Bão nhiệt đới là gì? - Câu hỏi hay
Tại sao gọi là bão nhiệt đới? Ngoài bão nhiệt đới còn bão nào khác không? Theo tôi biết thì bão thường xuất hiện từ khu vực tây bắc Thái Bình Dương, vậy có thể chia thành bao nhiêu khu vực có bão trên thế giới? Sự khác biệt giữa ...
Tại sao gọi là bão nhiệt đới? Ngoài bão nhiệt đới còn bão nào khác không? Theo tôi biết thì bão thường xuất hiện từ khu vực tây bắc Thái Bình Dương, vậy có thể chia thành bao nhiêu khu vực có bão trên thế giới?
Ngoài bão nhiệt đới còn có bão "Bà Chằn", bão này do các bà vợ gây ra trong nhà nhiều khi kéo ra ngoài phố, nó tàn phá vô cùng khốc liệt và có thể mạnh hơn bất kỳ cơn bão nào khác, để tránh nên lập bàn "thờ Bà" cho mưa thuận gió hoà - (XuyenVuongTungLuong)
Như chính tên gọi của nó, bão nhiệt đới là các cơn bão xuất hiện ở vùng nhiệt đới, manh nha từ 1 vùng áp thấp trên các đại dương. Lực coiriolid do sự quay của Trái đất là tác nhân tạo độ xoáy ban đầu của luồng khí. Sự chênh lệch áp suất với các vung xung quanh tâm áp thấp càng lớn càng làm cho quy mô và tốc độ xoáy càng lớn. Khi đạt đến một mức độ quy ước, người ta gọi chúng là các áp thấp nhiệt đới. Trong quá trình di chuyển về phía các lục địa, nếu quy mô vùng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới càng phát triển và tốc độ gió đạt đến 1 mức quy ước khác ở mức cao hơn thì gọi là bão.
Ngoái các cơn bão nhiệt đới còn có các loại bão khác như: bão tuyết xuất hiện ở vùng hàn đới; bão cát ở các sa mạc, bão khói bụi... - (hoing nguyễn)
Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ (cấp 8, 34 knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression). Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon) với gió nhanh hơn 241 km/giờ.
Bão có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ vào khu vực phát sinh:
+ Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes
+ Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons
+ Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones
Bão thường xuất hiện ở khu vực từ vĩ tuyến 5 đến 20 0 vĩ Bắc và Nam, điển hình là ở Thái bình Dương với tên gọi là Bão nhiệt đới (Tropical Storm). - (Anh Khuê)
Trước hết, đó là các cơn bão xuất hiện ở vùng nhiệt đới, manh nha hình thành từ 1 vùng áp thấp trên các đại dương. Trong quá trình di chuyển về hướng các lục địa, vùng áp giảm sâu thêm và quy mô mở rộng. Lực coriolid do sự tự quay của quả đất là tác nhân khởi động chiều xoáy tạo thành các cơn áp thấp nhiệt đới. Khi quy mô và tốc độ gió tại vùng gần trung tâm đạt đến một mức quy ước, sẽ được gọi là bão. Nhìn chung, các cơn bão nhiệt đới càng tiến gần bờ lục địa càng mạnh hơn, tuy vậy khi gặp các điều kiện khí tượng đặc biệt, áp suất vùng trung tâm có thể được điều hòa một phần làm cho quy mô hoặc cường độ giảm để trở lại 1 áp thấp nhiệt đới, thậm chí là tan ngoài đại dương. Ngoài bão nhiệt đới còn có các loại bão khác như bão tuyết ở vùng hàn đới hoặc bão cát ở các sa mạc. - (hoing nguyễn)
Mình xin trả lời như sau:
Bão nhiệt đới chắc chắn 100% là bão nhiệt đới rồi.
Ngoài ra còn có một số loại bão khác như: bão từ, bão tuyết, bão cát... riêng việt nam ta còn có bão seagames, bão sự kiện ...
về khu vực có bão nói chung được chia ra các vùng như sau: bắc cực, nam cực, châu á, châu âu, châu mỹ, châu úc, châu phi... riêng việt nam còn có bão ở những đường phố khu vực đông dân cư ....
bão nhiệt đới chắc chắn sẽ xuất hiện tại khu vực nhiệt đới :) - (anh 4)
Bao nhiet doi . co phai la co nguon goc tu vung NHIET DOI khong ? Nhu vay co bao HAN DOI va ON DOI khong ? - (TRAN VAN DUNG)
Các cơn bão nhiệt đới thường hình thành khi một tâm áp thấp phát triển với một hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió và hình thành các đám mây bão, chẳng hạn mây vũ tích.
Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.
Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15km. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.
Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.
Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều. Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi. - (Chính Chuối)
Là bão ở những vùng nhiệt đới!! - (Agu)
Bão hình thành từ Áp thấp nhiệt đới...Áp thấp nhiệt đới hình thành từ sự nóng của biển . Khi nhiệt độ biển lớn, nội năng lớn tạo thành vùng hút gió...và hình thành áp thấp và Bão.... - (van chung)
Bão nhiệt đới hình thành ở vùng nhiệt đới, hình thành trên biển hội tụ đủ các yếu tố nhiệt độ và các hoàn lưu gió. Ngoài bão nhiệt đới còn có bão tuyết, bão cát. Bão không chỉ hình thành ở tây bắc Thái Bình Dương mà còn ở tây bắc Đại Tây dương (Đông nam Mỹ và vùng Caribe). - (Anh Tuấn)
Các cơn bão nhiệt đới thường hình thành khi một tâm áp thấp phát triển với một hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió và hình thành các đám mây bão, chẳng hạn mây vũ tích.
Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.
Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15km. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.
Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.
Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều. Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi. - (Chính Chuối)
-Tùy theo khu vực hình thành mà thuật ngữ bão có những tên gọi khác nhau.
+Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes
+Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons
+Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones
-Tại Việt Nam, thuật ngữ "bão" dùng để diễn tả những cơn bão nhiệt đới, một loại thời tiết đặc trưng của các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn.
-Theo tiêu chuẩn quốc tế , người ta phân chia bão dựa vào sức gió (dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson):
+Sức gió dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression)
+Sức gió trên 63 km/h (cấp 8) gọi là bão nhiệt đới ("tropical cyclone" hoặc "tropical storm")
+Sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong (typhoon)
+Sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão (super typhoon)
-Mỗi năm trên toàn thế giới phải gánh chịu một mùa mưa bão, trong thời gian này, có từ 40 đến 50 cơn áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực xung quang đường xích đạo phát triển mạnh lên thành bão. Ở Bắc Bán Cầu, mùa bão bắt đầu từ 1/6 đến 30/11 trong khi ở Nam Bán Cầu, mùa bão thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 3. - (Minh Trí)