- 1 6 Bài soạn "Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" lớp 9 hay nhất
- 2 6 Bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 3 6 Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất
- 4 6 Bài soạn "Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học" lớp 7 hay nhất
- 5 10 Bài văn so sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lớp 9 hay nhất
- 6 6 Bài soạn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" hay nhất
- 7 8 Bài văn cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh lớp 9 hay nhất
- 8 6 Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 9 5 Bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất
- 10 6 Bài soạn "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất
Lục Khải 陸凱
Lục Khải 陸凱 (?-504) tự Trí Quân 智君, người đất Đại đời Nam Bắc triều (nay thuộc đông huyện Uý, tỉnh Hà Bắc), năm sinh mất không rõ. Ông từng giữ chức Chính Bình thái thú, ở đó 7 năm, nổi tiếng là quan tốt.
Nguỵ Thu 魏收
Nguỵ Thu 魏收 (506-572) tự Bá Khởi 伯起, quê Khúc Dương, Cự Lộc (nay thuộc Hà Bắc), nhà sử học và nhà văn thời Bắc Tề. Làm quan tới chức Thượng thư hữu bộc xạ, Giám tu quốc sử. Tác phẩm có: Nguỵ thư. Thơ ca của ông mang phong cách dân dã.
Phó Huyền 傅玄
Phó Huyền 傅玄 (217-278), tự Hưu Dịch 休奕, triết học gia và văn học gia đời Tây Tấn, người Nê Dương, Bắc Địa (nay thuộc Thiểm Tây), làm quan đến Tư lệ hiệu uý.
Mao Hy Chấn 毛熙震
Mao Hy Chấn 毛熙震, người nước Thục đời Ngũ Đại, vào đời vua Mạnh Sưởng 孟昶, làm quan đến Bí thư giám, thông âm luật, thi từ.
Tưởng Di Cung 蔣貽恭
Tưởng Di Cung 蔣貽恭 người Giang Hoài cuối đời Đường, đời Hậu Thục (Nam Bắc triều) làm quan Đại Tỉnh huyện lệnh. Thơ còn 10 bài.
Phó Hấp 傅翕
Phó Hấp 傅翕 (497-569) là nhân vật thần dị trong giới Phật giáo, và cũng là nhà thơ thời Nam Bắc triều, quê ở huyện Ô Thương, quận Đông Dương, tự Huyền Phong 玄風, hiệu Thiện Tuệ 善慧, còn xưng là Phó đại sĩ 傅大士, Song Lâm đại sĩ 雙林大士, Đông Dương đại sĩ 東陽大士 hoặc Ô Thương cư sĩ 烏傷居士. Có trước tác "Tâm ...
Lã Thái Nhất 呂太一
Lã Thái Nhất 呂太一 làm huyện lệnh Hoàn Thuỷ năm Cảnh Vân đời Đường Duệ Tông, thơ còn 1 bài trong "Toàn Đường thi".
Trương Hoành 張紘
Trương Hoành 張紘 (153-212) tự Tử Cương 子綱, người Quảng Lăng đời Hậu Hán. Ông thuở nhỏ theo học ở kinh đô. Khi chiến sự xảy ra, ông tị nạn tới Giang Đô, gặp lúc Tôn Sách 孫策 sáng nghiệp, được làm Chính nghị hiệu uý, Tòng thảo Đan Dương. Trương Hoành bày kế cho Tôn Sách nên rời khỏi Đan Dương sang Ngô ...
Tôn Nguyên Yến 孫元晏
Tôn Nguyên Yến 孫元晏 sống vào thời Ngũ Đại, thân thế chưa rõ ràng, có "Vịnh sử thi" 75 bài.
Nhược Hư thiền sư 若虛禪師
Thiền sư Thích Nhược Hư 釋若虛, không rõ năm sinh, mất năm 949, là vị tăng thời Nam Đường, ở ẩn tại Lư Sơn (Thạch Thất). Chỉ để lại ba bài thơ là Nhạc Tiên quán 樂仙觀, Cổ kính 古鏡, Hoài Lư Sơn cựu ẩn 懷廬山舊隱.
Hạo Như Hối thiền sư 皎如晦禪師
Sư Hạo Như Hối 皎如晦 hay còn gọi là Như Hối 如晦, tu tại chùa Tịnh Từ 凈慈 ở Hàng Châu đời Tống.
Thôi Viện 崔瑗, Thôi Tử Ngọc
Thôi Viện 崔瑗 (77-142) tự Tử Ngọc 子玉, thư pháp gia và chính trị gia đời Đông Hán, người An Bình, Trác Quận (nay thuộc tỉnh Hà Bắc), là con của Thôi Nhân 崔駰 nhưng sớm mồ côi, năm 18 tuổi lên kinh đô, theo Thị trung Giả Quỳ 賈逵, làm bạn với Mã Dung 馬融, Trương Hành 張衡. Sau do giúp anh trai là Thôi Chương ...
Vương Hiến Chi 王献之
Vương Hiến Chi 王献之 (334-386) tự Tử Kính 子敬, tổ tiên người Lâm Nghi, Sơn Đông (nay là Thiệu Hưng, Chiết Giang), là thư pháp gia và thi nhân lớn đời Đông Tấn, là con thứ bảy của Vương Hy Chi 王羲之. Ông làm quan đến chức Trung thư lệnh.
Từ Đức Ngôn 徐德言
Từ Đức Ngôn 徐德言 là tài tử trứ danh tại Giang Nam đời Nam Bắc triều, sau làm phò mã lấy em gái của Trần Hậu Chủ Trần Thúc Bảo 陳叔寶 là Lạc Xương công chúa 樂昌公主 (có nơi ghi là 洛昌公主), rồi nhập triều đình làm chức Thị trung (quan cận thần), bộc lộ tài năng chính trị. Đương thời ông cùng phu nhân phu xướng ...
Mạnh Tân Vu 孟賓于
Mạnh Tân Vu 孟賓于 tự Quốc Nghi 國儀, người Liên Châu, đỗ tiến sĩ năm Thiên Phúc thứ 9 (944) rồi về quê làm Mã thị tòng sự, sau về nhà Nam Đường làm Đồ Dương lệnh, sau ẩn cư dưới núi Ngọc Duẩn ở Kết Châu, tự hiệu Quần Ngọc phong tẩu 群玉峰叟. Tác phẩm có "Kim ngao tập" 金鰲集 gồm 2 quyển, nay còn 8 bài.
Tô Huệ 蘇惠
Tô Huệ 蘇惠 tự Nhược Lan, người đất Thần Châu đời nhà Tấn (265-419). Nàng dung nhan kiều mị, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng. Khi Tô được 20 tuổi cha mẹ đính gả cho hàn sĩ Đậu Thao, người cùng quệ Vợ chồng ăn ở đầm ấm. Nàng Tô rất mực chìu chồng, đảm đương tất cả mọi việc gia đình để cho Đậu ...
Phùng Tiểu Lân 馮小憐
Phùng Tiểu Lân 馮小憐 là quý phi của Tề Hậu Chủ là Cao Vĩ 高緯 thời Nam Bắc triều. Nàng thông minh, giỏi ca vũ, thạo đàn địch. Sau khi nước Tề thua nước Chu, Tiểu Lân bị bắt về Chu. Chu Vũ Đế gả nàng cho người khác.
Thạch Sùng 石崇
Thạch Sùng 石崇 (246-300), người ở Thanh Châu đời Tây Tấn, là văn học gia trứ danh, người Bột Hải, Nam Bì, tên chữ là Quý Luân 季倫, hiệu là Tề Nô 齊奴, thuở nhỏ có tư chất thông minh, nhiều mưu trí. Thân phụ là Thạch Bào, lúc gần chết, chia gia tài cho các con thì Thạch Sùng được phần ít nhất. Bà vợ thấy ...
Ngô Quân 吳均
Ngô Quân 吳均 (469-520) tự Thúc Tường 叔庠, người Ngô Hưng (nay là huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang), là nhà văn, nhà thơ nước Lương (502-557) đời Nam Bắc Triều, soạn giả cuốn Tề Xuân Thu 齊春秋, Thông sử 通史. Thi ca để lại còn khoảng hơn 40 bài. Nguồn: Lịch sử văn học Trung Quốc, NXB Giáo Dục, 2002
Vương Hy Chi 王羲之
Vương Hi Chi 王羲之 (303–361) hiệu Dật Thiếu 逸少, hiệu Đạm Trai 澹齋, người huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, sống thời Đông Tấn, là nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử hội hoạ Trung Quốc. Ông là người học rộng tài cao được cử làm quan đến chức Nội sử kiêm hữu quân tướng quân, nên đương thời hay gọi ...