09/06/2018, 22:59

Vì sao đốt gốc của cành mai trước khi cắm? - Câu hỏi hay

Vì sao phải đốt phần gốc của cành mai hay cành đào trước khi cắm mà không làm vậy với các loại hoa khác? (Lan Anh) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...

Vì sao phải đốt phần gốc của cành mai hay cành đào trước khi cắm mà không làm vậy với các loại hoa khác? (Lan Anh)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Cành mai hay cành Đào khi cắt ra khỏi cây sẽ bị chảy nhựa là dòng dinh dưỡng của cành, do đó khi đốt gốc cành sẽ làm các ống sợi xenlulo bị héo, co lại và không bị chảy nhựa, giúp cho cành Mai hoặc Đào tươi lâu. Ngược lại đối với các loại hoa do cấu tạo cành rỗng và mức đội tươi của hoa phụ thuộc độ hút nước nhanh của cành, do đó không đốt, thậm chí khi cắt cành hoa người ta phải cắt bằng dao hoặc kéo thật sắc để cắt ngọt, không để dập tại vết cắt giúp cành hút được nước nhanh làm hoa tươi lâu. - (QMinh)

Tôi đã được các bác trồng đào giải thích như sau : Cây đào/mai sau khi chặt thì nhựa cây chảy ra tại vết chặt, gặp không khí thì đông kết lại tạo thành như cái nút chặn lại không cho nhựa cây tiếp tục chảy ra nữa (giống như máu chảy ra đông lại và bít mạch máu và cầm máu không chảy tiếp). Khi ta muốn cắm cành vào lọ nước ta cần phải đốt gốc để cục nhựa cây nóng chảy và làm thông mạch cây giúp cành cây tiếp tục hút được nước từ bình lên để nuôi hoa, như vậy nụ hoa mới tiếp tục nở và hoa mới tươi. - (Hoa Đào)

Đốt gốc nó để người ta không trồng được thì năm sau mới bán nữa được chứ - (cuom)

Hàng năm tôi là người trong gia đình đi đốn mai về đề cắm vào bình mổi khi Tết về. Theo kinh nghiệm của ông bà để lại! khi đốt phần gốc của nhánh mai, trước khi cắm vào bình bạn nhớ ngâm gốc đốt vào lu (chậu) khoảng 1-2 giờ. khi đó gốc mai bị đốt sẽ hút nước vào thân cây, giữ cho hoa và lá xanh lâu hơn. khi cắm vào bình rồi bạn nhớ thêm nước vào, vì gốc mai khi đốt hút nước nhiều lần so với bình thướng Theo tôi là vậy, còn ii có ý kiến gì hay hơn nhớ conment nhé - (phong langtu)

Mình nghĩ không riêng gì 2 loại đó đâu, hoa khác nở nhanh nên ko cần, còn mấy loại đó cứ phải gặp "ấm áp" mới nở tè le; mà gần tết thì hơi lạnh, mình phải đốt cho nó ấm nó mới biết nó vẫn còn sống mà nở hoa chứ!!! không thì ngủ đông như Gấu mất. Trời lạnh con người còn thu mình, huống chi là cây cối...nhiều lúc bật bếp ga, hơ tay trên lửa( nguy hiểm) để biết mình còn sống.hihi, Các Cụ làm sao thì Mình cứ thế mà làm!! - (nga.hoangquynh)

Việc đốt gốc cành mai hay cành đào trước khi cắm vào nước nhằm ngăn các chất dinh dưỡng, muối trong thân cây bị phân tán ngược ra môi trường nước theo hiện tượng thẩm thấu ( chất dinh dưỡng có xu hướng di chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp ). Về lý thuyết là thế, tuy nhiên theo thực tế mình đã có rất nhiều năm trưng cành mai trong nhà mỗi dịp tết. Sau khi lặt hết lá của bụi mai trong vườn xong, mình chặt một nhánh thật to. Rồi cứ thế mà cắm vào bình hoa. Chả cần đốt gì tất, mà hoa cứ nở tưng bừng, sáng rực cho đến tận mồng 10 tết. - (CL)

theo mình nghĩ thì cành mai hay cành đào thuộc loại thân gỗ, nên khi người ta đốt phần gốc nhằm ngăn chạn sự chảy nhựa cây, giữ lại dưỡng chất để cây sống thêm một thời gian, hoa vẫn có dưỡng chất từ cây còn nước thì tổng hợp từ không khí nên hoa vẫn nở thậm chí ra quả non, còn loài hoa khác ko phải là thân gỗ đốt hay không đốt cũng thế nên không đốt nhìn sạch hơn ^_^ nói chung không hiểu lắm về chuyên ngành này.... - (vtkien)

Đã cắt ra cành rồi thì phải sấy để nhanh được đun thôi. Gỗ để đóng đồ còn phải sấy nữa là củi - (nguoi van Lang)

Vì mai là cây thân gỗ lại không có lá nên hút nước kém, đốt để không cho nước bị hút ngược trở xuống, giữ mãi tươi lâu! - (Lương Hồng Phước)

Nếu như các bạn nói vậy người ta ngâm cành hoa trong nước để làm gì, khi đã đốt phần gốc để ngăn sự thoát thì nước đồng nghĩa với việc nước sẽ bị ngăn không cấp cấp được cho cành hoa. - (Nguyễn Văn Hiền)

theo kinh nghiệm lâu năm mình đã áp dụng và thành công là : dùng kéo tỉa cành cắt thật ngọt (không sần sùi) sau đó đo khoảng cách từ đoạn cắt từ dưới lên khoảng 25mm sau đó khắt viền xung quanh lên 25mm nửa xong rồi lột sạch vỏ bên ngoài rồi lất bật quẹt gas (phải là quẹt gas nhé, không dùng đèn dầu hơ) xong rồi hơ đoạn phía trên xung quanh lớp vỏ , chú ý không hơ cháy cây và lớp vỏ nước sẽ không lên được . bảo đảm 100% qua tới rằm tháng giêng nhánh Mai vẫn ra hoa như còn trên cành.trước khi cắm nhớ lặt hết lá to nếu nhánh nào ra nhiều lá quá nhé. chúc các bạn thành công  - (luanminh71)

Đốt gốc cành mai, cành đào là để không cho cành mai, cành đào bị mất nước trong quá trình cắm. Tức làm cho các mao dẫn ở nhát cắt bị tắt lại do mủ của cây đong lại khi gặp nhiệt độ cao.
Có thể không đốt gốc cành mai, cành đào bằng cách chuẩn bị sẵn lọ cắm đầy nước và ngâm cả gốc đào, gốc mai vào một chậu nước và cưa trong nước sau đó bỏ nhanh vào chậu cắm. - (linh)

cành mai hay cành đào khi đốt tại vị trí bị cắt sẽ làm cho nhựa của chúng đông cứng lại bịt kín các mao mạch giúp giữ nước cho cành cây sẽ tươi lâu hơn. - (nvlamtk)

Theo tôi: việc đốt gốc cành mai, đào là để làm tăng áp suất nơi đốt so với các khu vực khác nhằm khơi thông mao mạch để cho việc dẫn nước và dưỡng chất còn lại trong cành hoa được tốt hơn, làm cho cành hoa tươi bền hơn; nếu không đốt góc cành có thể cành hoa sẽ chết nếu dịp tết trời quá lạnh. Do vậy chơi hoa Đào, Mai ngày Tết ta tôi thường đốt gốc cành khoảng 30"- 1 phút (tùy theo cành to, nhỏ và thời tiết #), sau đó chặt cao hơn nơi đốt khoảng 3cm, rồi cắm ngay vào bình có mực nước ít nhất cao 20 cm. - (vanhauart)

mình ngĩ không nên đốt, mà chỉ đổ nước vào binh một lần cho đủ không chăm thêm nước hoa sẽ rụng. - (anh ba gạo)

Nhiều ý kiến góp lại...sao cũng có phần đúg.theo mình đốt gốc mai-đào là để giữ cho bông hoa nở chậm và lâu tàn héo hơn bình thường. - (son quach)

đốt để đỡ làm phai màu hoa thôi. nhưng sẽ nhanh bị héo hoa vì cành không hút được nước nữa. - (thắng)

Theo mình là do mê tín thôi. Ý là đuổi ma vì thường là đào rừng. Kiểu như đốt vía. Tác dụng khác chỉ là vô tình có được thành ra kinh nghiệm chứ ngày xưa làm gì biết khoa học. - (hoa dong noi)

Thực ra nên hơ viền vỏ để nhựa không tan vào nước, không nên đốt phạm vào phần lõi để cành hoa tiếp tục hút nước khi được cắm vào nước. Cành nào khi cắt mà có phần gốc to thì chưng khoảng 20 ngày còn tươi. - (Nguyễn Thanh Triều)

Nếu không đốt gốc số hoa trên cành đậu ít và rụng nụ sớm không kịp nở . - (Nguyen Hong An)

Theo tôi, đốt gốc đào mai là làm cho phần thân mềm bị quắt lại, không gây chảy nhựa của cành ra ngoài, như vậy nhựa cây còn lại nuôi cành được lâu hơn. Còn bản thân cành đã có trữ lượng nước sẵn có, và nhờ hút thêm qua vỏ thân cấy - (Thangnq)

Đốt gốc là để làm ức chế quá trình trao đổi chất của cành, còn cắm cành hoa vào nước thực chất chỉ là thói quen thôi va cũng là để cho chắc bình - (Quý)

0