09/06/2018, 22:40

Vì sao mưa rơi thành từng hạt? - Câu hỏi hay

Tại sao những đám mây đen đầy hơi nước trên trời lại không trút xuống một lần, mà khi mưa lại rơi thành hạt và kéo dài? (Trần Quang Trí) Mưa đá to bằng quả trứng gà ở Nga / Hạt mưa rơi nghiêng hay thẳng đứng? ...

Tại sao những đám mây đen đầy hơi nước trên trời lại không trút xuống một lần, mà khi mưa lại rơi thành hạt và kéo dài? (Trần Quang Trí)

Độc giả có câu hỏi, mời đặt tại đây

Không khí dưới mặt đất nóng hơn ở trên cao. Nên không khí nóng sẽ bốc lên cao kéo theo cả hơi nước lên cao. Khi lên cao nhiệt độ gỉam sẽ làm hơi nước ngưng tụ lại thành giọt. Lúc đầu các giọt nước nhỏ li ti chưa đủ nặng để thắng đc sự đẩy lên của 0 khí. Theo thời gian các hạt nước li ti sẽ sát nhập lại thành giọt nước lớn hơn đến khi nó đủ nặng sẽ rơi xuống. Vì vậy hạt mưa nào đủ nặng như vậy là nó rơi ngay nên sẽ 0 đủ thời gian để ngưng đọng lại thành khối nước khổng lồ để rơi 1 lần 1 :) - (Sói Già)

Nắng mưa là chuyện của Trời
Mưa tơ, mưa trút ý nơi Ngọc Hoàng
Trời vui ban phát nắng vàng
lòng Trời tâm trạng, bẽ bàng mưa rơi
nắng mưa gieo khắp muôn nơi
để cho cây trái ngời ngời xanh tươi
mưa gieo tâm trạng lòng người
buồn vui thế thái, cuộc đời đa đoan
ngày xưa mưa đổ nhạt khoan
con người đói khổ bàng quan sự đời
ngày nay ngồi ngắm mưa rơi
để cho lãng mạn, Ông Trời mưa tơi..! - (ĐỨC NGUYỄN VĂN)

Sự hình thành mưa được tóm tắt đơn giản như sau:
+ Mặt trời làm nóng nước biển và làm chúng bốc hơi( nước ở đất liền bốc hơi không đáng kể)
+ cáng lên cao thì không khí càng lạnh
+ Trong không khí lạnh chứa các hạt nước li ti và các hạt bụi
+ Các hạt nước lên cao gặp các hạt nước li ti, các hạt bụi và không khí lạnh thì bị ngưng tụ lại
+ Sự ngưng tụ này tạo ra các hạt nước, các hạt nước này tạo thành các đám mây
+ Khi các hạt nước này đủ nặng, thắng được lực đẩy do dòng khí nóng bốc lên thì rơi xuống tạo thành mưa
==> vì thế mưa lại rơi thành từng hạt
= > Tùy vào độ lớn của các đám mây tích nước mà mưa kéo dài hay nhanh, ngoài ra còn phụ thuộc vào gió, nó đẩy các đám mây chứa nước đến nơi đó ít hay nhiều
( ý kiến của mình như vậy, sai sót chỗ nào xin các bạn góp ý thêm) - (Thanh Y 7)

Mây đen là hơi nước. Hơi nước ngưng tụ thành hạt nước. Khi đủ kích thước nó bị rơi do trọng lực. Chưa kịp liên kết với nhau thành khối nước đã bị rơi rùi còn đâu.
Khi chuyển từ thể hơi sang thể lỏng=>giảm thể tích => có khoảng cách giữa các hạt.
Hiện tượng truyền nhiệt cũng có vận tốc. Không thể ngay lập tức truyền nhiệt từ khối mây lớn cho không khí chỉ trong tích tắc. Giống như que kem ko thể hấp thụ nhiệt của kk để tan chảy ngay mà phải từ ngoài dần dần vào trong. - (dudu)

Bởi vì nếu trút xuống 1 lần thì chắc nhà xây bằng thép cũng tan vỡ chứ đừng nói đến con người. - (Hài)

bác thấy hơi nước khi ta đun sôi bám vào nắp đậy đổ ào xuống hay rớt thành từng giọt - (The Kop)

"Đám mây đen" mà bạn nói thực ra là hơi nước tích tụ, càng lên cao thì áp suất không khí càng giảm nên việc tích tụ này phải đạt một thể tích nhất định mới có thể rơi thành hạt. Khi độ ẩm và nhiệt độ tích hợp các phân tử hơi nước này mới kết hợp lại với nhau rồi tăng khối lượng dần cho tới khi đạt khối lượng đủ hay nói khác đi là trọng lực đủ lớn để thắng lực liên kết giữa chúng thì mới tách ra mà rơi xuống. - (Abobo)

mây là hơi nước, nó phải đọng lại thành hạt và đủ nặng thì mới rớt xuống đc - (Bông)

Vì trong mây chỉ chứa nuớc ở dạng hơi cùng với hạt bụi trong không khí tạo thành hạt, khi đủ nặng hạt nước sẽ rơi xuống, hay đơn giản mây không phải là 1 chiếc túi đựng đầy nuớc - (Cuong Nguyen)

Do hơi nước ngưng tụ không đều nhau trong đám mây nên nước không thể trút xuống 1 lần. Hơi nước gặp lạnh thường ngưng tụ thành từng giọt, hơn nữa khi nước rơi xuống gặp lực cản của không khí và gió nên nước bị xé nhỏ thành từng giọt khi rơi xuống.
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương…
Nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi.
Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng. - (Minh Ký)

Mưa là sự ngưng tụ các hạt nước nhỏ li ti khi nó đủ nặng và thắng áp suất khí quyển sẽ tự rơi xuống . Nên không thể ào như một xô nước . Mà cũng không có áp suất nào đủ đẩy cả xô nước lên trời . - (hungkts252)

Do tính chất của mây tạo ra mưa khác nhau mà mưa rơi xuống sẽ có kích thước khác nhau. Quyết định độ to nhỏ của hạt mưa chủ yếu là bởi hai yếu tố: hàm lượng hơi nước trong không khí và mức độ vận độngtheochiều thẳng đứng trong mây. hàm lượng hơi nước càng cao, vận động chiều thẳng đứng càng mạnh thì hạt mưa sẽ càng lớn.
Vào mùa hạ, gió từ biển thổi vào đất liền làm cho lượng hơi nước trong không khí rất phong phú. Đồng thời nhiệt độ mặt đất rất cao, vận động đối lưu của không khí xẩy ra mạnh mẽ. Một khối lượng lớn hơi nước bị đưa lên cao, gặp nhiệt độ giảm thấp bèn ngưng kết thành những hạt nước, tạo ra những khối mây xuất hiện trên bầu trời. Vận động đối lưu càng mạnh mẽ, khối mây hình thành càng dày lớn, trở thành hình trái núi. Khi phần đỉnh mây tạo thành những mây ti dạng sợi có màu vàng tơ, chứng tỏ khối mây đã phát triển tới mứa cực thịnh. Các nhà khí tượng gọi đó là mây vũ tích. Trung tâm mây vũ tích các hạt nước vốn đã to, lại không ngừng va đập hòa kết lẫn nhau, khiến độ lớn của hạt ngày càng tăng thêm, cho đến khi dòng khí mạnh mẽ hướng lên trên không còn đủ sức nâng đỡ hạt nước nữa, nó sẽ rơi xuống mặt đất tạo ra mưa rơi. Vì lẽ đó hạt mưa trong những trận65n mưa rào sấm chớp có kích thước lớn nhất, đường kính thường 3 – 4 mm, lớn nhất có thể tới 6-7mm. Nhỏ hơn là hạt mưa trong các trận bão, do đặc điểm hơi nước nhiều, đối lưu mạnh, tầng mây dầy nên hạt nước tạo thành cũng rất lớn.
Nhỏ nhất là hạt mưa phùn bay lất phất, đường kính chỉ nhỏ dưới 0,5mm trong cơn mưa phùn, mây rất mỏng, không khí lại ổn định, hơi nước không phong phú lắm nên tạo ra hạt mưa rất nhỏ, rơi xuống bay lung tung giữa không trung, tiếp xúc xuống mặt nước không hề gây gợn sóng.
Tuy nhiên, ngay cả trong cùng một tầng mây mà hạt mưa rơi xuống cũng không to đều nhau. Sở dỉ như vậy là bởi hạt mưa là do hạt mây lớn lên mà thành, mà những hạt mây nguyên thủy lại có kích cỡ khác nhau bởi hạt nhân ngưng kết to nhỏ khác nhau cũng như thứ tự ngưng kết trước sau khác nhau. Các hạt nước do điều kiện áo suất hơi nước dể dàng chuyển từ hạt nước nhỏ sang hạt nước to, khiến các hạt to thì càng to hơn, hạt nhỏ càng bé đi. Hơn nữa từng bộ phận trong đám mây khác nhau về hàm lượng hơi nước, nhiệt độ, mật độ hạt mây, cường độ dòng khí đi lên,v.v. khiến cho tốc độ ngưng kết tăng và tốc độ va đập hoà nhập giữa các hạt mây cũng khác nhau. Ngoài ra, độ dày của đám mây ở từng bộ phận cũng không đều nên thời gian và quảng đường di chuyển của các hạt mây khác nhau cũng không giống nhau. Thời gian càng lâu, quãng đường càng dài, sự chuyển dời hơi nước giữa các hạt mây lớn nhỏ càng nhiều, số lần va chạm càng cao thì sự chênh lệch kích cỡ hạt nước sẽ càng rõ rệt. Điều kiện bốc hơi của các hạt mưa khi rơi xuống cũng khác nhau. Tất cả những nguyên nhân kể trên đã khiến các hạt mưa khi rơi xuống đất có cỡ hạt khác nhau. - (tikinhito)

Hơi nước chỉ cần tụ lại thành giọt đủ lớn là đã bị lực hút của trái đất kéo nó xuống rồi. - (Hải Thành)

Khi hơi nước lên cao gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước. Do sức căng bề mặt nên nước sẽ ngưng tụ thành giọt, khi giọt nước đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa. Các giọt mưa rơi thông thường được vẽ trong các tranh hoạt họa như là "giọt nước mắt", tròn ở phần đáy và nhỏ, nhọn ở phần đỉnh, nhưng điều này không đúng chỉ có các giọt nước nhỏ ra từ một nguồn nào đó mới có dạng như vậy ở thời điểm hình thành ra giọt nước. Các giọt mưa nhỏ là có dạng gần như hình cầu. Do lực cản của không khí nên các giọt lớn hơn thì bị bẹt dần đi, còn các giọt rất lớn thì có hình dạng giống như cái dù - (Nguyễn Thanh Hải)

Tại sao có hạt mưa: Hơi nước bão hòa sẽ ngưng tụ, nhưng nếu không có 1 hạt nhân nào đó (1 hạt bụi chẳng hạn), nó sẽ đạt trạng thái quá bão hòa, tương tự như hiện tượng nước siêu lạnh, nước sẽ ngưng tụ xung quanh hạt nhân tạo thành hạt mưa.
Tại sao hạt mưa lại rơi: vì lực đẩy từ dưới lên trên(hơi nóng chẳng hạn) không đủ sức giữ hạt mưa ở trên không nữa, nên nó sẽ rơi xuống thôi.
Bạn có thể để ý, ngày hè, hơi nóng mạnh hơn, hạt mưa thường to hơn, thỉnh thoảng có mưa đá. - (Le Son)

Ban ngày, nước trên bề mặt trái đất sẽ bốc hơi do năng lượng của mặt trời. Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành mây. Trong 1 đám mây, các tinh thể nước không đứng yên mà sẽ luôn chuyển động lên xuống do các luồng khí nóng phía dưới đẩy lên và các luồng khí lạnh phía trên đẩy xuống. Các hạt tinh thể nước này sẽ va chạm vào nhau và kết hợp lại đủ nặng đến 1 mức nào đó mà rơi xuống do không khí nóng không thể đưa nó lên cao được nữa. và như thế mưa rơi. Các hạt nước không thể đồng thời đủ nặng để rơi xuống do đó có hạt rơi xuống trước và hạt rơi xuống sau. Do đó mưa thường kéo dài - (ming)

Bạn cứ tưởng tượng là nếu cả đám mây đen rớt xuống một tảng nước ngay nhà bạn thì thế nào nhỉ. Chỉ có mà toi mạng. Thế người ta mới nói là ông trời còn có con mắt, chỉ cho rơi từng hạt để không hại dân lành thôi bạn ạ. - (Nghĩa)

Đầu tiên bạn phải hiểu bản chất của mây. Hơi nước bốc lên trời khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại và sức nặng đó không thể khiến chúng bay lên được nữa và tạo thành những đám mây. Kể cả mật độ hơi nước có cao đến đâu đi chăng nữa thì khi bay lên chúng tụ tập lại cũng không thể trở thành khối nước được vì khối nước sẽ nặng và không bay lên được nữa. Trước khi chúng tụ tập thành khối nước thì những hạt nước mưa đã đủ sức nặng để rơi xuống tạo nên mưa như chúng ta thường thấy nên hiện tượng rơi cả khối nước xuống sẽ không sảy ra. - (Tuấn)

Khi độ ẩm trong không khí ở các đám mây đạt điểm tới hạn sẽ xuất hiện các nhân ngưng tụ hơi nước. Các nhân này lớn dần đến lúc đủ nặng để rơi xuống sẽ hình thành mưa. Bình thường ở trên cao các hạt mưa đều ở dạng băng đá. Đến gần mặt đất sẽ tan chảy thành nước. Tùy nhiệt độ và độ ẩm không khí ở vùng mưa mà sẽ có mưa to hay mưa nhỏ. - (Võ Phương Nam)

Theo mình nghĩ, như bạn nói: "mây đen chứa đầy hơi nước", mà hơi nước cũng cần có điều kiện thích hợp để ngưng tụ thành nước, những phần hơi nước bên ngoài sẽ ngưng tụ nhanh hơn và rơi xuống trước khi nó đạt trọng lượng thích hợp, sau đó mới đến những phần hơi nước bên trong... nó không đợi cho toàn bộ hơi nước ngưng tụ để rơi cùng một lúc đâu... - (Đoàn Văn Huyên)

do lực cản không khí nên nước mưa bị vỡ ra thành từng hạt nhỏ li ti. - (Duc Nguyen)

vậy vào mùa mưa có khi mưa cả tháng thì là sao nhỉ? ai giải thích khoa học dùm nhé..Thanks - (poppy)

Cho dù cả triệu lít nước mưa cùng đổ xuống 1 lần, thì khi tới mặt đất cũng chỉ là hạt mưa thôi. Lý do?. Đó là do trong quá trình rơi, do khoảng cách quá xa, trên đường đi lại gặp gió, lực đẩy nên khi xuống đất không còn nguyên khối nữa. Bạn có thể thí nghiệm bằng việc đổ cốc nước từ tầng 3.

Đấy là lí do khiến mưa đá ko quá to. Trong quá trình rơi, mưa đá đã bị giảm đi từ 10-20 lần khi chạm đất bạn nhé. - (Eric)

Đám mây có phải là cái chậu đựng nước đâu ban!!! - (NNThanh)

Câu hỏi: Vì sao mưa chỉ rơi sau khi có sấm sét trong các cơn mưa dông nhiệt?
Gây mưa nhân tạo là sự tác động gì đến các đám mây khí hơi nước trên bầu trời? - (Tran Xuan Xanh)

Mưa thành giọt cho nó lâu, chứ mới mấy giây mà đã hết rồi thì chán lắm! - (Ha Noi)

Exx...đó là sự ngưng tự..khi sự ngưng tụ chưa đủ lớn(vẫn ở thể hơi)lúc này chưa thắng đuợc lực hút trái đất thì làm sao mà rơi xuống thành mưa...khi sự ngưng tụ đủ lớn sẽ tạo thành hạt mưa rơi xuống.....kích thước hạt mưa giảm dần khi rơi xuong đất....như mắt thường chúng ta thấy - (vuonga)

Câu hỏi của bạn rất thú vị. Mình nghĩ là nếu nước trút xuống 1 lần thì sẽ được gọi là thác chứ không gọi là mưa nữa. Có lẽ tự nhiên thích thế vì mưa sẽ thú vị hơn. Mà bạn có biết thác nước Ángel ở Venezuela không, cao có 1000m thôi mà gần như không có nước rơi xuống đến mặt đất, nước bị xé tan thành sương mù hết rồi. - (Vũ Tùng)

ai bảo mưa rơi thành từng hạt? - (Thong Nguyen)

Có thành hạt mới mưa được chứ. Hỏi ngược thế, dạng hơi nước làm sao đủ để lực hút trái đất hút được. - (Nguyễn Đình Thắng)

Chắc bạn tưởng những đám mây là 1 cục nước dính liền phải không? - (noB rain)

Vì khi ở dạng hình cầu nước có liên kến bền nhất. Mà thường nó ở dạng này. Bạn lên tìm hiểu kỹ về nước, đừng lên hơi tí lại hỏi ỷ lại. Không có nhiều người tài vì nhiều người giống bạn. Hãy nghiên cứu mắc đâu không được mới học hỏi. Đừng hỏi chơi không. - (hshs)

đứng trên lầu 3 đổ 1 thùng nước xuống thì nó cũng bị rời ra từng giọt. đơn giản là vì sức cản của không khí - (phi toan)

Mưa = Hơi nước + Hạt bụi li ti + Nhiệt độ đủ lạnh để ngưng tụ + Đủ nặng để rơi xuống đất...... - (quyenmanh.vu41)

Nguyên lý giống như nấu rượu đó bạn. - (hai)

Có khi nào bạn thấy hòn đá lạnh đưa ra khỏi tủ là thành tô nước ko?nó phải tan nhỏ giọt giống mưa bạn àh - (giáp hồ)

có một giả thiết theo mình nghĩ , bạn hãy lấy một gáo nước và hát lên không trung khi nước rơi xuống sẽ tạo ra những hạt nước nhỏ và lớn đủ kích cỡ, những hạt nước nhỏ là do nước rơi xuống bị xé vào không khí tạo thành gió, gió này sẽ xé những giọt nước ra thành những hạt nước nhất định, và hãy để ý kỹ hạt mưa thực ra không có sự đồng đều, có hạt lớn và hạt nhỏ , nhưng sẽ tương đối bằng nhau - (manhtran1409)

Mình không đồng ý với cách giải thích là ngưng tụ thành hạt nước, nghe giống lý thuyết sách vở quá. Sự thực là hạt mưa mà ta nhìn thấy đó là kết quả, là hiện tượng, không thể quy kết là bản chất của nó khi ngưng tụ đã là hạt. Bởi vì đám mây đen là một khối nước khổng lồ, nhưng khi xuống mặt đất thì luôn là hạt mưa. Đó là do trong khi khối nước rơi xuống vì trọng lực, dưới tác động của lực cản không khí và nhiệt độ môi trường xung quanh không đồng đều nên khối nước bị tách ra, khoảng cách càng xa thì sự tách ra càng nhiều và đến mặt đất thì thành hạt. - (HieuLV)

Bạn mang một xô nước thật to lên máy bay trực thăng rồi đổ xuống dưới thì nó cũng thành từng hạt nhỏ như mưa. - (conghung)

mình ko có j cmt, bạn về mở máy bơm nước và xịt lên thật cao khi rơi xuống sẽ rõ :D - (saraangheeyo)

Có khi nào bạn thử té nước lên trời cho chúng rơi xuống và tự hỏi tại sao chúng không rơi thành từng đám, từng cụm không?.
1 phần là vì hạt mưa là do hơi nước tích tụ lại, đủ nặng thì chúng sẽ rơi xuống.
Cứ giả sử mưa ban đầu rơi thành đám, thành vũng lớn đi, thì qua quá trình hơn 15km rơi từ trời cao kia xuống tới mặt đất, thì bằng vs việc chịu sức cảng, sức căng xé của không khi, sức gió,...thì bất kỳ thứ gì có liên kết yếu ớt như vũng nước ấy sẽ bị xé toạt ra, ma sát, bào mòn dần và dần thành những hạt li ti kia mà bạn thấy. Còn mưa đá lại là trường hợp riêng, đó là do khí hậu phía trên những đám mây kia quá thấp, chúng đông lại và rơi xuống, tất nhiên là rơi từng hạt rồi - (Minh Châu)

mưa là do hơi nước dưới tác động của áng sáng mặt trời hơi nước ở biển bốc lên cao, ngưng tụ lại tạo thành mây vì càng lên cao không khí càng giảm, rồi rơi xuống thành mưa. - (thân)

đó là định nghĩa thì không chứng minh dc, chỉ biết mưa thành từng hạt vậy thôi, giống như cây dừa, cây mít vậy thôi, nhìn là biết đừng hỏi tại sao mà gọi là cây dừa haha - (MrTrongtoi .)

Bởi vì giống như trong chuyện ngụ ngôn nọ: có một con gì thắc mắc tại sao cây dưa thấp tè thì quả to đùng còn cây sồi cao lớn thì quả bé tẹo. Ông Trời trả lời rằng nếu quả sồi bằng quả dưa thì nó có còn sống mà thắc mắc vậy không? - (Tùng Ảnh)

Thứ gì trên trời cao rồi cũng sẽ rơi xuống đất , cụ thể là nước ,nhẹ thì từng hạt ,nặng thì từng cục ! thế thôi ! - (Cica Nokken)

vấn đề bạn ý hỏi ở đây là tại sao mưa lại có kik thước khác nhau. vì sao có mưa phùn mưa rào mưa đá? bạn ý cần 1 câu trả lời khoa học chứ ko fai 1 ví dụ thực tế . - (mạnh hùng)

Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương.

Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng. Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển. suu tam - (chip)

mưa rơi xuống thì phải kéo theo các phần tử trên đường rơi của nó xuống, đố các bạn thế mà tại làm sao mưa lại rơi mãi có khi cả ngày mới hết mưa? - (nddung77)

Trời sinh ra thế. - (nguyen)

Hay và rất ý nghĩa - (minhtuan dao)

Bạn thử lên cao đổ xuống 1 gáo nước coi :))|
Sức cản không khí cũng là 1 phần làm hạt mưa bị nhỏ li ti ra - (Đậu Xanh Rau Muống)

các bạn giải thích có đúng. nhưng mưa thì có lúc nhỏ lúc to. vậy tại sao lại mưa to và có lúc to hơn. - (nhomkinhhoanthien)

0