NGUYỄN QUÝ
Quê xã Xuân Dục, tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Nguyên là Giám sinh, được bổ làm tri huyện Tiên Minh, sau đó được thăng làm Tham Nghị xứ Yên Quảng, học được y thuật chính truyền, trị bệnh rất giỏi, xem mạch rất tinh tường. Tính tình vui vẻ, năm 70 tuổi vẫn khỏe mạnh. Về tai trị bệnh của ...
Quê xã Xuân Dục, tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Nguyên là Giám sinh, được bổ làm tri huyện Tiên Minh, sau đó được thăng làm Tham Nghị xứ Yên Quảng, học được y thuật chính truyền, trị bệnh rất giỏi, xem mạch rất tinh tường. Tính tình vui vẻ, năm 70 tuổi vẫn khỏe mạnh. Về tai trị bệnh của ông, được Phạm Đình Hổ thuật lại trong ‘Vũ Trung Tùy Bút’ như sau: “Anh trai ta là Phạm Tôn Kiện, có vợ bị chứng sản hậu đau bụng có hòn cục, cụ Nguyễn Quý bảo sắc Toàn Đương quy 1 lạng, mai thêm 3 chỉ Nhục quế, uống vào khỏi bệnh ngay. Học trò hỏi cụ sao không lập thành bài? Cụ bảo rằng huyết gặp hàn thì ngưng lại, gặp nóng thì tan ra, chỉ cần 2 vị là khỏi, không cần lập thành bài. Anh thứ của tôi, vợ bị bệnh, uống lầm vị Đại hoàng, bụng phát trướng, khát, đại tiểu tiện đều bí, mời cụ Nguyễn Quý án mạch, cụ bảo không sao, chỉ cho uống Dương sâm 1 lạng, Ngưu tất 5 chỉ, Phụ tử 3 chỉ. Uống xong là tiêu ngay. Nho sinh Nguyễn Viện bị phù thũng đã phát mê sảng, cụ cho uống 1 thang Phụ Tử Lý Trung Thang, thêm Đại hoàng để cho hạ lợi cũng khỏi ngay. Cụ xem mạch cho giám sinh Nguyễn Thảng, biết rằng sang năm sẽ bị bệnh nặng, xem mạch cho anh thứ ba của tôi, biết rằng 3 năm nữa sẽ chết, sau đó quả nhiên đều đúng. Còn nhiều việc công hiệu nữa không kể hết được. Xem đó thì biết cụ Nguyễn Quý xem mạch rất tinh tường”.
Qua các câu chuyện trên cho thấy Nguyễn Quý trị bệnh có 3 đặc điểm:
1- Toa thuốc dùng ít vị.
2- Dùng Phụ tử để giải Đại hoàng hoặc dùng cả hai vị đó cùng lúc.
3- Đông y cho rằng Sâm có tác dụng bổ dưỡng, ông lại dùng không phải để bổ mà để lợi tiểu.