Lâm Bô 林逋

Lâm Bô 林逋 (967-1028) tự Quân Phục 君復, người đất Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc tuổi trẻ, ông đã không muốn rong ruỗi với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ xứ Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ. Thiên Ẩn dật truyện trong Tống sử mô tả ông: “Tính tình cao khiết, điềm đạm mà hiếu cổ, không muốn bon chen vào chốn phù hoa. Nhà nghèo, ăn mặc đều không được đầy đủ, nhưng vẫn luôn vui vẻ tự như... Ông về Hàng Châu, kết lều tranh tại Cô Sơn bên Tây Hồ. Hai mươi năm không đặt chân ra ngoài phố chợ.” (Tính điềm đạm hiếu cổ, phất xu vinh lợi. Gia bần y thực bất túc, yến như dã... Qui Hàng Châu, kết lô Tây hồ chi Cô Sơn, nhị thập niên túc bất cập thành thị) Ông trồng mai nuôi hạc, thường đùa là "lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con" (dĩ mai vi thê, dĩ hạc vi tử), danh tiếng cao khiết của ông vang dội khắp thiên hạ, biết bao cao sĩ danh tăng đến xin yết kiến. Ông cùng với các danh sĩ như Phạm Trọng Yêm, Mai Nghiêu Thần, Cửu Tăng thường cùng nhau xướng họa. Lâm Bô suốt đời sống thanh bạch, mất năm 62 tuổi, được phong tên thuỵ là Hòa Tịnh tiên sinh 和靖先生. Danh thần trong triều Tống Nhân Tông là Từ Tịnh, lúc thiếu thời có duyên đến Hàng châu gặp được Lâm Bô, vì quá hâm mộ cao phong của ông, nên mới đổi tên là Tịnh. Thơ ông phần lớn đều bị thất lạc. người sau gom được khoảng 300 bài. Thơ ông phần lớn thường vịnh cảnh Tây Hồ, nhưng được truyền tụng thiên cổ vẫn là bài Mai hoa . Mộ của ông nằm ở Cô Sơn, phía đông Phóng hạc đình, nhìn ra Tây Hồ. Hằng năm, những thi nhân khắp Trung Quốc vẫn thường về viếng mộ. Giá trị nhân bản của một thi nhân đích thực, trọn đời sống ẩn dật không giáo thiệp với đời, đã được lịch sử sàng lọc để trở thành bất tử, mà không cần có sự can thiệp của bất kỳ một thế lực nào. Chỉ khi nào nhân cách thanh cao của những người áo vải ẩn cư như thế được xã hội thực sự trân trọng, thì đạo lý của thế tục mới có thể được cứu vãn khỏi nguy cơ bị suy đồi. Có lẽ nói đến Tây Hồ là nói đến hoa mai, và nói đến hoa mai ở Tây Hồ là nói đến ngọn Cô Sơn, nên trong tác phẩm "Tiếu ngạo giang hồ", Kim Dung đã dựa vào phong cảnh Tây Hồ để bố trí nên tòa Cô Sơn Mai Trang của nhóm Giang Nam tứ hữu, làm nơi giam cầm cựu giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo là Nhậm Ngã Hành. Bốn nhân vật tài hoa này thoái ẩn giang hồ để làm người canh giữ tên trọng phạm giữa phong cảnh thơ mộng xứ Hàng Châu. Lâm Bô 林逋 (967-1028) tự Quân Phục 君復, người đất Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc tuổi trẻ, ông đã không muốn rong ruỗi với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ xứ Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ. Thiên Ẩn dật truyện trong Tống sử mô tả ông: “Tính tình cao khiết, điềm đạm mà hiếu cổ, không muốn bon chen vào chốn phù hoa. Nhà nghèo, ăn mặc đều không được đầy đủ, nhưng vẫn luôn vui vẻ tự như... Ông về Hàng Châu, kết lều tranh tại Cô Sơn bên Tây Hồ. Hai mươi năm không đặt chân ra ngoài phố chợ.” (Tính điềm đạm hiếu cổ, phất xu vinh lợi. Gia bần y thực bất túc, yến như dã... Qui Hàng Châu, kết lô Tây hồ chi Cô Sơn, nhị thập niên túc bất cập thành thị) Ông trồng mai nuôi hạc, thường đùa là "lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con" (dĩ mai vi …

Lâm Bô 林逋 (967-1028) tự Quân Phục 君復, người đất Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc tuổi trẻ, ông đã không muốn rong ruỗi với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ xứ Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ. Thiên Ẩn dật truyện trong Tống sử mô tả ông: “Tính tình cao khiết, điềm đạm mà hiếu cổ, không muốn bon chen vào chốn phù hoa. Nhà nghèo, ăn mặc đều không được đầy đủ, nhưng vẫn luôn vui vẻ tự như... Ông về Hàng Châu, kết lều tranh tại Cô Sơn bên Tây Hồ. Hai mươi năm không đặt chân ra ngoài phố chợ.” (Tính điềm đạm hiếu cổ, phất xu vinh lợi. Gia bần y thực bất túc, yến như dã... Qui Hàng Châu, kết lô Tây hồ chi Cô Sơn, nhị thập niên túc bất cập thành thị)

Ông trồng mai nuôi hạc, thường đùa là "lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con" (dĩ mai vi thê, dĩ hạc vi tử), danh tiếng cao khiết của ông vang dội khắp thiên hạ, biết bao cao sĩ danh tăng đến xin yết kiến. Ông cùng với các danh sĩ như Phạm Trọng Yêm, Mai Nghiêu Thần, Cửu Tăng thường cùng nhau xướng họa.

Lâm Bô suốt đời sống thanh bạch, mất năm 62 tuổi, được phong tên thuỵ là Hòa Tịnh tiên sinh 和靖先生. Danh thần trong triều Tống Nhân Tông là Từ Tịnh, lúc thiếu thời có duyên đến Hàng châu gặp được Lâm Bô, vì quá hâm mộ cao phong của ông, nên mới đổi tên là Tịnh. Thơ ông phần lớn đều bị thất lạc. người sau gom được khoảng 300 bài. Thơ ông phần lớn thường vịnh cảnh Tây Hồ, nhưng được truyền tụng thiên cổ vẫn là bài Mai hoa.

Mộ của ông nằm ở Cô Sơn, phía đông Phóng hạc đình, nhìn ra Tây Hồ. Hằng năm, những thi nhân khắp Trung Quốc vẫn thường về viếng mộ. Giá trị nhân bản của một thi nhân đích thực, trọn đời sống ẩn dật không giáo thiệp với đời, đã được lịch sử sàng lọc để trở thành bất tử, mà không cần có sự can thiệp của bất kỳ một thế lực nào. Chỉ khi nào nhân cách thanh cao của những người áo vải ẩn cư như thế được xã hội thực sự trân trọng, thì đạo lý của thế tục mới có thể được cứu vãn khỏi nguy cơ bị suy đồi.

Có lẽ nói đến Tây Hồ là nói đến hoa mai, và nói đến hoa mai ở Tây Hồ là nói đến ngọn Cô Sơn, nên trong tác phẩm "Tiếu ngạo giang hồ", Kim Dung đã dựa vào phong cảnh Tây Hồ để bố trí nên tòa Cô Sơn Mai Trang của nhóm Giang Nam tứ hữu, làm nơi giam cầm cựu giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo là Nhậm Ngã Hành. Bốn nhân vật tài hoa này thoái ẩn giang hồ để làm người canh giữ tên trọng phạm giữa phong cảnh thơ mộng xứ Hàng Châu.
Lâm Bô 林逋 (967-1028) tự Quân Phục 君復, người đất Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc tuổi trẻ, ông đã không muốn rong ruỗi với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ xứ Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ. Thiên Ẩn dật truyện trong Tống sử mô tả ông: “Tính tình cao khiết, điềm đạm mà hiếu cổ, không muốn bon chen vào chốn phù hoa. Nhà nghèo, ăn mặc đều không được đầy đủ, nhưng vẫn luôn vui vẻ tự như... Ông về Hàng Châu, kết lều tranh tại Cô Sơn bên Tây Hồ. Hai mươi năm không đặt chân ra ngoài phố chợ.” (Tính điềm đạm hiếu cổ, phất xu vinh lợi. Gia bần y thực bất túc, yến như dã... Qui Hàng Châu, kết lô Tây hồ chi Cô Sơn, nhị thập niên túc bất cập thành thị)

Ông trồng mai nuôi hạc, thường đùa là "lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con" (dĩ mai vi …
Bài liên quan

Vu Vũ Lăng 于武陵

Vu Vũ Lăng 于武陵 là thi nhân sống vào khoảng niên hiệu Hội Xương (841-846) đời Đường Vũ Tông. Thơ còn một quyển. Các sách "Tân Đường thư" và "Toàn Đường thư" chép Vu Nghiệp 于鄴 và Vu Vũ Lăng là hai nhân vật khác nhau, nhưng "Đường tài tử truyện" lại chép Vu Nghiệp tự là Vũ Lăng. Ở đây vẫn để riêng hai ...

Lý Thạch 李石

Lý Thạch 李石 (1108-1181) tự Tri Kỷ 知幾, hiệu Phương Chu 方舟, quê ở Bàn Thạch, Tư Châu, đỗ tiến sĩ năm Thiệu Hưng thứ 21, được cử làm Thái học. Năm thứ 29 được Triệu Quỳ tiến cử, Lý Thạch nhậm chức Thái học bác sĩ, sau làm đến chức phán quan ở Thành Đô. Tác phẩm có "Tống sử dực" 宋史翼, "Phương Chu thi dư" ...

Hoàng Đình Kiên 黃庭堅

Hoàng Đình Kiên 黃廷堅 (1045-1105), tự Lỗ Trực 魯直, biệt hiệu Sơn Cốc đạo nhân 山谷道人, Phù ông 涪翁, người Phân Ninh, Hồng Châu (thuộc Giang Tây ngày nay). Ông là thư hoạ gia và thi gia trứ danh đời Bắc Tống, tề danh cùng thầy ông là Tô Thức, người đời thường gọi Tô-Hoàng. Ông đỗ tiến sĩ, có làm một số chức ...

Vương An Thạch 王安石

Vương An Thạch 王安石 (1021–1086) tự Giới Phủ 介甫 hiệu Bán sơn lão nhân 半山老人, người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (tỉnh Giang Tây ngày nay), là một nhà văn lớn thời Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc. Ông đỗ tiến sĩ năm 1041. Năm 22 tuổi (1042), ông được bổ dụng làm trợ ...

Nguyên Hiếu Vấn 元好問

Nguyên Hiếu Vấn 元好問 (1190-1257) tự Dụ Chi 裕之, hiệu Di Sơn 遺山, người Tú Dung, Thái Nguyên (nay là thành phố Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây). Nhỏ theo học ông Hách Thiên Đỉnh, thông thuộc kinh sử Bách Gia, 6 năm học thành. Xuống núi Thái Hàng, qua sông Hoàng Hà, văn chương làm Triệu Bỉnh Văn ở Bộ Lễ tán ...

Khấu Chuẩn 寇準

Khấu Chuẩn 寇準 (961-1023) tự Bình Trọng 平仲, người Hợp Khuê (nay là huyện Vị Nam, tỉnh Cam Túc), đậu tiến sĩ đời vua Thái Tông (976-997), làm Tể tướng năm đầu Cảnh Đức (1004) đời vua Chân Tông (998-1022) dẹp giặc Khiết Đan, ông văn võ toàn tài. Ông kiên trì kháng chiến chống quân Liêu xâm lược Trung ...

Thiện Đạo đại sư 善導大師

Thiện Đạo đại sư 善導大師 (631-681) họ Chu 朱, người Tứ Châu, An Huy (có thuyết cho là người Lâm Truy, Sơn Đông) là cao tăng nhà Đường, được tôn làm vị Tổ thứ 2 của tông Tịnh độ. Ông xuất gia khi còn nhỏ tuổi và tu tập thiền quán tưởng A-di-đà và Tịnh độ. Khi nghe tiếng Đạo Xước 道綽, Thiện Đạo đến gặp và ...

Vương Trinh Bạch 王貞白

Vương Trinh Bạch 王貞白 (875-?) tự Hữu Đạo 有道, người Vĩnh Phong 永豐, đỗ tiến sĩ năm Càn Ninh thứ 2 (986) đời Đường.

Lý Nghĩa Phủ 李義府

Lý Nghĩa Phủ 李義府 (614-666) tự không rõ, người Nhiêu Dương, Doanh Châu (nay là huyện Nhiêu Dương, tỉnh Hà Bắc), cha Lý Đức Thịnh 李德盛 là quận thú thành Lũng Tây, thứ sử Nguỵ châu. Ông sinh năm Đại Nghiệp thứ 10 đời Tuỳ Dượng Đế.

Mạnh Vân Khanh 孟雲卿

Mạnh Vân Khanh 孟雲卿 (725-?) tự Thăng Chi 昇之, người Bình Xương (nay là huyện Thương Hà), đỗ tiến sĩ, làm Hiệu thư lang, bạn cùng Đỗ Phủ, Nguyên Kết. Đỗ Phủ có bài thơ "Thù Mạnh Vân Khanh" 酬孟雲卿.

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...