- 1 6 Bài soạn "Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" lớp 9 hay nhất
- 2 6 Bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 3 6 Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất
- 4 6 Bài soạn "Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học" lớp 7 hay nhất
- 5 10 Bài văn so sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lớp 9 hay nhất
- 6 6 Bài soạn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" hay nhất
- 7 8 Bài văn cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh lớp 9 hay nhất
- 8 6 Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 9 5 Bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất
- 10 6 Bài soạn "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất
Uông Uyển 汪琬
Uông Uyển 汪琬 (1624-1691) tên tự là Thiều Văn 苕文 hiệu là Độn Am 汪庵, người Trường Giang, Giang Tô (nay là Tô Châu), thi nhân kiêm cổ văn gia đời Thanh. Ông đậu Tiến sĩ năm Thuận Trị thứ 12 (1655), giữ chức quan Lang trung bộ Hình. Năm Khang Hy thứ 9 (1670), xin về ẩn cư bên Thái Hồ núi Nghiêu Phong. ...
Vương Khải Vận 王闓運
Vương Khải Vận 王闓運 (1833-1916) tự Nhâm Thu 壬秋, hiệu Tương Ỷ 湘綺, người Tương Đàm, Hồ Nam. Là nhân vật có ảnh hưởng trong giới chính trị, văn hoá cuối đời Thanh. Thi ca của ông khéo dùng phong cách truyền thống để miêu tả tình cảm, tâm trạng của văn nhân cũ. Trước tác có: Tương Khởi lâu toàn tập.
Trịnh Tiếp 鄭燮
Trịnh Tiếp 鄭燮 (1693-1765) tự Khắc Nhu, hiệu Bản Kiều, người Giang Tô, đậu Tiến sĩ. Lúc nhỏ nhà nghèo làm nghề bán tranh để sinh sống. Là danh hoạ dưới thời Càn Long nhà Thanh, chuyên vẽ trúc và lan. Ngoài vẽ, còn sáng tác thơ. Thơ ông tiêm tế, giàu hình ảnh, tình ý nhẹ nhàng, tuy số lượng ít nhưng ...
Tiêu Dịch 蕭繹, Lương Nguyên Đế
Lương Nguyên Đế 梁元帝 (508–555) tên thật là Tiêu Dịch 蕭繹, là vị vua thứ 3 của nhà Lương thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 552 đến năm 555. Ông tự là Thế Bân 世斌, lúc nhỏ còn có tên là Thất Phù, con trai thứ 7 của Lương Vũ Đế Tiêu Diễn. Khi lên 6 tuổi, Tiêu Dịch đã được phong ...
Triệu Dực 趙翼
Triệu Dực 趙翼 (1727-1814) tự Vân Tùng 雲崧, hiệu Âu Bắc 甌北, người Dương Hồ (nay là Võ Tiến, Giang Tô) là nhà sử học, nhà thơ thời Thanh (Trung Quốc) cùng với Viên Mai 袁枚 và Tưởng Sĩ Thuyên tề danh, tự xưng là Càn Long tam đại gia. Ông đỗ tiến sĩ đời Cao Tông Càn Long, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ...
Mao Văn Tích 毛文錫
Mao Văn Tích 毛文錫 (sống khoảng trước sau năm 913, đời Ngũ Đại), tự Bình Khuê 平珪, người Cao Dương 高陽 (nay thuộc Hà Bắc, có sách nói người Nam Dương 南陽, nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc).
Hứa Hồn 許渾
Hứa Hồn 許渾 (khoảng năm 844) tự Dụng Hối 用晦, người Nhuận Châu, đỗ tiến sĩ, làm quan giám sát ngự sử, rồi thứ sử các nơi.
Tào Tháo 曹操
Tào Tháo曹操 (155–220) tức Nguỵ Vũ Đế 魏武帝, tự là Mạnh Đức 孟德, tiểu danh A Man 阿瞞, Cát Lợi 吉利, người tộc Hán thuộc huyện Tiêu nước Bái cuối đời Đông Hán (nay là Hào Châu, tỉnh An Huy), làm quan tới chức Thừa tướng, tước Nguỵ vương. Ông được coi là một nhà chính trị, quân sự, văn học và là một thi nhân ...
Vương Dung 王融
Vương Dung 王融 (467-493) tự Nguyên Trường 元長, người Lâm Nghi, Lang Nha (nay là huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông). Vương Dung là văn học gia đời Tề nam triều. Vương Dung đậu tú tài từ lúc còn trẻ, giữ chức Thái tử xá nhân. Tự cậy gia thế tài học của mình, đeo đuổi danh lợi, hy vọng năm 30 tuổi đạt tới ...
Tào Tuyết Cần 曹雪芹
Tào Tuyết Cần 曹雪芹 (1715-1763) là một tiểu thuyết gia vĩ đại người Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu thuyết "Hồng lâu mộng", một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ điển Trung Quốc. Gia đình thế hệ trước của Tào Tuyết Cần là một gia đình quan lại thuộc tầng lớp đại quý tộc thời nhà Thanh Trung Quốc. ...
Tô Tiểu Tiểu 蘇小小
Theo Nhạc phủ quảng ký thì Tô Tiểu Tiểu 蘇小小 người Nam Tề đời Lục triều, là danh kỹ tài hoa đất Tiền Đường, nàng có số phận rất bi thảm. Mộ của nàng nay vẫn còn ở Tây Lăng, bên sông Tiền Đường.
Trương Bí 張泌
Trương Bí 張泌, tự Tử Trừng 子澄, năm sinh và năm mất không rõ, từ nhân người Hoài Nam đời Hậu Thục (Ngũ Đại), đại biểu của phái Hoa gian. Truơng Bí lúc đầu làm quan Câu dung uý cho thượng thư Trần Trị Đạo 陳治道, sau được Nam Đường hậu chủ (Lý Dục 李煜) cho làm Giám sát ngự sử rồi làm đến Nội sử xá nhân, ...
Tào Thực 曹植
Tào Thực 曹植 (192-232) tự Tử Kiến 子建, là con thứ của Tào Tháo 曹操, em cùng mẹ với Tào Phi 曹丕. Lúc còn trẻ tuổi được cha yêu tài nên đời sống thong dong, sau Tào Tháo mất, Tào Phi tiếm vị Nguỵ Văn Đế đến Minh Đế (Tào Duệ), Tào Thực bị nghi kỵ, không được tham gia vào triều chính, ôm tâm sự uất ức mà ...
Tào Phi 曹丕
Tào Phi 曹丕 (187-226) tự là Tử Hoàn 子桓, là con thứ của Tào Tháo 曹操, nước Nguỵ đời Tam Quốc. Năm 211 giữ chức phó thừa tướng nhà Hán. Năm 217 làm thái tử nước Nguỵ. Năm 220, Tào Tháo chết, ông kế nghiệp giữ chức thừa tướng nhà Hán và là Nguỵ Vương. Không bao lâu ông phế bỏ vua Hán Hiến Đế (tháng ...
Phạm Vân 范雲
Phạm Vân 范雲 (451-503) tự Ngạn Long 彥龍, người Vũ Âm, Nam Hương (nay là địa phương nằm về phía tây bắc Thẩm Dương, Hà Nam). Từng giữ chức tể tướng và làm quan ba đời Tống, Tề, Lương. Chung Vanh đã phê bình thơ ca của ông trong "Thi phẩm" là: "Thơ của họ Phạm thanh cao uyển chuyển, chẳng khác gì gió ...
Tiêu Cương 蕭綱
Tiêu Cương 蕭綱 (503-551) tức Lương Giản Văn Đế 簡文帝, tự Thế Toản 世纘, lại có tiểu tự là Lục Thông 六通, là con thứ ba của Lương Vũ Đế Tiêu Diễn 蕭衍, và là em của Chiêu Minh thái tử Tiêu Thống 蕭統 tác giả bộ "Văn tuyển". Sau khi Tiêu Thống mất, ông được kế vị làm thái tử. Khi Vũ Đế qua đời, ông lên ngôi làm ...
Giang Yêm 江淹
Giang Yêm 江淹 (444-505) tự Văn Thông 文通, người Khảo Thành, Tế Dương (nay là Hà Nam). Từng trải qua ba đời Tống (420-479), Tề (479-502), Lương (502-557) tại Nam Triều đời Nam Bắc Triều. Lúc còn trẻ, bất đắc chí trên bước đường công danh, đi theo Kiến Bình Vương Lưu Cảnh Tổ (Tống), không được coi ...
Giang Tổng 江總
Giang Tổng 江總 (519-594) tự Tổng Trì 總持, người nhà Trần ở Nam triều đời Nam Bắc triều, làm quan đến Thái thường khanh. Sau loạn Hầu Cảnh, ông tị nạn tới Cối Kê, rồi lại chuyển đến Quảng Châu, đến năm Thiên Gia thứ 4 (563) đời Trần Văn Đế được triệu hồi về Kiến Khang làm Trung thư thị lang. Đời Trần ...
Vương Đoan Thục 王端淑
Vương Đoan Thục 王端淑 tự Ngọc Ánh 玉映, hiệu Ánh Nhiên 映然, người Sơn Âm, Chiết Giang, em gái của Vương Tĩnh Thục, vợ chư sinh Đinh Triệu Thánh 丁肇聖, có "Ngọc Ánh đường tập" 玉映堂集 và "Ngâm Hồng tập" 吟紅集.
Tăng Xán thiền sư 僧璨禪師
Tăng Xán 僧璨 (497-606) là một thiền sư Trung Quốc, Tổ thứ ba của Thiền tông, nối pháp Nhị tổ là Huệ Khả và là thầy của Tứ tổ Đạo Tín. Sau khi được ấn khả, sư lang thang đây đó, sống ẩn dật không ai biết. Ngoài Thiền sư Đạo Tín, Sư có truyền pháp cho một vị tăng người Ấn Độ là Tì-ni-đa-lưu-chi, người ...