- 1 6 Bài soạn "Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" lớp 9 hay nhất
- 2 6 Bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 3 6 Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất
- 4 6 Bài soạn "Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học" lớp 7 hay nhất
- 5 10 Bài văn so sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lớp 9 hay nhất
- 6 6 Bài soạn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" hay nhất
- 7 8 Bài văn cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh lớp 9 hay nhất
- 8 6 Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 9 5 Bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất
- 10 6 Bài soạn "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất
Hoài Tố thiền sư 懷素禪師
Hoài Tố thiền sư 懷素禪師 (725-785) tự Tàng Chân 藏真, người Trường Sa, vốn họ Tiền 錢, là một tăng nhân, thư pháp gia xuất chúng đời Đường. Ông sở trường lối cuồng thảo.
Trình Hạo 程顥
Trình Hạo 程顥 (1032-1085) tự Bá Thuần 伯淳, người đời xưng là Minh Đạo tiên sinh 明道先生, là một nhà lý học đời Bắc Tống, Trung Quốc. Ông người Lạc Dương (nay là tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Ông cùng em trai Trình Di 程頤 là học trò của Chu Đôn Di 周敦頤, cả ba thầy trò đều là những triết gia lớn đời Bắc Tống.
Vương Thích 王適
Vương Thích 王適 người U Châu đời Vũ Hậu, làm quan đến U Châu tư công tham quân, thơ còn 5 bài.
Trương Húc 張旭
Trương Húc 張旭 (khoảng 658-747), tên chữ Bá Cao 伯高. Ông xuất thân tại Ngô Huyện 吳縣 Giang Tô 江蘇. Năm Khai Nguyên làm quan đến Thường thục uý 常熟尉, về sau thăng đến Kim Ngô trưởng sử 金吾長史, người đời thường gọi là Trương trưởng sử. Ông là một nhà thư pháp, chuyên lối chữ thảo, người đời xưng là Thảo ...
Trịnh Giải 鄭獬
Trịnh Giải 鄭獬 (1022-1072) tự Nghị Phu 毅夫, người An Lục, An Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc). Niên hiệu Hoàng Hựu thứ năm (1053), ông thi đỗ tiến sĩ hạng nhất, nhận chức thông phán ở Trần Châu. Vào thẳng Tập hiền viện, cuộc sống hằng ngày là biên soạn và chú giải. Thời vua Thần Tông, ông làm học sĩ Hàn ...
Lý Thanh Chiếu 李清照
Lý Thanh Chiếu 李清照 (1084-1155) hiệu Dị An cư sĩ 易安居士, người Tế Nam, Sơn Đông. Bà chẳng những là một tác gia vĩ đại trong nữ thi nhân, mà còn là một tác gia vĩ đại trong Tống từ. Bà là con gái của học giả trứ danh Lý Cách Phi. Năm 18 tuổi, bà kết hôn với con trai Tể tướng Triệu Đĩnh Chi, tức Hồ Châu ...
Tô Triệt 蘇轍
Tô Triệt 蘇轍 (1039-1112) tự Tử Do 子由, người Mi Châu, Mi Sơn (nay thuộc Tứ Xuyên). Năm 1057 (năm thứ hai niên hiệu Gia Hựu), cùng anh là Tô Thức 蘇軾 đỗ tiến sĩ. Cuộc đời làm quan có nhiều thăng trầm, cuối cùng về trí sĩ ở Hứa Châu, lấy hiệu là Dĩnh Tân di lão. Là một trong tám tác gia lớn đời ...
Tông Bản thiền sư 宗本禪師
Tông Bản thiền sư 宗本禪師 (1020-1099) là tăng nhân sống dưới triều Bắc Tống, quê ở Vô Tích, Thường Châu (nay thuộc Giang Tô, Vô Tích), họ tục Quản 管, tự là Vô Triết 無哲. Đến khi làm trụ trì ở chùa Tuệ Lâm, sư lấy pháp hiệu là Viên Chiếu 圓照. Năm 19 tuổi, đến chùa Thừa Thiên Vĩnh An 承天永安 ở Tô Châu, làm ...
Tần Quán 秦觀
Tần Quán 秦觀 (1049-1100) tự Thiếu Du 少遊, Thái Hư 太虛, hiệu Hoài hải cư sĩ 淮海居士, người Cao Bưu (nay thuộc tỉnh Giang Tô). Ông từng là học trò và kết hôn với em gái của Tô Thức. Tô Thức từng khen Thiếu Du có tài Khuất Nguyên, Tống Ngọc. Ông từng làm quan tới chức Quốc sử biên tu, sau bị cách chức. Từ ...
Lý Phúc Nghiệp 李福業
Lý Phúc Nghiệp 李福業 đỗ tiến sĩ năm Điều Lộ thứ 2 (680), sau đó làm Thị ngự sử. Trong biến Ngũ vương, ông cũng can dự, khi thất bại ông bị phát vãng đi Phiên Ngung, cuối cùng bị bắt và xử tử. Thơ ông còn một bài trong "Toàn Đường thi".
Tăng Kỷ 曾幾
Tăng Kỷ 曾幾 (1085-1116) tự Cát Phủ 吉甫, biệt hiệu Trà sơn cư sĩ 茶山居士, người Cống Châu (nay thuộc Giang Tây), đã từng trải qua các chức quan Đề hình Chiết Tây, Bí thư thiếu giám, Lễ bộ thị lang. Sau ông bị Tần Cối ép nên bỏ quan, đến khi gian thần Tần Cối mất ông mới lại ra làm quan. Thơ ông giống ...
Thái Thân 蔡伸
Thái Thân 蔡伸 (1088-1156) tự Thân Đạo 伸道, tự hiệu Hữu cổ cư sĩ 友古居士, là cháu của Sái Tương 蔡襄, người Phủ Điền (nay thuộc Phúc Kiến), đỗ tiến sĩ năm Chính Hoà thứ 5 (1115), làm quan Tri châu nhiều châu, sau làm quan tới chức Tả trung đại phu. Tác phẩm chính của ông có "Hữu cổ từ".
Lưu Hy Di 劉希夷
Lưu Hy Di 劉希夷 (651-679), tự Diên Chi 延芝, người Nhữ Châu 汝州 (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Đỗ tiến sĩ năm Thượng Nguyên II (675) đời Đường Cao Tông (Lý Trị). Không rõ hành trạng. Ông có dáng dấp thanh tuấn, thích nói khôi hài, giỏi đàn tỳ bà, tính tình phóng túng. Thơ ông có lời bi ai, cổ kính, ...
Thôi Dịch 崔液
Thôi Dịch 崔液 (?-714) tự Nhuận Phủ 潤甫, người Định Châu, em của Thôi Thục 崔湜 (671-713), giỏi thơ ngũ ngôn, đỗ tiến sĩ. Bạn của ông là Bùi Diệu Khanh 裴耀卿 tập hợp thơ văn của ông lại thành 10 quyển, nay còn 7 bài thơ.
Như Ý trung nữ tử 如意中女子
Như Ý trung nữ tử 如意中女子 có nghĩa là một bé gái sống vào năm Như Ý (692). Võ Hậu vời một bé gái 7 tuổi nghe đồn giỏi làm thơ vào cung, thử tài bằng cách chỉ thị bé làm một bài với chủ đề là "Ký huynh". Bé ứng khẩu ra ngay bài này, không ngờ hay nổi tiếng, được người đời truyền tụng với tên tác giả là ...
Vương Phạm Chí 王梵志
Vương Phạm Chí 王梵志 (?-670) vốn tên Phạm Thiên 梵天, người Hà Nam, là một thi tăng bạch thoại thời Sơ Đường. Thơ ông lời lẽ đơn giản theo ngôn ngữ nói, không dùng điển, cũng có chút ảnh hưởng tới thơ đương thời.
Thượng Quan Chiêu Dung 上官昭容, Thượng Quan Uyển Nhi, 上官婉儿
Thượng Quan Chiêu Dung 上官昭容 (664-710) tên Uyển Nhi 婉兒, làm phi tần đời Đường Trung Tông, rồi làm nữ quan trong đời Võ Tắc Thiên. Bà là cháu nội của Thượng Quan Nghi. Ông nội và cha mưu lật đổ Võ Hậu thất bại, bị bắt giam rồi chết trong ngục. Nhưng bà lại được Võ Hậu và vua Trung Tông trọng dụng.
Lý Thế Dân 李世民, Đường Thái Tông
Lý Thế Dân 李世民 (599-649), tức Đường Thái Tông, là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 626 đến 649. Ông chính là người động viên cha mình là Lý Uyên (Hoàng đế Cao Tổ), đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Tuỳ tại Thái Nguyên năm 617, và là người chỉ huy quân đội đi ...
Vương Tích 王績
Vương Tích 王績 (585-644) tự Vô Công 無功, hiệu Đông Cao tử 東皋子, người Long Môn, Giáng Châu (nay thuộc huyện Giáng Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc), là một thi nhân đời Sơ Đường.