Nguyễn Hữu Chỉnh 阮有整

Nguyễn Hữu Chỉnh 阮有整 (?-1787) là tướng nhà Hậu Lê thời Lê Mạt, một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 18. Ông người huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, Trấn Nghệ An nay là huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam, thi đỗ hương cống lúc mới 16 tuổi, nên còn gọi là Cống Chỉnh. Ông nổi tiếng ở kinh kỳ là người có tài ứng đối chữ nghĩa. Về võ, ông thi đỗ Tam trường. Nguyễn Hữu Chỉnh từng làm thuộc hạ của quận Việp Hoàng Ngũ Phúc ở Đàng Ngoài. Sau khi quận Việp mất, ông tiếp tục làm thủ hạ cho cháu quận Việp là quận Huy Hoàng Đình Bảo, người được giao làm phụ chính cho Điện Đô vương Trịnh Cán, con nhỏ của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm lên ngôi lúc mới 5 tuổi. Năm 1782, phe người con lớn của Trịnh Sâm là Trịnh Tông làm binh biến lật đổ Trịnh Cán, giết Hoàng Đình Bảo. Nguyễn Hữu Chỉnh không hợp tác với Trịnh Tông, bỏ trốn vào Nam theo Tây Sơn và được vua Thái Đức Nguyễn Nhạc rất tín nhiệm. Năm 1786, nhân có người bạn ở Phú Xuân vào chơi, Chỉnh hỏi dò tình hình Thuận Hoá bấy giờ đã thuộc về chúa Trịnh. Biết quân Trịnh chểnh mảng, Chỉnh hiến kế cho vua Thái Đức đánh ra Phú Xuân. Vua Thái Đức nghe theo, sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cùng Chỉnh mang quân bắc tiến. Hữu Chỉnh lập kế ly gián giữa chủ tướng thành Phú Xuân là Phạm Ngô Cầu và phó tướng là Hoàng Đình Thể. Chỉnh vờ viết thư dụ hàng phó tướng Hoàng Đình Thể, nhưng lại cố ý gửi nhầm cho Cầu khiến Cầu nghi Thể và có ý hàng Tây Sơn. Quả nhiên khi quân Tây Sơn tập kích thành Phú Xuân, Cầu bỏ mặc Thể đánh nhau với quân Tây Sơn, không tiếp ứng. Thể chết trận, Cầu đầu hàng quân Tây Sơn nhưng cũng bị giết. Trong lúc khí thế quân Tây Sơn đang hăng, Nguyễn Hữu Chỉnh hiến kế cho Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, lấy danh nghĩa "phù Lê". Nguyễn Huệ nghe theo, bèn để Nguyễn Lữ ở lại, còn mình cùng Chỉnh mang quân bắc tiến. Chỉnh làm tiên phong đi thẳng ra tập kích Vị Hoàng, đại quân Tây Sơn đánh như gió cuốn ra bắc. Quân Trịnh rệu rã thua trận, tan vỡ chạy. Chỉ sau 1 tháng, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, Trịnh Tông bỏ chạy không thoát bèn tự sát. Sau khi Nguyễn Huệ yết kiến vua Lê Hiển Tông, Nguyễn Hữu Chỉnh lại sắp đặt Nguyễn Huệ lấy công chúa Lê Ngọc Hân, con gái thứ của vua Lê. Tại kinh kỳ, phe cánh họ Trịnh còn đông, nhiều người nói Hữu Chỉnh rước Tây Sơn ra để trả thù cho chủ. Vua Thái Đức không muốn Nguyễn Huệ đánh ra Bắc Hà nên thân hành ra bắc gọi em về. Anh em vua Tây Sơn biết Nguyễn Hữu Chỉnh là người dễ thay lòng đổi dạ nên không muốn dung nạp, lập kế đột ngột rút quân về nam. Nguyễn Hữu Chỉnh biết người ở Bắc Hà ghét mình (vì dẫn đường cho quân Tây Sơn), sợ bị họ giết nên khi phát hiện quân Tây Sơn rút đi, ông vội vã chạy theo. Nguyễn Huệ thấy vậy liền sai ông trấn thủ Nghệ An là đất giáp ranh giữa Tây Sơn và đất nhà Lê. Ở Bắc Hà sau khi Tây Sơn rút, các tướng ủng hộ họ Trịnh như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Tế nổi dậy, dựng Trịnh Bồng làm chúa mới, tức là Án Đô vương, lại lấn át vua Lê mới là Chiêu Thống (cháu nội Hiển Tông). Vua Lê nghe theo lời các văn thần, liền sai người vào Nghệ An mời Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp họ Trịnh. Được danh chính là lời gọi của vua Lê, ông chiêu tập hơn 1 vạn quân, bắc tiến như chẻ tre. Quân Trịnh do Phan Huy Ích được cử đi đánh bị bại, Ích bị Chỉnh bắt sống. Sau đó quân Chỉnh đánh thốc ra Thăng Long, các tướng Trịnh thua trận bỏ chạy, Án Đô vương Trịnh Bồng bỏ đi mất tích. Chiêu Thống sai đốt phủ chúa. Họ Trịnh từ đó không quay lại ngôi vị được nữa. Dẹp được chúa Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh được vua Chiêu Thống phong là Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Ðại Tư Ðồ, Bằng Trung công rồi Bằng công (chữ "bằng" mang nghĩa là con chim bằng). Các tướng họ Trịnh cũ vẫn hoạt động chống lại nhà Lê. Nguyễn Hữu Chỉnh một tay đánh dẹp lần lượt đánh bại và giết cả Đinh Tích Nhưỡng, Dương Trọng Tế và Hoàng Phùng Cơ. Cả Bắc Hà khi đó không còn đối thủ, Chỉnh cậy quyền thế lại coi thường lấn át vua Lê. Sau đó, biết tin anh em Tây Sơn bất hoà, Hữu Chỉnh có ý chống đối lại Tây Sơn, mưu lập thế lực riêng như chúa Trịnh trước đây. Muốn mở rộng ảnh hưởng vào Nam, Chỉnh thông đồng với Nguyễn Duệ chiếm đất Nghệ An, sửa luỹ Hoành Sơn, lấy Linh Giang (tức sông Gianh) làm giới hạn với Thuận Hoá. Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm (con rể Nguyễn Nhạc) hay được, bèn gửi thư cáo biến với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Vì vậy ý định của Hữu Chỉnh không thành. Từ khi đó, Văn Nhậm là người được cử ra Nghệ An để tăng cường lực lượng của Tây Sơn. Nguyễn Hữu Chỉnh lại sai Trần Công Xán vào Nam đòi Tây Sơn đất Nghệ An do Nguyễn Văn Duệ, Vũ Văn Dũng đang trấn thủ. Vì thế, Nguyễn Huệ cử Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân mang quân ra Nghệ An, hợp sức cùng Vũ Văn Nhậm tiến ra Bắc đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Cuối năm 1787, quân Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm chỉ huy tiến ra bắc. Hữu Chỉnh có phần chủ quan, bị Vũ Văn Nhậm đánh bại nhanh chóng. Chỉnh mang Lê Chiêu Thống rời khỏi kinh thành bỏ trốn, không lâu sau ông bị quân Tây Sơn bắt được. Vũ Văn Nhậm cho xử cực hình, phanh thây ông rồi cho chó ăn thịt. Nguyễn Hữu Chỉnh 阮有整 (?-1787) là tướng nhà Hậu Lê thời Lê Mạt, một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 18. Ông người huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, Trấn Nghệ An nay là huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam, thi đỗ hương cống lúc mới 16 tuổi, nên còn gọi là Cống Chỉnh. Ông nổi tiếng ở kinh kỳ là người có tài ứng đối chữ nghĩa. Về võ, ông thi đỗ Tam trường. Nguyễn Hữu Chỉnh từng làm thuộc hạ của quận Việp Hoàng Ngũ Phúc ở Đàng Ngoài. Sau khi quận Việp mất, ông tiếp tục làm thủ hạ cho cháu quận Việp là quận Huy Hoàng Đình Bảo, người được giao làm phụ chính cho Điện Đô vương Trịnh Cán, con nhỏ của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm lên ngôi lúc mới 5 tuổi. Năm 1782, phe người con lớn của Trịnh Sâm là Trịnh Tông làm binh biến lật đổ Trịnh Cán, giết Hoàng Đình Bảo. Nguyễn Hữu Chỉnh… Ngôn ẩn thi tập - 言隱詩集

Nguyễn Hữu Chỉnh 阮有整 (?-1787) là tướng nhà Hậu Lê thời Lê Mạt, một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 18. Ông người huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, Trấn Nghệ An nay là huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam, thi đỗ hương cống lúc mới 16 tuổi, nên còn gọi là Cống Chỉnh. Ông nổi tiếng ở kinh kỳ là người có tài ứng đối chữ nghĩa. Về võ, ông thi đỗ Tam trường.

Nguyễn Hữu Chỉnh từng làm thuộc hạ của quận Việp Hoàng Ngũ Phúc ở Đàng Ngoài. Sau khi quận Việp mất, ông tiếp tục làm thủ hạ cho cháu quận Việp là quận Huy Hoàng Đình Bảo, người được giao làm phụ chính cho Điện Đô vương Trịnh Cán, con nhỏ của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm lên ngôi lúc mới 5 tuổi.

Năm 1782, phe người con lớn của Trịnh Sâm là Trịnh Tông làm binh biến lật đổ Trịnh Cán, giết Hoàng Đình Bảo. Nguyễn Hữu Chỉnh không hợp tác với Trịnh Tông, bỏ trốn vào Nam theo Tây Sơn và được vua Thái Đức Nguyễn Nhạc rất tín nhiệm.

Năm 1786, nhân có người bạn ở Phú Xuân vào chơi, Chỉnh hỏi dò tình hình Thuận Hoá bấy giờ đã thuộc về chúa Trịnh. Biết quân Trịnh chểnh mảng, Chỉnh hiến kế cho vua Thái Đức đánh ra Phú Xuân. Vua Thái Đức nghe theo, sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cùng Chỉnh mang quân bắc tiến.

Hữu Chỉnh lập kế ly gián giữa chủ tướng thành Phú Xuân là Phạm Ngô Cầu và phó tướng là Hoàng Đình Thể. Chỉnh vờ viết thư dụ hàng phó tướng Hoàng Đình Thể, nhưng lại cố ý gửi nhầm cho Cầu khiến Cầu nghi Thể và có ý hàng Tây Sơn. Quả nhiên khi quân Tây Sơn tập kích thành Phú Xuân, Cầu bỏ mặc Thể đánh nhau với quân Tây Sơn, không tiếp ứng. Thể chết trận, Cầu đầu hàng quân Tây Sơn nhưng cũng bị giết.

Trong lúc khí thế quân Tây Sơn đang hăng, Nguyễn Hữu Chỉnh hiến kế cho Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, lấy danh nghĩa "phù Lê". Nguyễn Huệ nghe theo, bèn để Nguyễn Lữ ở lại, còn mình cùng Chỉnh mang quân bắc tiến. Chỉnh làm tiên phong đi thẳng ra tập kích Vị Hoàng, đại quân Tây Sơn đánh như gió cuốn ra bắc. Quân Trịnh rệu rã thua trận, tan vỡ chạy. Chỉ sau 1 tháng, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, Trịnh Tông bỏ chạy không thoát bèn tự sát.

Sau khi Nguyễn Huệ yết kiến vua Lê Hiển Tông, Nguyễn Hữu Chỉnh lại sắp đặt Nguyễn Huệ lấy công chúa Lê Ngọc Hân, con gái thứ của vua Lê. Tại kinh kỳ, phe cánh họ Trịnh còn đông, nhiều người nói Hữu Chỉnh rước Tây Sơn ra để trả thù cho chủ.

Vua Thái Đức không muốn Nguyễn Huệ đánh ra Bắc Hà nên thân hành ra bắc gọi em về. Anh em vua Tây Sơn biết Nguyễn Hữu Chỉnh là người dễ thay lòng đổi dạ nên không muốn dung nạp, lập kế đột ngột rút quân về nam. Nguyễn Hữu Chỉnh biết người ở Bắc Hà ghét mình (vì dẫn đường cho quân Tây Sơn), sợ bị họ giết nên khi phát hiện quân Tây Sơn rút đi, ông vội vã chạy theo. Nguyễn Huệ thấy vậy liền sai ông trấn thủ Nghệ An là đất giáp ranh giữa Tây Sơn và đất nhà Lê.

Ở Bắc Hà sau khi Tây Sơn rút, các tướng ủng hộ họ Trịnh như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Tế nổi dậy, dựng Trịnh Bồng làm chúa mới, tức là Án Đô vương, lại lấn át vua Lê mới là Chiêu Thống (cháu nội Hiển Tông).

Vua Lê nghe theo lời các văn thần, liền sai người vào Nghệ An mời Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp họ Trịnh. Được danh chính là lời gọi của vua Lê, ông chiêu tập hơn 1 vạn quân, bắc tiến như chẻ tre. Quân Trịnh do Phan Huy Ích được cử đi đánh bị bại, Ích bị Chỉnh bắt sống. Sau đó quân Chỉnh đánh thốc ra Thăng Long, các tướng Trịnh thua trận bỏ chạy, Án Đô vương Trịnh Bồng bỏ đi mất tích. Chiêu Thống sai đốt phủ chúa. Họ Trịnh từ đó không quay lại ngôi vị được nữa.

Dẹp được chúa Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh được vua Chiêu Thống phong là Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Ðại Tư Ðồ, Bằng Trung công rồi Bằng công (chữ "bằng" mang nghĩa là con chim bằng). Các tướng họ Trịnh cũ vẫn hoạt động chống lại nhà Lê. Nguyễn Hữu Chỉnh một tay đánh dẹp lần lượt đánh bại và giết cả Đinh Tích Nhưỡng, Dương Trọng Tế và Hoàng Phùng Cơ. Cả Bắc Hà khi đó không còn đối thủ, Chỉnh cậy quyền thế lại coi thường lấn át vua Lê.

Sau đó, biết tin anh em Tây Sơn bất hoà, Hữu Chỉnh có ý chống đối lại Tây Sơn, mưu lập thế lực riêng như chúa Trịnh trước đây. Muốn mở rộng ảnh hưởng vào Nam, Chỉnh thông đồng với Nguyễn Duệ chiếm đất Nghệ An, sửa luỹ Hoành Sơn, lấy Linh Giang (tức sông Gianh) làm giới hạn với Thuận Hoá. Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm (con rể Nguyễn Nhạc) hay được, bèn gửi thư cáo biến với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Vì vậy ý định của Hữu Chỉnh không thành. Từ khi đó, Văn Nhậm là người được cử ra Nghệ An để tăng cường lực lượng của Tây Sơn.

Nguyễn Hữu Chỉnh lại sai Trần Công Xán vào Nam đòi Tây Sơn đất Nghệ An do Nguyễn Văn Duệ, Vũ Văn Dũng đang trấn thủ. Vì thế, Nguyễn Huệ cử Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân mang quân ra Nghệ An, hợp sức cùng Vũ Văn Nhậm tiến ra Bắc đánh Nguyễn Hữu Chỉnh.

Cuối năm 1787, quân Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm chỉ huy tiến ra bắc. Hữu Chỉnh có phần chủ quan, bị Vũ Văn Nhậm đánh bại nhanh chóng. Chỉnh mang Lê Chiêu Thống rời khỏi kinh thành bỏ trốn, không lâu sau ông bị quân Tây Sơn bắt được. Vũ Văn Nhậm cho xử cực hình, phanh thây ông rồi cho chó ăn thịt.
Nguyễn Hữu Chỉnh 阮有整 (?-1787) là tướng nhà Hậu Lê thời Lê Mạt, một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 18. Ông người huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, Trấn Nghệ An nay là huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam, thi đỗ hương cống lúc mới 16 tuổi, nên còn gọi là Cống Chỉnh. Ông nổi tiếng ở kinh kỳ là người có tài ứng đối chữ nghĩa. Về võ, ông thi đỗ Tam trường.

Nguyễn Hữu Chỉnh từng làm thuộc hạ của quận Việp Hoàng Ngũ Phúc ở Đàng Ngoài. Sau khi quận Việp mất, ông tiếp tục làm thủ hạ cho cháu quận Việp là quận Huy Hoàng Đình Bảo, người được giao làm phụ chính cho Điện Đô vương Trịnh Cán, con nhỏ của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm lên ngôi lúc mới 5 tuổi.

Năm 1782, phe người con lớn của Trịnh Sâm là Trịnh Tông làm binh biến lật đổ Trịnh Cán, giết Hoàng Đình Bảo. Nguyễn Hữu Chỉnh…

Ngôn ẩn thi tập - 言隱詩集

Bài liên quan

Đào Công Chính 陶公正

Đào Công Chính 陶公正 (1639-?) quê xã Hội Am, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông đỗ Hương tiến năm 1651, đỗ Bảng nhãn năm 1661, làm Thị thư ở Hàn lâm viện, tham gia biên soạn bộ Quốc sử 23 quyển. Năm 1673, ông làm phó sứ, đi sứ nhà Thanh. Năm 1675, được ...

Phạm Thái 範泰, Phạm Đan Phượng

Phạm Thái 範泰 (1777-1813), còn gọi Phạm Đan Phượng, Phạm Phượng Sinh, hiệu Chiêu Lỳ, quê làng Yên Thị, xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), con Trạch Trung hầu Phạm Đạt (một võ tướng triều Lê, chống Tây Sơn nhưng thất bại). Khi Phạm Thái mới 20 tuổi, định nối chí ...

Lý Văn Phức 李文馥

Lý Văn Phức 李文馥 (1785-1849) tự Lân Chi 隣芝, hiệu Khắc Trai 克齋, người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội, sinh vào năm Ất Tỵ (1785). Cụ là bậc túc nho, văn học uyên bác, đỗ cử nhân khoa Kỷ Mão triều Gia Long thứ 18 (1819), làm quan luôn ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Khoảng năm Tân ...

Ninh Ngạn

Ninh Ngạn (1715-1781) tự Dã Hiên, hiệu Hy Tăng cư sĩ. Ông còn là người có công khai hoang lập ấp ở xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông đi thi hội không đỗ, bèn đem sở học viết thành bộ sách "Vũ Vu thiển thuyết", chú tâm dạy học, đem điều nghĩa cổ vũ Văn hội, đặt lệ nuôi các bậc kỳ lão, đề ...

Ngô Chi Lan 吳芝蘭

Ngô Chi Lan 吳芝蘭 (1434-?) theo Toàn Việt thi lục là người làng Phù Lỗ (nay thuộc huyện Kim Anh, Phúc Yên), vợ ông Phù Thúc Hoành (người làng Phù Xá cũng thuộc huyện ấy, làm quan đến Đông các đại học sĩ), thiên tư thông minh, có tài văn chương, được vua Lê Thánh Tông phong làm Phù gia nữ học sĩ, dạy ...

Nguyễn Thực 阮實

Nguyễn Thực 阮實 (1555-1637), tự Phác Phủ 朴甫, người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nguyễn Thực thi đỗ Đình nguyên, đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Ất Mùi, niên hiệu Quang Hưng 18 (1595) đời vua Lê Thế Tông. Sau khi thi đỗ, ông trải nhiều ...

Nguyễn Nghiễm 阮儼

Nguyễn Nghiễm 阮儼 (1708-1775) tự Hy Tư 希思, tôn huý Thiều 玿, hiệu Nghi Hiên 毅軒, bút hiệu Hồng Ngư cư sĩ 鴻魚居士, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh). Niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3 (1731) đời vua Lê Đế Duy Phường, Nguyễn Nghiễm đậu Hoàng giáp. Thời Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông, Nguyễn ...

Đoàn Thị Điểm 段氏點

Ðoàn Thị Ðiểm 段氏點 (1705-1748) hiệu Hồng Hà nữ sĩ, con của Ðoàn Doãn Nghi, em danh sĩ Ðoàn Doãn Luân. Tổ quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, sau bà và mẹ về ở với anh ở huyện Ðường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng). Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi ...

Nguyễn Gia Châu

Nguyễn Gia Châu (1678-1757) tên chữ là Thanh Lăng, thuỵ Đoan Cẩn, là con Bỉnh quận công Nguyễn Gia Đa. Quê làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc; nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Nguyễn Gia Châu (sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép là Nguyễn ...

Nguyễn Bảo 阮保

Nguyễn Bảo 阮保 (1452-1502) tự Định Phủ 定甫, hiệu Cửu Chân 九真, người làng Phương Lai, huyện Vũ Tiên (nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), đậu Tiến sĩ niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472) triều Lê Thánh Tông, được đặc cách vào toà Đông các, thăng chức Tả tư giảng, dạy Thái tử Lê Hiến Tông. Hiến Tông lên ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...