Đoàn Thị Điểm 段氏點

Ðoàn Thị Ðiểm 段氏點 (1705-1748) hiệu Hồng Hà nữ sĩ, con của Ðoàn Doãn Nghi, em danh sĩ Ðoàn Doãn Luân. Tổ quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, sau bà và mẹ về ở với anh ở huyện Ðường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng). Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh, nhưng chỉ ở ít lâu bà xin về, cùng với anh cần cù học tập trở nên người sành văn chương. Khi người anh mất, bà đảm nhận gánh nặng gia đình. Bấy giờ bà đã nhiều tuổi mà vẫn chưa lấy chồng. Nhiều người đến hỏi, trong đó có cả những kẻ quyền quý (như công tử làng Hoạch Trạch là Nhữ Ðình Toản; Thượng thư làng Kim Lũ....), bà đều từ chối. Năm 37 tuổi, bà lập gia đình với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An. Ngày cùng chồng lên đường đến nhiệm sở mới, bà bệnh nặng rồi mất ở Nghệ an ngày 11/09/1748. Tác phẩm: - Chinh phụ ngâm (bản dịch) - Truyền kỳ tân phả (hay Tục truyền kỳ) Giai thoại về bà: Bà Ðoàn Thị Ðiểm là người có sắc đẹp, có lời nói văn hoa, có cử chỉ tao nhã, nên bà nổi danh rất sớm. Năm bà 16 tuổi, thượng thư Lê Anh Tuấn nghe tiếng bà sành thơ Nôm, Lê Anh Tuấn muốn thử tài. Lúc bà mới đến nhà, ông bèn ra đầu đề: "Một ngày không thấy như là ba thu" và bảo bà vịnh thơ quốc âm. Bà Ðiểm liền ngâm rằng: "Những màng mây khắc giang cầm hạc, Ngỡ đã và phen đổi lá ngô". Lê Anh Tuấn khen ngợi không ngớt rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh. Nhưng bà không bằng lòng, bèn lại cùng anh là Doãn Luân dời nhà ở tới chỗ người cha đang dạy học ở làng Lạc Viên, huyện Yên Dương, tỉnh Kiến An để tránh trước những sự không hay có thể xảy ra vì việc từ hôn ấy. Năm bà Ðoàn Thị Ðiểm 25 tuổi (1730) thì thân phụ mất ở nơi dạy học. Bà cùng mẹ và anh đưa linh cữu về quê mai táng; rồi đó ba mẹ con lại tới ngụ cư ở làng Võ Ngại, huyện Ðường Hào (Mỹ Hào) tỉnh Hưng Yên. Bấy giờ, bà Ðiểm thường thay anh trong việc thù tiếp các tân khách. Bà vốn là cô gái tài sắc, lại giỏi về khoa giao tiếp, nên tiếng tăm bà lừng lẫy khắp nơi. Người ta đồn rằng: khi bà Ðiểm giúp anh tiếp khách, tuy "dâng rau muối mà hơn cả trân tu". Do đó khách đến thăm anh bà đã nhiều, mà những khách "phong lưu công tử" đến để dòm ngó bà cũng lắm. Khi ấy có hoàng giáp Vũ Diệm, người làng Thổ Vượng (Hà Tĩnh) với các bạn là tiến sĩ Nhữ Ðình Toản ở xã Hoạch Trạch (Hải Dương) và tiến sĩ Nguyễn Công Thái ở làng Kim Lũ (Hà Ðông) cùng kéo nhau đến nhà bà Ðiểm. Các "thầy giám" được bà Ðiểm tiếp đãi rất lịch sự, bà cho người bưng khay trầu ra mời, trên khay có để một bức hoa tiên viết một câu đối: "Ðình tiền thiếu nữ khuyến tân lang". Hai chữ thiếu nữ ở đây có hai nghĩa: "gió nhẹ" hoặc "cô gái". Hai chữ tân lang là "cây cau" thì đồng âm với hai chữ tân lang là "chàng rể". Bởi vậy, vế đối cũng có thể hiểu theo hai nghĩa. Một là: trước sân có gió thoảng phất cây cau. Một là: trước sân có cô gái mời chàng rể. Các thầy đọc xong vế đối, rồi sáu mắt ngó nhau, chẳng ai đối lại được. Thế là trầu cũng chẳng kịp ăn, ý định chòng ghẹo cũng tiêu tan hết; các thầy đành nhã nhặn gửi lời chào bà chủ rồi vội vã rút lui... Ðoàn Thị Ðiểm 段氏點 (1705-1748) hiệu Hồng Hà nữ sĩ, con của Ðoàn Doãn Nghi, em danh sĩ Ðoàn Doãn Luân. Tổ quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, sau bà và mẹ về ở với anh ở huyện Ðường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng). Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh, nhưng chỉ ở ít lâu bà xin về, cùng với anh cần cù học tập trở nên người sành văn chương. Khi người anh mất, bà đảm nhận gánh nặng gia đình. Bấy giờ bà đã nhiều tuổi mà vẫn chưa lấy chồng. Nhiều người đến hỏi, trong đó có cả những kẻ quyền quý (như công tử làng Hoạch Trạch là Nhữ Ðình Toản; Thượng thư làng Kim Lũ....), bà đều từ chối. Năm 37 tuổi, bà lập gia đình với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm. Năm 1748, ông được cử làm Tham… Nữ trung tùng phận

Ðoàn Thị Ðiểm 段氏點 (1705-1748) hiệu Hồng Hà nữ sĩ, con của Ðoàn Doãn Nghi, em danh sĩ Ðoàn Doãn Luân. Tổ quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, sau bà và mẹ về ở với anh ở huyện Ðường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng). Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh, nhưng chỉ ở ít lâu bà xin về, cùng với anh cần cù học tập trở nên người sành văn chương.

Khi người anh mất, bà đảm nhận gánh nặng gia đình. Bấy giờ bà đã nhiều tuổi mà vẫn chưa lấy chồng. Nhiều người đến hỏi, trong đó có cả những kẻ quyền quý (như công tử làng Hoạch Trạch là Nhữ Ðình Toản; Thượng thư làng Kim Lũ....), bà đều từ chối. Năm 37 tuổi, bà lập gia đình với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An. Ngày cùng chồng lên đường đến nhiệm sở mới, bà bệnh nặng rồi mất ở Nghệ an ngày 11/09/1748.

Tác phẩm:
- Chinh phụ ngâm (bản dịch)
- Truyền kỳ tân phả (hay Tục truyền kỳ)

Giai thoại về bà:
Bà Ðoàn Thị Ðiểm là người có sắc đẹp, có lời nói văn hoa, có cử chỉ tao nhã, nên bà nổi danh rất sớm. Năm bà 16 tuổi, thượng thư Lê Anh Tuấn nghe tiếng bà sành thơ Nôm, Lê Anh Tuấn muốn thử tài. Lúc bà mới đến nhà, ông bèn ra đầu đề: "Một ngày không thấy như là ba thu" và bảo bà vịnh thơ quốc âm. Bà Ðiểm liền ngâm rằng: "Những màng mây khắc giang cầm hạc, Ngỡ đã và phen đổi lá ngô". Lê Anh Tuấn khen ngợi không ngớt rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh. Nhưng bà không bằng lòng, bèn lại cùng anh là Doãn Luân dời nhà ở tới chỗ người cha đang dạy học ở làng Lạc Viên, huyện Yên Dương, tỉnh Kiến An để tránh trước những sự không hay có thể xảy ra vì việc từ hôn ấy.

Năm bà Ðoàn Thị Ðiểm 25 tuổi (1730) thì thân phụ mất ở nơi dạy học. Bà cùng mẹ và anh đưa linh cữu về quê mai táng; rồi đó ba mẹ con lại tới ngụ cư ở làng Võ Ngại, huyện Ðường Hào (Mỹ Hào) tỉnh Hưng Yên. Bấy giờ, bà Ðiểm thường thay anh trong việc thù tiếp các tân khách. Bà vốn là cô gái tài sắc, lại giỏi về khoa giao tiếp, nên tiếng tăm bà lừng lẫy khắp nơi. Người ta đồn rằng: khi bà Ðiểm giúp anh tiếp khách, tuy "dâng rau muối mà hơn cả trân tu". Do đó khách đến thăm anh bà đã nhiều, mà những khách "phong lưu công tử" đến để dòm ngó bà cũng lắm.

Khi ấy có hoàng giáp Vũ Diệm, người làng Thổ Vượng (Hà Tĩnh) với các bạn là tiến sĩ Nhữ Ðình Toản ở xã Hoạch Trạch (Hải Dương) và tiến sĩ Nguyễn Công Thái ở làng Kim Lũ (Hà Ðông) cùng kéo nhau đến nhà bà Ðiểm. Các "thầy giám" được bà Ðiểm tiếp đãi rất lịch sự, bà cho người bưng khay trầu ra mời, trên khay có để một bức hoa tiên viết một câu đối: "Ðình tiền thiếu nữ khuyến tân lang".

Hai chữ thiếu nữ ở đây có hai nghĩa: "gió nhẹ" hoặc "cô gái". Hai chữ tân lang là "cây cau" thì đồng âm với hai chữ tân lang là "chàng rể". Bởi vậy, vế đối cũng có thể hiểu theo hai nghĩa. Một là: trước sân có gió thoảng phất cây cau. Một là: trước sân có cô gái mời chàng rể.

Các thầy đọc xong vế đối, rồi sáu mắt ngó nhau, chẳng ai đối lại được. Thế là trầu cũng chẳng kịp ăn, ý định chòng ghẹo cũng tiêu tan hết; các thầy đành nhã nhặn gửi lời chào bà chủ rồi vội vã rút lui...
Ðoàn Thị Ðiểm 段氏點 (1705-1748) hiệu Hồng Hà nữ sĩ, con của Ðoàn Doãn Nghi, em danh sĩ Ðoàn Doãn Luân. Tổ quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, sau bà và mẹ về ở với anh ở huyện Ðường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng). Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh, nhưng chỉ ở ít lâu bà xin về, cùng với anh cần cù học tập trở nên người sành văn chương.

Khi người anh mất, bà đảm nhận gánh nặng gia đình. Bấy giờ bà đã nhiều tuổi mà vẫn chưa lấy chồng. Nhiều người đến hỏi, trong đó có cả những kẻ quyền quý (như công tử làng Hoạch Trạch là Nhữ Ðình Toản; Thượng thư làng Kim Lũ....), bà đều từ chối. Năm 37 tuổi, bà lập gia đình với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm. Năm 1748, ông được cử làm Tham…

Nữ trung tùng phận

Bài liên quan

Nguyễn Gia Châu

Nguyễn Gia Châu (1678-1757) tên chữ là Thanh Lăng, thuỵ Đoan Cẩn, là con Bỉnh quận công Nguyễn Gia Đa. Quê làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc; nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Nguyễn Gia Châu (sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép là Nguyễn ...

Nguyễn Bảo 阮保

Nguyễn Bảo 阮保 (1452-1502) tự Định Phủ 定甫, hiệu Cửu Chân 九真, người làng Phương Lai, huyện Vũ Tiên (nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), đậu Tiến sĩ niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472) triều Lê Thánh Tông, được đặc cách vào toà Đông các, thăng chức Tả tư giảng, dạy Thái tử Lê Hiến Tông. Hiến Tông lên ...

Vũ Vĩnh Trinh 武永貞

Vũ Vĩnh Trinh 武永貞 không rõ năm sinh năm mất, tự là Hộ Chi, người huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Thi đậu năm Thuận Thiên thứ hai (1429). Khoảng giữa năm Quang Thuận triều Lê Thánh Tông, ông làm đến chức Hàn lâm viện học sĩ và giữ chức Tuyên chính sứ ty ở đạo Hải Tây ( tức các ...

Trần Bích San 陳璧山

Trần Bích San 陳璧山 (1840-1877) tự Vọng Nghi, hiệu Mai Nham, vua Tự Đức còn ban tên Hy Tăng, người đời gọi ông là Tam nguyên Vị Xuyên. Ông người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh, nay là phường Vị Hoàng. Cha ông là phó bảng Trần Đình Khanh tức Trần Doãn Đạt. Thuở nhỏ, Trần Bích San từng theo ...

Trịnh Cương 鄭棡

An Đô vương Trịnh Cương 鄭棡 (1686–1729) là chúa Trịnh thứ sáu thời Lê Trung Hưng, cầm quyền từ tháng 5-1709 đến tháng 10-1729. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Ông là chúa Trịnh duy nhất có cuộc đời và sự nghiệp trong thời thái bình thịnh trị không hề có nạn binh đao. Nguồn: ...

Đào Công Soạn 陶公僎

Đào Công Soạn 陶公僎 (1381-1458) là danh thần đời Lê Thái Tổ, tự Tân Khanh (có sách chép là Bảo Khanh), quê làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Khi kháng Minh, ông có phục vụ trong quân đội Bình Định Vương Lê Lợi. Năm Bính Ngọ 1426, vua Lê tuần du Đông Đô, mở khoa thi, ông dự thi và đỗ đầu ...

Hoàng Nguyễn Thự 黃阮曙

Hoàng Nguyễn Thự 黃阮曙 (1749-1801) tự Đông Hy 東晞, hiệu Nghệ Điền 藝田, quê gốc làng Đông Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh tại giáp Tiên Hạ, phường Đông Các, huyện Thọ Xương, nay là khu vực ngõ Phất Lộc, Hà Nội. Hoàng Nguyễn Thự đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Đinh Mùi (1787) dưới ...

Nguyễn Tri Phương 阮知方

Nguyễn Tri Phương 阮知方 (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). Ông tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, sinh ...

Nguyễn Cư Trinh 阮居楨

Nguyễn Cư Trinh 阮居楨 (1716-1767) hiệu Đoạn Am, quê làng An Hoà, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế, làm quan thời chúa Nguyễn Võ Vương. Ông lấy được nhiều kế sách mở mang sinh kế cho dân, giúp chúa Nguyễn có công, thời quyền thần Trương Phúc Loan, ông vẫn sống cương trực, luôn tố cáo những tệ hại do ...

Lương Như Hộc 粱如鵠

Lương Như Hộc 粱如鵠 (1420-1501) tự là Tường Phủ, người xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân (nay là xã Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1422) triều Lê Thái Tông, ông đậu Thám hoa, làm quan đến chức Đô ngự sử. Ông là tổ nghề in sách ở Việt Nam.

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...