Danh sách Tác giả - Trang 105

Từ Di 徐夤, Từ Dần, 徐寅

Từ Di 徐夤 (có nơi chép Từ Dần 徐寅) năm sinh mất không rõ, tự Chiêu Mộng 昭夢, người Phủ Điền, Phúc Kiến, đỗ tiến sĩ khoảng năm Càn Ninh (894-898) đời Đường Chiêu Tông.

Hạ Chú 賀鑄

Hạ Chú 賀鑄 (1063-1120) tự là Phương Hồi, người Vệ Châu, tỉnh Hà Nam. Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hưu (1086-1093) ông làm Thông phán Tứ Châu. Ông đọc sách rất nhiều, thi, từ tuyệt diệu, tác phẩm của ông có tập Đông Sơn nhạc phủ.

Tô Thức 蘇軾, Tô Đông Pha, 蘇東坡

Tô Thức 蘇軾 (1037-1101) tự Tử Chiêm 子瞻, Hoà Trọng 和仲, hiệu Đông Pha cư sĩ 東坡居士, người đời thường gọi là Tô Đông Pha 蘇東坡, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thông phán, Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn, đương thời người ta gọi là ...

Lý Quý Lan 李季蘭, Lý Dã, 李冶

Lý Quý Lan 李季蘭 (713-784) vốn tên Lý Dã 李冶 (có sách chép Lý Dụ 李裕, Lý Đãi 李紿) sinh năm Khai Nguyên thứ nhất đời Đường Huyền Tông, người Ô Trình, tỉnh Giang Nam (nay thuộc Ngô Hưng, Chiết Giang). Nàng có tài làm thơ từ khi còn nhỏ tuổi, lại thông minh, lanh lợi hơn người. Năm mười một tuổi, được cha ...

Trần Bác 陳搏

Trần Bác 陳搏 (906-989) tự Đồ Nam 圖南, hiệu Phù dao tử 扶搖子, người Hào Châu (nay thuộc Hà Bắc), thi tiến sĩ cuối đời Đường không đỗ, đi ở ẩn ở Cửu Thất sơn rồi về Cư Lai sơn, đến lúc hết loạn về được Tống Thái Tông tặng cho danh hiệu Hi Di tiên sinh. Thơ chép trong "Toàn Đường thi" rất nhiều.

Từ Huệ 徐惠

Từ Huệ 徐惠 (627-650) tự không rõ, người Trường Thành, Hồ Châu (nay là Trường Hưng), phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Bà là con của Từ Hiếu Đức. Thơ còn 5 bài trong "Toàn Đường thi".

Trương Tân 張蠙

Trương Tân 張蠙 năm sinh và mất không rõ, tự Tượng Văn 象文, người Thanh Hà, tề danh cùng Hứa Đường 許棠, Trương Kiều 張喬, đỗ tiến sĩ năm Càn Ninh thứ 2 (895), làm Hiệu thư lang, Lịch Dương uý, Tê Phố lệnh. Sau ông vào Thục làm Thiện bộ viên ngoại, Kim Đường lệnh.

Uông Tuân 汪遵

Uông Tuân 汪遵 (?-877) không biết năm sinh, mất vào khoảng năm Càn Phù thứ 3 (877) đời Đường Hy Tông. Thuở nhỏ nhà nghèo, rất ham học, năm Hàm Thông thứ 7 (866) đỗ tiến sĩ, thơ một quyển.

Tiêu Cấu 蕭遘

Tiêu Cấu 蕭遘 (?-887) tự Đắc Thánh 得聖, tổ tiên ở Nam Lan Lăng (nay thuộc tỉnh Giang Tô), cháu ruột của tể tướng Tiêu Phức 蕭複, đỗ trạng nguyên, làm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, tước Sở quốc công. Thơ còn 3 bài trong "Toàn Đường thi".

Trương Vi 張為

Trương Vi 張為 là thi nhân đất Giang Nam cuối đời Đường, thơ có 1 quyển, nay còn 3 bài.

Tư Không Đồ 司空圖

Tư Không Đồ 司空圖 (837-908) tự Biểu Thánh 表聖, người Ngu Hương, Hà Trung (nay thuộc Vĩnh Tế, Sơn Tây), đỗ tiến sĩ cuối năm Hàm Thông.

Vô Khả thiền sư 無可禪師

Vô Khả thiền sư 無可禪師 là tăng nhân đời Vãn Đường, tên tục là Giả Khu 賈區, người Phạm Dương (nay thuộc Trác Châu, Hồ Bắc), là em họ của Giả Đảo 賈島. Ông xuất gia từ nhỏ, thường cùng Giả Đảo trú tại chùa Thanh Long, sau vân du tới Việt Châu, Hồ Tương, Lư Sơn. Đầu năm Đại Hoà, ông tới tu tại chùa Bạch ...

Vi Trang 韋莊

Vi Trang 韋莊 (khoảng 860-910) tự Đoan Kỷ 端已, nguyên đậu tiến sĩ đời Đường, đi sứ sang Thục rồi lưu lại Thục không về. Ông sinh hoạt rất giản dị khâm hoài khoát đạt. Tác phẩm của ông có "Hoán hoa tập", "Hoán hoa từ". Trong tập "Luận từ tạp trước", Chu Tế có nói: "Từ của Đoan Kỷ thanh diễm tuyệt vời".

Lâm Bô 林逋

Lâm Bô 林逋 (967-1028) tự Quân Phục 君復, người đất Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc tuổi trẻ, ông đã không muốn rong ruỗi với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ xứ Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ. Thiên Ẩn dật truyện trong Tống sử mô tả ông: “Tính tình ...

Vu Vũ Lăng 于武陵

Vu Vũ Lăng 于武陵 là thi nhân sống vào khoảng niên hiệu Hội Xương (841-846) đời Đường Vũ Tông. Thơ còn một quyển. Các sách "Tân Đường thư" và "Toàn Đường thư" chép Vu Nghiệp 于鄴 và Vu Vũ Lăng là hai nhân vật khác nhau, nhưng "Đường tài tử truyện" lại chép Vu Nghiệp tự là Vũ Lăng. Ở đây vẫn để riêng hai ...

Lý Thạch 李石

Lý Thạch 李石 (1108-1181) tự Tri Kỷ 知幾, hiệu Phương Chu 方舟, quê ở Bàn Thạch, Tư Châu, đỗ tiến sĩ năm Thiệu Hưng thứ 21, được cử làm Thái học. Năm thứ 29 được Triệu Quỳ tiến cử, Lý Thạch nhậm chức Thái học bác sĩ, sau làm đến chức phán quan ở Thành Đô. Tác phẩm có "Tống sử dực" 宋史翼, "Phương Chu thi dư" ...

Hoàng Đình Kiên 黃庭堅

Hoàng Đình Kiên 黃廷堅 (1045-1105), tự Lỗ Trực 魯直, biệt hiệu Sơn Cốc đạo nhân 山谷道人, Phù ông 涪翁, người Phân Ninh, Hồng Châu (thuộc Giang Tây ngày nay). Ông là thư hoạ gia và thi gia trứ danh đời Bắc Tống, tề danh cùng thầy ông là Tô Thức, người đời thường gọi Tô-Hoàng. Ông đỗ tiến sĩ, có làm một số chức ...

Vương An Thạch 王安石

Vương An Thạch 王安石 (1021–1086) tự Giới Phủ 介甫 hiệu Bán sơn lão nhân 半山老人, người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (tỉnh Giang Tây ngày nay), là một nhà văn lớn thời Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc. Ông đỗ tiến sĩ năm 1041. Năm 22 tuổi (1042), ông được bổ dụng làm trợ ...

Nguyên Hiếu Vấn 元好問

Nguyên Hiếu Vấn 元好問 (1190-1257) tự Dụ Chi 裕之, hiệu Di Sơn 遺山, người Tú Dung, Thái Nguyên (nay là thành phố Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây). Nhỏ theo học ông Hách Thiên Đỉnh, thông thuộc kinh sử Bách Gia, 6 năm học thành. Xuống núi Thái Hàng, qua sông Hoàng Hà, văn chương làm Triệu Bỉnh Văn ở Bộ Lễ tán ...

Khấu Chuẩn 寇準

Khấu Chuẩn 寇準 (961-1023) tự Bình Trọng 平仲, người Hợp Khuê (nay là huyện Vị Nam, tỉnh Cam Túc), đậu tiến sĩ đời vua Thái Tông (976-997), làm Tể tướng năm đầu Cảnh Đức (1004) đời vua Chân Tông (998-1022) dẹp giặc Khiết Đan, ông văn võ toàn tài. Ông kiên trì kháng chiến chống quân Liêu xâm lược Trung ...