Thông tin liên hệ
Bài viết của Nguyễn Mỹ Hương

MÂU HY UNG (1546 – 1627)

Mâu Hi Ung, tự Trọng Thuần, hiệu Mộ Đài, người Thương Thục (nay là Giang Tô, Thường Thục), sau dời về ở Kim Đàn, là danh y cuối đời Minh. Ông vốn con nhà thư hương, giỏi thi văn, người hào sảng, trọng khí tiết không thích làm quan. Ông thuở nhỏ nhiều bệnh, năm 17 tuổi bệnh sốt rét, trị lâu không ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:13 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa

PHƯƠNG HỮU CHẤP

Phương Hữu Chấp, tự Trung Hạnh (có nơi viết Trọng Hạnh), biệt hiệu Cửu Long sơn nhân, người Thiệp Huyện (nay là An Huy, Thiệp Huyện) là danh y đời Minh nghiên cứu ‘Thương hàn luận’ của Trương Trọng Cảnh. Ông là người đầu tiên đề xướng ra thuyết đính chính quyển sách này. Lúc nhỏ cơ ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:13 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa

NGUYỄN TĨNH ( ? – 1880)

Tự Hành Đạo, hiệu Nông Hà. Người làng Gia miêu, huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Năm 1854 được bổ nhiệm làm Hàn lâm trước tác, giữ chức tri huyện Thọ Xương, sau được thăng làm tổng đốc Thanh Hóa. Ông có lập ra nhà chữa thuốc cho dân và nghiên cứu y học. Tác phẩm y học của ông ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:13 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa

PHÍ BÁ HÙNG (1800 1878)

Phí Bá Hùng, tự Tấn Khanh, người Giang Tô, Võ Tiến, nhà ở Mạnh Hà, là y gia nổi tiếng nhất trong số danh y ở Giang Nam, khoảng niên hiệu Đồng Trị, đời Thanh. Ông là con nhà thế y, đến ông là đời thứ bảy. Thuở nhỏ ông học Nho; thiếu thời nổi tiếng văn chương, là cống sinh niên hiệu Đạo Quang ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:13 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa

NGÔ KHIÊM

Ngô Khiêm, tự Lục Cát, người An Huy, Thiệp Huyện, sinh sống quãng niêu hiệu Ung Chính, Càn Long nhà Thanh (1723-1795). Niêu hiệu Càn Long (1736-1795), ông làm Thái y viện Viên phán phục vụ cho nội đình (Vua + tam cung lục viện). Niên hiệu Càn Long năm thứ 4 (1789), tháng một (11) vâng mệnh Vua, ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:13 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 – 1888)

Tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi bị mù lấy hiệu là Hối Trai. Người thôn Tân Thái, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Sinh năm 1822, mất năm 1888 tại làng An Đức, tỉnh Bến Tre. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) ông đậu Tú tài trường Hương thí Gia Định và ra Huế thi cử nhân cùng thi ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:13 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa

NGÔ SƯ CƠ (1806 – 1886)

Nguyên có tên là An Nghiệp, tự Thượng Tiên, người Tiền Đường (Nay là Chiết Giang, Hàng Châu), là thầy thuốc giỏi về ngoại khoa đời nhà Thanh. Thuở nhỏ sống ở Giang Tô, Dương Châu. Năm 1834 ông đậu cử nhân, làm quan đến chức Nội các trung thư. Ông không thích công danh, chuyên tâm về thư pháp và ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:13 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa

NGUYỄN XUÂN DƯƠNG

Hiệu Dưỡng Nguyên. Quê làng Cống Thủy, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Sách y học có: Khoa Chữa mắt (Hà Nội 1939), Sách Thuốc Việt Nam (Hà Nội (1932, 1934, 1935, 1936), Vấn Đề Nghiên Cứu Thuốc Ta (Hà Nội 1935), Khoa Chữa Phổi Và Bệnh Lao (Hà Nội 1940).

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:13 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa

NGUYỄN VĂN KHOAN

Sống vào đời Duy Tân (1907-1916) và đời Khải Định (1917-1925). Quê làng Thạch Cầu, phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, giỏi về ngoại khoa, thường được gọi là ông lang Thạch Cầu.

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:12 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa

NGUYỄN QUÝ

Quê xã Xuân Dục, tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Nguyên là Giám sinh, được bổ làm tri huyện Tiên Minh, sau đó được thăng làm Tham Nghị xứ Yên Quảng, học được y thuật chính truyền, trị bệnh rất giỏi, xem mạch rất tinh tường. Tính tình vui vẻ, năm 70 tuổi vẫn khỏe mạnh. Về tai trị bệnh của ...

Tác giả: Nguyễn Mỹ Hương viết 13:12 ngày 18/06/2018 chỉnh sửa