18/06/2018, 13:13

NGÔ SƯ CƠ (1806 – 1886)

Nguyên có tên là An Nghiệp, tự Thượng Tiên, người Tiền Đường (Nay là Chiết Giang, Hàng Châu), là thầy thuốc giỏi về ngoại khoa đời nhà Thanh. Thuở nhỏ sống ở Giang Tô, Dương Châu. Năm 1834 ông đậu cử nhân, làm quan đến chức Nội các trung thư. Ông không thích công danh, chuyên tâm về thư pháp và ...

 Nguyên có tên là An Nghiệp, tự Thượng Tiên, người Tiền Đường (Nay là Chiết Giang, Hàng Châu), là thầy thuốc giỏi về ngoại khoa đời nhà Thanh. Thuở nhỏ sống ở Giang Tô, Dương Châu. Năm 1834 ông đậu cử nhân, làm quan đến chức Nội các trung thư. Ông không thích công danh, chuyên tâm về thư pháp và học sách y. Năm 1853, gia đình chạy loạn Thái bình đến ở đông bắc Thái Châu (Giang Tô). Vùng đó ven sông, âm thấp, dân ở đó phần nhiều bị bệnh ở đầu, mặt, tim, bụng và da. Đa số không có tiền để chữa thuốc, ai chỉ thứ gì uống thứ nấy. Thấy vậy ông thương hại, nghiên cứu dùng ngoại khoa trị bệnh cho dân. Phương pháp trị của ông đơn giản, dễ làm lại rẻ tiền nên rất được hoan nghênh, có ngày lên đến 300 400 người xin trị. Ông nhận định ‘Nguyên tắc của ngoại khoa là nguyên tắc của nội khoa, chỉ có cách dùng thuốc là không giống thôi. Ông nói: ‘Gặp người không chịu uống thuốc và bệnh không thể uống thuốc thì có thể dùng ngoại khoa’. Ông cho rằng ngoại khoa có thể cùng thực hiện với nội khoa, hỗ trợ cho chỗ thiếu của nội khoa.Vì vậy, ông sáng chế ra mười mấy phép trị ngoại khoa: đắp thuốc, chườm thuốc, xông, ngâm, rửa, bó sáp (lạp liệu), nhỏ mắt, nhét tai, gây hắt hơi. Rút kinh nghiệm  hơn 10  năm nghiên cứu và thực hành, ông viết quyển  ‘Ngoại Trị Y Thuyết’, ấn hành năm 1865, đến năm 1870 tái bản với tên  ‘Lý Dược Biền Văn’. Đây là quyển sách  có nội dung đầy đủ, rõ ràng, có giá trị tham khảo trong ngoại khoa của Trung y. Ông mất năm 1886, hưởng thọ 80 tuổi.

0