09/06/2018, 22:58

Vì sao máy bay dân dụng không bố trí động cơ sau đuôi? - Câu hỏi hay

Tại sao máy bay dân dụng lớn hiện nay không có động cơ phía sau đuôi nữa? Tôi nghĩ, nếu bố trí cặp động cơ ở sát thân phía sau sẽ có nhiều ưu điểm, hơn là để trên hai cánh chính, như giảm tải trọng lên cánh, khó đụng mặt đất... (Trandang) ...

Tại sao máy bay dân dụng lớn hiện nay không có động cơ phía sau đuôi nữa? Tôi nghĩ, nếu bố trí cặp động cơ ở sát thân phía sau sẽ có nhiều ưu điểm, hơn là để trên hai cánh chính, như giảm tải trọng lên cánh, khó đụng mặt đất... (Trandang)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Với máy bay dân dụng thì an toàn được đặt lên hàng đầu. Thế nên nó thường có 2 động cơ để phòng trường hợp 1 chiếc bị hỏng thì nó vẫn có thể bay được. Nhiệt độ khí phụt ra sau động cơ có thể còn rất cao, thế nên rất ít khi người ta đặt nó sát thân máy bay.
Động cơ thường được đặt phía trước vì nó giúp máy bay ổn định hơn. Bạn hãy tưởng tượng, nếu kéo một chiếc xe thì nó sẽ luôn có xu hướng chạy theo phía người kéo, còn đẩy một chiếc xe thì chưa biết nó sẽ đi theo hướng nào.
Toàn bộ lực nâng máy bay đều do đôi cánh, vì vậy gắn động cơ trên cánh sẽ làm giảm trọng lượng thân, từ đó giảm lực bẻ gãy tại điểm nối giữa cánh và thân đối với những máy bay có động cơ lớn. - (Pham Juy)

Có lẽ bạn thường đi các máy bay phổ thông trên thế giới hiện nay như Boeing 737/747/767/777 hay Airbus A320/321/330... nên mới nghĩ không có máy bay chở khách đặt động cơ ở đuôi chứ thực tế thì đó là các mẫu thiết kế điển hình máy bay chở khách trước đây thời kỳ 50-70 đấy. Cụ thể Mỹ có các dòng MD, MC các loại, Boeing 727, Liên Xô có các dòng Tu-134/154, IL-62, Yak-40/42... Có một số cách đặt động cơ phía đuôi như sau: 1. đặt dưới gốc đuôi đứng (Boeing 727, Yak-40) 2. Bố trí 1 hoặc 2 động cơ đối xứng gốc đuôi đứng (rất nhiều loại) 3. 1 động cơ ở gốc đuôi đứng + 2 động cơ đối xứng 2 bên (cũng rất nhiều loại luôn). Sau này thiết kế động cơ đặt dưới cánh bắt đầu chiếm ưu thế, có thể là do tính ổn định cao hơn, khả năng chống rung tốt hơn hoặc tính kinh tế... Tuy nhiên hiện tại đối với các máy bay chở khách phản lực cỡ nhỏ kiểu Fokker70 hay các máy bay hạng sang dành cho VIP như dòng Gulfstream, Embraer, Cessna... thì việc đặt động cơ phía đuôi vẫn rất phổ biến và được ưa chuộng.
Còn đối với máy bay chiến đấu do đặc tính kỹ thuật yêu cầu hoàn toàn khác so với máy bay chở khách nên thiết kế đặt động cơ có nhiều khác biệt. Do máy bay chiến đấu có trọng lượng nhẹ hơn nhiều, trong khi lại yêu cầu khả năng cơ động rất lớn, kết cấu máy bay thật khỏe chịu được lực G cực lớn...nên thường đặt động cơ trong thân máy bay (như các dòng máy bay MiG, Su, F-15/16...) hoặc đặt ngoài nhưng sát thân máy bay (như Su-25...). Thế nhé! - (Trường)

Theo tôi, việc này có lẽ thuộc về cân bằng trọng tâm tải trọng và khí động học của máy bay rồi. Chẳng nhẽ động cơ, tank nhiên liệu ở sau đuôi thì không hợp lý. Tôi thấy có loại máy bay có 1 động cơ ở phía cánh đứng sau hay máy bay chiến đấu cũng có động cơ phía sau nhưng dứt khoát phải có 2 động cơ chính ở trên cánh trước, và máy bay cánh quạt cũng có động cơ ở cánh trước mà thôi. - (Quốc An)

Mình thì chẳng biết gì nhưng theo cảm nhận thì mình nghĩ rằng khoa học ngày càng tiến bộ nên nếu cái gì người ta bỏ đi hoặc k sử dụng nữa chắc chắn là nó k tối ưu. - (Bầu Đất)

Động cơ được đặt ở cánh sẽ giảm tiếng ồn tốt hơn. Bạn dành chút thời gian xem discovery họ đề cập đến nhiều thứ, trong đó có cả cái này - (Định BK)

Bạn hỏi có vậy thôi làm j mà khó khăn thế. Theo mình máy bay không đặt động cơ ở phía sau là vì nhà sản xuất loại đó không thích làm vậy thôi. Chuẩn không các bạn - (Hay)

Chào bạn, trình độ của chúng ta phải nói là còn thua rất xa các nhà khoa học nước ngoài, họ thừa hiểu động cơ đặt ở đâu. Mà cho hỏi bạn động cơ đặt ở sau thì đặt như thế nào mới được. Máy bay dân dụng nó to # máy bay chiến đấu bạn nhé - (Về Nhà Đi Con)

Bây giờ người ta đặt hộp đen ở đuôi máy bay, để có thể tìm lại được sau khi máy bay cháy nổ. Vì vậy phải chuyển động cơ lên cánh, nếu động cơ ở đuôi khi nó nổ thì vỡ mất hộp đen. - (BlackViva)

Để động cơ ở 2 bên cánh để đuôi còn để động cơ phụ APU cấp điện và khí cho máy lạnh và khí khởi động động cơ chính nữa. Với lại đưa 2 động cơ ra 2 bên cánh giúp cho việc bảo dưỡng được thuận lợi hơn. Chả ông kỹ sư máy bay nào thích mỗi lần kiểm tra phải leo tận trên cao để kiểm tra động cơ cả. - (vaeco)

Để sau đuôi...nó sẽ quay vòng vòng như con diều :v - (CuiBap)

Theo tớ là do gần như tất cả các máy bay dân dụng hiện nay đều chứa nhiên liệu ở cánh vì vậy việc đặt động cơ ở đây sẽ thuận tiện hơn là ở đuôi ! Và thêm một điều nữa đó là cân bằng trọng tâm máy bay và khí động học như cậu có thể thấy động của máy bay dân dụng không hề nhỏ ! Nếu đặt ở đuôi máy bay nó sẽ làm mất cân bằng máy bay ! Hơn nữa thì gần như tất cả máy bay hiện nay đều thiết kế theo kiểu thân lớn đuôi nhỏ vì vậy việc đưa động cơ về phía đuôi sẽ làm cho sức chịu đựng của đuôi bị quá tải và đương nhiên là khi bay nó sẽ rắc rắc ầm ! - (thang)

Máy bay chiến đấu để động cơ ở cánh thì vũ khí để ở đuôi à? - (hello)

Thực ra khi chế tạo họ đã nghiên cứu rất kỹ bạn ah, tùy mục đích sử dụng mà bố trí động cơ khác nhau. Nếu máy bay dân dụng để động cơ phía sau họ sẽ tốn rất nhiều diện tích, đặc biệt khi lắp đặt 2 động cơ. Đối máy bay chiến đấu phần thân còn mất diện tích do phải dẫn khí cho động cơ. Việc đặt động cơ ở cánh giúp thân dùng cho thương mại, đồng thời tăng sự an toàn khi có bất trắc. - (duy quân)

Chiếc vừa rơi của algieri có động cơ sau đuôi đó... - (ĐỨC NGUYỄN VĂN)

Khi thiết kế một chiếc máy bay người ta phải quan tâm đến các vấn đề sau:
- chất lượng khí động học
-phối trí khí động (cân bằng trọng tâm)
- mục đích để làm gì.
- thiết kế phải đảm bảo giảm trọng lượng tối đa mà vẫn đáp ứng yêu cầu.
Dựa vào đó ta sẽ hiểu dc vì sao lại như vậy. - (plane)

Mình nghĩ động cơ sau đuôi chỉ dành cho máy bay quân sự cần tốc độ cao, máy bay vận tải thường có tải trọng nặng nên ko cần tốc độ, phần đuôi có thể đươc tận dụng để chứa hàng hóa, hành khách v.v.. - (Cong Vo)

Bạn thiết kế được con diều chưa ??? chứ người ta thiết kế được chiếc máy bay khổng lồ rồi đó bạn !!!  - (haidongque)

Đặt ở đâu là do thằng thiết kế thôi, Đặt đâu cũng được - (la thanh)

Bạn hỏi câu này chứng tỏ bạn là người hay tìm hiểu học hỏi trong cuộc sống. Tôi cũng thỉnh thoảng có những câu hỏi tương tự như vậy đưa ra để hỏi bạn bè người thân cùng bàn luận và tìm hiểu ý kiến của mọi người. Theo tôi thì việc thiết kế chế tạo một bộ phận hay thiết bị nào đó thì các nhà khoa học họ đã phải nghiên cứu và tính toán rất kỹ về mục đích sử dụng, hiệu quả kỹ thuật - kinh tế, các tác động của bộ phận đó tới các bộ phận khác và kết cấu tổng thể của thiết bị. Trong trường hợp này một trong những lý do có lẽ là do việc thiết kế của các loại máy bay chở khách dân dụng thì thường để khoang chứa hành lý và các vật dụng khác đóng trong các container ở phía sau đuôi vừa có hiệu quả kinh tế tiết kiệm được không gian và tiện lợi trong quá trình xếp dỡ. Bên cạnh đó, máy bay chở khách dân dụng thường có kích thước lớn do vậy động cơ sẽ rất lớn và nặng, khi vận hành sẽ sinh ra nhiệt lớn và độ rung lớn bởi chỉ số vòng quay và mô men quay là rất lớn. Như vậy nên mức độ ảnh hưởng tới sự phù hợp và tối ưu về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế khi giảm thiểu và triệt tiêu các tác động này sẽ cao hơn rất nhiều so với việc để động cơ ở cánh và còn nhiều lý do khác nữa... Đây là một lý do để đưa ra cùng các bạn tham khảo. - (CK)

Bạn không để ý đấy thôi, rất nhiều loại máy bay có 1 hoặc 2 động cơ ở đuôi hoặc 3 động cơ, 02 ở cánh, 01 ở đuôi. Cả động cơ phản lực lẫn cánh quạt chết 1 trong 2 động cơ, hoặc 1-2 trong 4 động cơ, máy bay vẫn "lết" về và hạ cánh được sân bay gần nhất. - (Anh Tuấn)

Máy bay dân sự thường rất to lớn nên động cơ máy bay thường gắn vào 2 bên cánh. Mục đích là để phân bố đều lực đẩy của động cơ lên máy bay. Bạn hãy tưởng tượng như khi 1 người gánh 1 gánh hàng thì vai của người đó sẽ đặt giữa đòn gánh, còn nếu 2 người cùng gánh 1 gánh hàng thì 2 người phải phân đều vào đòn gánh chứ ko thể đứng chung vào giữa được. Còn không phải phục thuộc về vấn đề dân sự hay quân sự, nếu để ý bạn sẽ thấy máy bay B52 động cơ sẽ được bố trí đều trên 2 cánh vì kích thước nó to lớn nặng nề, còn máy bay phản lực... thì động cơ ở sau đuôi - (Kokichi Nguyen)

Vậy thì hãy đặt hộp đen ở đầu hoặc cánh máy bay, động cơ ở phía đuôi máy bay! - (Mr.Khanh)

Có một lý do vô cùng đơn giản: Nếu muốn đặt nhiều hơn 2 động cơ, thì bạn đạt ở đằng sau như thế nào? - (Chicken)

Bạn nói rất hay - (phungloc)

Sải cánh của máy bay dài hơn chiều dài của máy bay và là nơi chứa nhiên liệu nên đặt động cơ ở đó là hợp lý - (Chu Lai)

Đơn giản vì máy bay dân dụng to➡cần nhiều động cơ to khỏe ➡chỉ lắp vào vị trí cánh. - (htha)

Động cơ đặt phía sau với máy bay chiến đấu là cần thiết cho tăng tốc và chuyển hướng nhanh ( có ống phóng lửa xuay 360 o được. Đối với máy bay chở khách đã có tài liệu nói động cơ đằng đuôi dễ bị băng bám trên thân, cánh bay vào nguy hiểm. Việc đặt động cơ treo hai bên cánh hiện nay khá phổ biến do tháo lắp sửa chữa rất tiện lợi, cân bằng cơ học cũng tốt, cung cấp nhiên liệu và trích động lực cho điều khiển một loạt thiết bị trong cánh tiện lợi hơn . . . - (TG)

một số dòng chở khách phản lực có động cơ phía đuôi Mc donel douglass ( MD.) hay TU 134 , 154. tùy vào nhà sản xuất nhưng lắp động cơ treo dưới cánh dễ sửa chữa và là phương án tối ưu. - (nguyễn)

Đơn giản là người ta không thích đặt ở đuôi!
Nghe nói cánh chính là bình xăng nên đặt động cơ ở cánh là ngon nhất rồi! - (Ha Noi)

không phải đâu họp den phải dặt ở chót cánh máy bay để khi rớt nó sẽ văng ra không bị cháy đó - (dinh)

Rất đơn giản vì xăng máy bay được để ở 2 bên cánh cho nên để động cơ ở đó tiện cho việc truyền dẫn nhiên liệu được nhanh và an toàn hơn. - (Anh Tuan BMB)

cánh chính có nhiệm vụ lớn là giúp nâng máy bay lên không trung nên kết cấu cánh chính tất nhiên rất vững chắc nên tải trọng của động cơ không là vấn đề gì to tác. nhiên liệu của máy bay phần lớn chứa ở chính hai cánh chính nên đặt động cơ ở đấy là hoàn toàn hợp lý. đặt động cơ ở hai bên cánh chính cũng có lợi cho việc giữ thăng bằng và phân tỏa lực đẩy và dễ dàng lắp nhiều động cơ hơn, trọng tâm lực đẩy đặt ở cánh chính cũng giúp việc điều khiển máy bay dễ dàng hơn, ổn định hơn. - (ttw)

vì diện tích máy bay dân sự có hạn (do chở thêm hàng hóa) nên người ta chuyển động cơ sang 2 bên cánh để tiết kiệm diện tích hơn so với đặt ở đuôi. Còn 1 lí do nữa theo mình nghĩ là đặt ở 2 bên cánh giúp trọng tâm máy rơi vào giữa 2 cánh nên khi bay do lực nâng của máy bay sẽ không làm xuất hiện mô men làm mất cân bằng máy bay, còn máy bay quân sự thì vẫn đặt ở đuôi bình thường vì ko càn diện tích nhiều và 2 bên cánh là nơi gắn tên lửa đạn đạo. - (hoàng tiến)

Theo tôi đặt động cơ ở phía sau có ưu điểm như sau:
- Máy bay sẽ ổn định hơn nếu 1 động cơ không hoạt động. (trường hợp này hiếm khi xảy ra)
- Do lực đẩy tác dụng từ phía sau lên thân máy bay nên kết cấu máy bay sẽ chịu lực tốt hơn.
Còn nhược điểm là:
Gây khó khăn cho việc bảo dưỡng và kiểm tra động cơ do các điểm treo động cơ khá cao so với mặt đất "vì động cơ nặng khoảng 5 tấn gì đấy " - (truman.long)

Vì sao máy bay dân dụng không đặt động cơ ở đuôi? => Thực ra là đa số thôi vì vẫn có máy bay dân sự có động cơ đặt ở đuôi, giờ minh cùng phân tích nhé:
1. Khi máy bay bay trên trời thì cả máy bay được nâng đỡ bằng gì? Rõ ràng máy bay được nâng đỡ bằng cánh chính (ít nhất là >90% lực nâng được tạo ra bởi cánh chính), chắc không có ai không công nhận điều này? => Nếu ok thì minh tiếp nhé.
2. Vì máy bay khi bay được nâng đỡ bằng cánh chính nên để đảm bảo ổn định (thực ra là bắt buộc) thì trọng tâm máy bay phải được tính toán để luôn ở trong phạm vi cánh chính, tốt nhất là ở trọng tâm nâng của cánh (hay gọi là trọng tâm của lực nâng - khác với vị trí chính giữa cánh nhé). Điều này chắc hoàn toàn hợp lý chứ các bạn nhỉ? => Nếu vậy thì minh đi tiếp nhé.
3. Khi máy bay di chuyển thì tổng trọng lượng máy bay sẽ thay đổi do lượng nhiên liệu bị đốt cháy và đẩy ra bên ngoài thông qua động cơ (để làm gì ai cũng biết), lượng nhiên liệu mang theo máy bay thường rất lớn và có thể chiếm đến 20% trọng lượng của toàn máy bay. Do đó, để đảm bảo ổn định thì trọng tâm của bình nhiên liệu (hay nói rộng ra là cả khối nhiên liệu mang theo) thường được bố trí trùng với trọng tâm máy bay ở mọi mực nhiên liệu. Do đó, bình nhiên liệu thường được bố trí trên cánh chính và giữa thân máy bay ở khu vực cánh chính. Các bạn có đồng ý về điều này? => Nếu ok thì minh tiếp nhé.
4. Do bố trí bình nhiên liệu phải theo nguyên tắc đó nên việc bố trí động cơ ở phía sau là không có lợi vì các vấn đề:
a. Đường dẫn nhiên liệu dài, khó bảo dưỡng,
b. Kém an toàn vì đường nhiên liệu đi qua khoang hành khách phía sau cánh
c. Thân chính máy bay phải gia cường để chịu được tải trọng của động cơ nằm phía đuôi (càng xa trọng tâm thì càng bất lợi về kết cấu)…
=> Do đó, các thiết kế máy bay dân dụng cỡ lớn hiện đại đều có bố trí động cơ ở trên cánh chính, trừ một số máy bay cá nhân hoặc máy bay dân dụng cỡ nhỏ => Các bạn có đồng ý điều này? => Câu hỏi được trả lời
5. Khuyến mãi thêm: Các máy bay dân sự cỡ nhỏ và máy bay cá nhân cỡ nhỏ thường có bố trí động cơ phía sau vì vị trí động cơ không quá xa bình nhiên liệu đồng thời tang tính tiện nghi cho máy bay vì giảm tiếng ồn và rung động của động cơ máy bay khi hoạt động ảnh hưởng đến hành khách (máy bay nhỏ mà động cơ quá sát thân và khoang hành khách sẽ rất ồn – như ATR72 chẳng hạn)
6. Đối với các máy bay chiến đấu thì thực ra động cơ vẫn “đặt giữa” và chỉ có phần đuôi động cơ là ở phía sau (phần phụt khí phản lực) vì thực tế là động cơ máy bay chiến đấu chiếm gần hết chiều dài máy bay . Mặt khác, động cơ không thể treo ở cánh vì cánh có nhiệm vụ mang vũ khí rồi.
Một số ý kiến nhỏ của minh giải thích hộ bạn chủ thớt, tuy nhiên, kiến thức thì vô biên và kết cấu và thiết kế của nhà sản xuất khi đưa ra muốn được phê duyệt phải qua rất rất rất nhiều phản biện từ các ông chủ và cơ quan an toàn hàng không… Nghĩa là có rất rất nhiều chất xám, “dày hơn” rất rất nhiều chất xám của mỗi chúng ta. Thân ái - (Tony Tèo)

Tại sao máy bay ỏ độ cao 10km nhiệt độ âm 40C sao không bị đóng băng nhỉ ai biết trả lời giúp mình nhé. Cảm ơn! - (nguyễn)

Có một điều đơn giãn mà các bạn không biết đó là tiết kiệm nhiên liệu, một đàn là đãy , còn một đàn là kéo vậy theo bạn cái nào dùng sức nhiều . ( xe auto ngày nay đa số dùng cầu trước ) 1 giảm lực kéo cho động cơ , khi tăng tốc xe đầm , cũng một sức nặng nhưng niéu động cơ ở phía sau phải có mã lực lớn hơn. ?..có nhiều lý giải mà phải cần có thời gian .....đa số máy có động cơ ở phía là máy bay loại nhỏ thôi , chứ bạn hãy tưởng tượng chiếc Boeing 747 mà gắn máy sau đuôi thì sẽ như thế nào. ?.. - (harry)

0