Trần Thái Tông "cảm vì nghĩa, phong cho ông tước Hưng Ninh ...

Trần Quốc Tuấn 陳國峻, Trần Hưng Đạo

Trần Quốc Tuấn 陳國峻 (1232-1300) hiệu Hưng Đạo 興道, là con An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, được phong ấp ở hương Vạn Kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam sách, lộ Lạng Giang. Sinh khoảng 1232. Theo truyền thuyết, từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã ...

Phạm Ngũ Lão 范五老

Phạm Ngũ Lão 范五老 sinh năm Ất Mão (1255), tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là Ân Thi, Hưng Yên, mất năm Canh Thân (1320), thọ 65 tuổi. Khi Phạm Ngũ lão mất, Vua Trần Minh Tông vô cùng thương tiếc thương tiếc nên nghỉ chầu đến năm ngày. Đó là một ân điển đặc biệt mà đương thời, ...

<< < .. 80 81 82 83 84 85 86 .. > >>