- 1 6 Bài soạn "Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" lớp 9 hay nhất
- 2 6 Bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 3 6 Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất
- 4 6 Bài soạn "Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học" lớp 7 hay nhất
- 5 10 Bài văn so sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lớp 9 hay nhất
- 6 6 Bài soạn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" hay nhất
- 7 8 Bài văn cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh lớp 9 hay nhất
- 8 6 Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 9 5 Bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất
- 10 6 Bài soạn "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất
Nguyễn Gia Châu
Nguyễn Gia Châu (1678-1757) tên chữ là Thanh Lăng, thuỵ Đoan Cẩn, là con Bỉnh quận công Nguyễn Gia Đa. Quê làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc; nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Nguyễn Gia Châu (sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép là Nguyễn ...
Nguyễn Bảo 阮保
Nguyễn Bảo 阮保 (1452-1502) tự Định Phủ 定甫, hiệu Cửu Chân 九真, người làng Phương Lai, huyện Vũ Tiên (nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), đậu Tiến sĩ niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472) triều Lê Thánh Tông, được đặc cách vào toà Đông các, thăng chức Tả tư giảng, dạy Thái tử Lê Hiến Tông. Hiến Tông lên ...
Vũ Vĩnh Trinh 武永貞
Vũ Vĩnh Trinh 武永貞 không rõ năm sinh năm mất, tự là Hộ Chi, người huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Thi đậu năm Thuận Thiên thứ hai (1429). Khoảng giữa năm Quang Thuận triều Lê Thánh Tông, ông làm đến chức Hàn lâm viện học sĩ và giữ chức Tuyên chính sứ ty ở đạo Hải Tây ( tức các ...
Trần Bích San 陳璧山
Trần Bích San 陳璧山 (1840-1877) tự Vọng Nghi, hiệu Mai Nham, vua Tự Đức còn ban tên Hy Tăng, người đời gọi ông là Tam nguyên Vị Xuyên. Ông người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh, nay là phường Vị Hoàng. Cha ông là phó bảng Trần Đình Khanh tức Trần Doãn Đạt. Thuở nhỏ, Trần Bích San từng theo ...
Trịnh Cương 鄭棡
An Đô vương Trịnh Cương 鄭棡 (1686–1729) là chúa Trịnh thứ sáu thời Lê Trung Hưng, cầm quyền từ tháng 5-1709 đến tháng 10-1729. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Ông là chúa Trịnh duy nhất có cuộc đời và sự nghiệp trong thời thái bình thịnh trị không hề có nạn binh đao. Nguồn: ...
Đào Công Soạn 陶公僎
Đào Công Soạn 陶公僎 (1381-1458) là danh thần đời Lê Thái Tổ, tự Tân Khanh (có sách chép là Bảo Khanh), quê làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Khi kháng Minh, ông có phục vụ trong quân đội Bình Định Vương Lê Lợi. Năm Bính Ngọ 1426, vua Lê tuần du Đông Đô, mở khoa thi, ông dự thi và đỗ đầu ...
Hoàng Nguyễn Thự 黃阮曙
Hoàng Nguyễn Thự 黃阮曙 (1749-1801) tự Đông Hy 東晞, hiệu Nghệ Điền 藝田, quê gốc làng Đông Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh tại giáp Tiên Hạ, phường Đông Các, huyện Thọ Xương, nay là khu vực ngõ Phất Lộc, Hà Nội. Hoàng Nguyễn Thự đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Đinh Mùi (1787) dưới ...
Nguyễn Tri Phương 阮知方
Nguyễn Tri Phương 阮知方 (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). Ông tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, sinh ...
Nguyễn Cư Trinh 阮居楨
Nguyễn Cư Trinh 阮居楨 (1716-1767) hiệu Đoạn Am, quê làng An Hoà, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế, làm quan thời chúa Nguyễn Võ Vương. Ông lấy được nhiều kế sách mở mang sinh kế cho dân, giúp chúa Nguyễn có công, thời quyền thần Trương Phúc Loan, ông vẫn sống cương trực, luôn tố cáo những tệ hại do ...
Lương Như Hộc 粱如鵠
Lương Như Hộc 粱如鵠 (1420-1501) tự là Tường Phủ, người xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân (nay là xã Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1422) triều Lê Thái Tông, ông đậu Thám hoa, làm quan đến chức Đô ngự sử. Ông là tổ nghề in sách ở Việt Nam.
Nguyễn Bá Xuyến 阮伯串
Nguyễn Bá Xuyến 阮伯串 (1759-1823), quê ở thôn Đại Hành, làng Hạ Thanh Oai, sau dời sang thôn Đa Sỹ, Thượng Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đa Sỹ, xã Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Ông mồ côi cha từ bé, lưu lạc nhiều nơi, có chí cầu học, nổi tiếng văn chương. Năm Quý Sửu (1793), lúc ...
Hoàng Mông 黃蒙
Hoàng Mông 黃蒙 (1422-1506) người xã Bằng Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mặu Thìn (1448) đời Lê Nhân Tông (Thái Hoà 6). Tác phẩm của ông hiện còn được lưu giữ trong sách "Chư gia đề vịnh vựng tuyển" 諸家題詠暈選.
Nguyễn Duy Thì 阮惟時
Nguyễn Duy Thì 阮惟時 (1572-1652) người xã Yên Lãng huyện Yên Lãng (nay thuộc Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc). Ông là cha của Nguyễn Duy Hiểu. Ông giữ các chức quan, như Tá lý công thần, Tham tụng, Thượng thư Bộ Hộ kiêm Chưởng Lục bộ sự, Thái phó, tước Tuyền Quận công. Sau khi mất, ông được tặng chức Thái tể. ...
Lý Tử Tấn 李子晉
Lý Tử Tấn 李子晉 (1378-1457) hiệu Chuyết Am, người làng Triều Đông, xưa là huyện Thượng Phúc, nay thuộc xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông đỗ thái học sinh cùng khoa với Nguyễn Trãi (1400), thời Hồ Quý Ly, nhưng không làm quan cho nhà Hồ. Khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Thanh Hoá, ông đến yết kiến, ...
Nguyễn Minh Triết 阮明哲
Nguyễn Minh Triết 阮明哲 (1578-1673) là đại thần nhà Lê trung hưng, người làng Dược Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông là cháu của tiến sĩ Nguyễn Minh Thiện đời Mạc. Ông nổi tiếng học giỏi, nhưng thi cử lận đận, mãi tới năm 1631 niên hiệu Long Đức đời Lê Thần Tông mới thi đỗ thám hoa khi đã 54 ...
Trịnh Sâm 鄭森
Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm 鄭森 (1739-1782) là chúa Trịnh thứ 9 thời Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1767 đến 1782. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, Việt Nam. Ông là con trưởng của Minh Đô vương Trịnh Doanh. Năm Ất Sửu (1745), ông được lập làm Thế tử. Trịnh Doanh tỏ ...
Nguyễn Gia Cát 阮嘉吉
Nguyễn Gia Cát 阮嘉吉 (1760-?) hiệu Địch Hiên 迪軒 người xã Hoa Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Ông xuất thân Nho sinh trúng thức, đỗ đồng Chế khoa xuất thân, khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1 (1787) đời Lê Mẫn Đế. Ông làm quan với triều Tây Sơn đến Đốc ...
Phan Phu Tiên 潘孚先
Phan Phu Tiên 潘孚先 (1370-1462) tự Tín Thần, hiệu Mặc Hiên, người xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội), quê gốc ở Thạch Châu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ Thái học sinh khoa Bính Tý (1396) niên hiệu Quang Thái đời Trần Thuận Tông, lại đỗ khoa Minh kinh năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên đời Lê ...
Nguyễn Trãi 阮廌
Nguyễn Trãi 阮廌 (1380-1442) hiệu Ức Trai 抑齋, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười ...
Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙
Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙 (1491-1585) huý là Văn Đạt 文達, tự Hanh Phủ 亨甫, hiệu Bạch Vân cư sĩ 白雲居士, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Xuất thân từ một gia đình trí thức Nho học, cha là Nguyễn Văn Định có văn tài, học hạnh. Mẹ là Nhữ Thị Thục, ...