09/06/2018, 22:59

Tại sao ga trong bật lửa không tự cân bằng? - Câu hỏi hay

Khi ta để cân bằng bật lửa thì ga (chất khí hỏa lỏng) ở bên trong lại không thể cân bằng được. Vì sao? (Hoàng Trung) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...

Khi ta để cân bằng bật lửa thì ga (chất khí hỏa lỏng) ở bên trong lại không thể cân bằng được. Vì sao? (Hoàng Trung)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Bạn cho nước vào hai cái chai xem nó có cân bàng không, 2 ngăn bật nửa có vách ngăn riêng biệt sao mà cân bàng được. - (huy thang)

Do có vách ngăn nên khi để xuôi không thông nhau. Khi dốc ngược thì áp suất giữa hai mặt thoáng là không bằng nhau nên không tự cân bằng được.Dụng cụ cho gà uống nước của mấy bác nông dân áp dụng nguyên lý này đấy. - (levida78)

Chào Trung,
Tôi vừa hút thuốc và vô tình đọc được câu hỏi của bạn.
Tôi đã xem lại bật lửa của mình cũng như coi qua hình ảnh minh họa trong câu hỏi.
Tôi thấy bên trong loại bật lửa thông dụng này (loại 3k mua ở tạp hóa) thường có 1 vách ngăn chia thể tích của bật lửa ra làm 2.
Và 2 ngăn này Không thông nhau ở đáy mà ở trên đỉnh.
Vì vậy mà nó như 2 cái cốc nước đặt gần nhau thôi. Nếu ta không "san" nó cho bằng nhau (tức cân bằng) thì sao nó thay đổi thể tích được?

Ps: bên trong bật lửa nếu mình tác động xoay trái xoay phải, nó sẽ "cân bằng" mà.
Đôi lúc cánh FA chờ GF vẫn làm trò này để đốt thời gian đó. Khà khà! - (T.A)

Sự "tự cân bằng" xảy ra khi có chênh lệch áp xuất, trong bật lửa thì áp xuất luôn bằng nhau nên không có sự tự cân bằng - (Quyền Nguyễn Quang)

Đổ qua đổ lại thì nó cân bằng mà. Còn tại sao nó chia 2 bên thì để lúc gần hết gas ta dồn về 1 bên cho nó cao - (Hung Anh)

không cần bằng được là đương nhiên, vì có 2 lý do, thứ nhất khí hóa lỏng trong bặc lửa không thể bóc hơi ròi hóa ,lỏng lại được trong moi trường chân không,ở cùng một áp xuất nhất định. thứ 2, vách ngân kín, trong bặt lửa có 2 óng riêng biệt, không phải là "bình thông nhau" nên nó không tự cân bằng theo nguyên lý bình thông nhau!!! - (King Nguyen)

Cân bằng được nếu phần thông nhau nằm ở đáy bật./. - (nguyennone2000)

Tại vì bạn không nhìn thấy cái vách ngăn ở giữa phần thân chứa gas của bật lửa :)) - (Minh)

Bạn muốn hỏi: Tại sao gas hóa lỏng ở bên nhiều hơn không hóa hơi rồi chuyển thành thể lỏng ở bên ít hơn?
Xin trả lời là: Trong bình kín áp suất chất lỏng (khí) truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Vì vậy tại mặt thoáng của hai bên áp suất là như nhau. Vì vậy tốc độ bay hơi ở hai bên là giống nhau. Do đó không có sự dịch chuyển chất lỏng như bạn hỏi. - (UCT2008)

Tại sao khí ga hóa lỏng trong bật lửa lại không tự cân bằng bởi vì:
+ Do áp suất khí phần chất lỏng (ga hóa lỏng) không chiếm chỗ là không thay đổi.
+ Chất lỏng không thể tự mình dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác khi có vách ngăn
vì vậy chất lỏng (ga hóa lỏng) đó không thể tự mình dịch chuyển được khi không có tác động bên ngoài - (UCT)

Bởi vì gas lúc đó tồn tại ở dạng chất lỏng, giữa hai thành của bình ga có vách ngăn nên ga k thể tự chảy sang được - (Gia Quyết)

Vì ở giữa thân bật lửa có vách ngăn, vách ngăn này hở 1 chút phía trên nên trong quá trình sử dụng ga (lỏng) được chia làm 2 phần (2 bên vách ngăn) không đều nhau. Nếu muốn cân bằng chỉ cần nghiêng bật lửa cho bên có ga nhiều chảy qua bên ít 1 chút là xong. - (Ba Khía)

Chia ngăn riêng biệt để duy trì độ cao bên ngăn đặt ống mao dẫn là ý đồ nhà sản xuất. Muốn cân bằng được chỉ cần để thông trên và dưới là cân bằng liền. - (nvc)

Khoa micheal : Khi để thẳng, ga hóa lỏng ko thể hóa hơi để sang ngăn bên kia được, phần trống cũng không phải là chân không, mà là khí bão hòa. Nguyên lý dịch chuyển của dòng chất lỏng cũng không có j khác nếu làm tương tự với nước - (khoa micheal)

có vách ngăn nhưng thông ở phần trên, nên khi quay ngược bật lửa xuống đó là thông nhau rồi, nhưng cũng ko thể cân bằng theo nguyên tắc bình thông nhau vì lý do áp suất không thay đổi. - (an nguyen)

Phan ta nhin thay ko co chat long da duoc chua day hoi khi ga, khi nay tao ra ap suat can bang tren be mat chat long ( no ngan can qua trinh hoa hoi cua chat long ga), vi the nen chat long ko the tu nhien chay qua nhau, nguyen tac "binh thong nhau" hay ong Xiphong chi dung khi phia tren chat long la mat thoang - (tran su)

Để dể hiểu mình xin mượn hình ảnh của bình nước uống loại 20 lít để giải thích . Ta phải mở một lổ nhỏ trên nắp bình(cho không khí đi vào bình) thì )khi mở vòi) nước trong bình mới đi ra đc . Nếu bít lổ trên nắp lại thì nước không thể chảy ra .
Hột quẹt gas khi lật ngược vẫn không cân bằng chất lỏng là vì hai phần khí phía trên ngăn cản . (để dể hiểu các bạn có thể tưởng tượng 2 phần khí đó giống như hai cái bong bóng á)Để phần dung dịch lỏng ở bên nhiều chảy qua bên ít thì phải có khí đi vào phần bóng khí bên trên....hoặc khí thoát ra ở phần khí bên kia. (tưởng tượng đi nha , văn phạm mình hơi tệ nên trình bày hơi khó hiểu.) - (Root)

Gas la mot dang khi hoa long, khi de trong hop quet no khong the can bang boi phan the tich bi ap luc cua khi hoa long lam cho khong can bang. Chi vay thoi - (thuong)

Theo tôi hiểu, trong bật lửa được chia làm ngăn, lượng ga hóa lỏng bên cao bên thấp, lượng khí ga phía trên đã chiếm hết phần không gian nên không thể di chuyển được - (lê huy)

muốn cân bằng thì anh phải có kỹ thuật nghiên qua lại để được như ý muốn. Hồi nhỏ tôi thường chơi trò này lắm. - (Trần Minh Tâm)

Vì trong bật lửa ga là buồng kín nên hiện tượng bình thông nhau không còn giá trị và lúc này áp xuất chênh lệch giữa 2 ngăn nên không thể tự chảy sang nhau bạn ạ - (Chi Trung)

Vì hai bình không thông nhau nên không áp dụng được nguyên tắc bình thông nhau bạn ạ - (Giangnk)

Vì nó là chất lỏng, khi đó giữa ga lỏng và thành bình có sự dính ướt nên ga lỏng ở trong không thể cân bằng. Bạn xem thêm: sức căng bề mặt, sự dính ướt, hiện tượng mao dẫn sẽ rõ hơn. Thân ! - (Van Tuan)

Đơn giản mà...đã gọi là chất khí hoá lỏng mà trong điều kiện không thoát ra ngoài được thì nó cũng tương tự như nước thôi...vì bật lửa có 1 vết ngăn ở giũa..bịt kín từ dưới đáy lên trên và chỉ chừa 1 phần thừa nhỏ ở trên phần đầu bật lửa...bởi vậy khi ta để im ngẫu nhiên bên nào chứa nhiều chất lỏng hơn thì nó cũng sẽ giữ nguyên vị trí...còn nếu như ở dưới đáy chỉ cần 1 kẻ hở nhỏ chất lỏng sẽ chảy qua làm 2 bên mực chất lỏng cân bằng nhau thôi..tương tự như ống thun những anh thợ hồ hay cân chỉnh do độ cân bằng đó mà. - (Nguyễn Quốc Cường)

Vì nó có vách ngăn ở giữa chứ sao nữa ? Muốn mực chất lỏng đó cân bằng thì 2 ngăn đó phải thông nhau. Hồi đó trốn học lớp vật lý thủy động học hả cha nội ? - (Sock)

Áp suất phần khí trong bật lửa bằng nhau do đó việc chênh lệch áp suất chỉ còn lại ở độ cao của gas lỏng. Do vách ngăn trong quẹt lửa kích ở đáy, hở ở phía trên nên gas lỏng nằm phía dười không thể tràn qua mà cân bằng đươc. Nếu để bật lửa nằm đứng thì không thể chảy thông nhau được. Nếu lật ngửa đít bật lửa lai thì sẽ thông nhau và cân bằng. - (chauminh_sfc)

Áp suất trong buồng kín - (Ryan)

bật lửa kín hoàn toàn thì làm sao tự cân bằng được,nếu bên nhiều ga dồn sang bên ít thì cái gì sẽ thay thế vào chỗ trống ấy? - (Thành Công)

Bộ phận chứa gas được chia làm 2 khoang riêng biệt nhau, chỉ thông nhau ở phần trên thì làm sao tự thăng bằng được - (Hoàng Tuấn)

Chất lỏng có xu hướng cân bằng áp suất, ở trọng thái bình thường áp suất phụ thuộc độ cao. Các bình thông nhau thì cân bằng về độ cao để đảm bảo cân bằng áp suất. Đối với bật lửa, do còn bị ảnh hưởng bởi áp suất khí phía trên, chênh lệch lượng khí giữa 2 cột gây ra chênh về áp suất, dẫn đến chênh về độ cao. - (Tien Si)

-vì vách ngăn ở giữa cố định và không phải là bình thông nhau. nếu muốn thông nhau phải tạo một lỗ ở cuối vách ngăn nhưng điều này làm võ bình ga không chắc và dễ nổ. - (lam pham)

Khi nó đã hóa lỏng thì nó phải mang tính chất của chất lỏng thôi,vậy cho dễ hiểu - (Đơn giản)

vì nó là 2 ngăn độc lập chứ có phải bình thông nhau đâu mà cân bằng. - (hoan)

vì nó là thể lỏng làm sao tự cân bằng được - (phan nam)

Môi trường kín không có không khí vào thì làm sao hút không khí vào để cân bằng dc. muốn cân bằng thì phải có sự thay đổi áp suất và với trường hợp này thì ko có không khí của môi trường vào nên ko thực hiện dc quá trình cân bằng - (pthpro)

Theo mình nó đang ở trạng thái cân bằng rồi. áp suất không khí cân bằng chứ không phải cân bằng theo kiểu chất lỏng trong bình thông nhau. - (Tam.tafa)

do chất lỏng bị thành bật lửa hút nên mực chất lỏng xung quanh thành cao hơn so với ở giữa.(hiện tượng mao dẫn ) - (Nguyễn Quang Hiệp)

Khí hoá lỏng nghĩa là chất lỏng bạn nhé. 2 ngăn riêng biệt nhau thì cân bằng làm sao. Bạn để 2 xô nước cạnh nhau nó có tự cân bằng được ko vậy ?!?
Cân bằng xảy ra khi 2 ống thông nhau bạn nhé. - (Lxn91)

Trong bật lửa thì ga là chất lỏng,ở giữa bật lửa có 1 vách ngăn đôi,chất lỏng mà gặp vật ngăn cách cao hơn thì làm sao mà tự cân bằng được. - (anhandcloud)

Đơn giản là vì 2 phần của thân bật lửa không thông nhau. - (Phố)

Vì bình "bình đựng ga" bật lửa kín. Nếu ga bật lưu trở về trạn thái cân bằng thì khoảng trống phải được lấp đầy bẳng không khí hoặc không khí phải được đẩy ra ngoài, tuy nhiên do bật lửa rất kín nên điều đó không xảy ra được bạn ạ. - (Kiên)

Làm sao mà cân bằng được khi lỗ thông nhau trong "Bình thông nhau" nằm ở phần trên cùng của 2 khoang chứa. Chúng chỉ cân bằng khi lỗ thông nhau đó nằm ở phía đáy chung của cả 2 khoang. Trong trường hợp bạn nêu thì gần như 2 khoang chứa là riêng biệt như 2 cốc nước để cạnh nhau, không liên quan gì nhau. Chỉ khi bạn lắc mạnh thì ga bên này mới tràn sang ga bên bình kia được. - (nguyenquangloi1010)

Nếu bạn để bật lửa đứng lúc này giữa 2 ngăn của bật lửa có 1 vách ngăn làm cho khí đã hóa lỏng không thể tự cân bằng đước, nhưng phần khí ở bên trên thì vẫn "nguyên tắc bình thông nhau" (bạn không nhìn thấy phần khí này). Nếu bạn để bật lửa nằm ngang thì phần hóa lỏng vẫn cân bằng bình thường đấy chứ. - (Bảo Ngọc)

Vì nó là chất lỏng, đựng trong 2 ngăn riêng có vách. Tại sao nó có thể tự cân bằng? - (Lê Văn Bảy)

Vì có 2 ngăn. Hồi nhỏ tôi ngồi sang qua lại một hồi cũng bằng nhau đó ! - (Lâm)

Đơn giản thôi mà..đã gọi là chất khí hoá lỏng thì ở trong môi trường kín như bật lửa thì ta xem nó như nước để bạn dễ hình dung...vì trong bật lửa ở giữa có 1 vách ngăn kín từ dưới lên tới trên và chừa 1 khoảng trống nhỏ phía trên..khi bạn đặt ngẫu nhiên bật lửa ở 1 ví trí đứng hay nằm thì chất lỏng (ga) đó sẽ nằm ngẫu nhiên bên nhiều hơn hay bên ích hơn....ngược lại nếu như chỉ cần vách ngăn có 1 lổ nhỏ phía dưới thì chất lỏng sẽ tràng qua làm trung hoà cân bằng 2 bên thì sẽ bằng nhau..tương tự như những ống nước mà các anh thợ hồ hay lấy ra do nhà...cái kết ở đây là vách ngăn của bật lửa không có thông nhau..giống như 2 bên chứa 1 chất lỏng (ga) riêng biệt khi bạn nghiên hay di chuyển chất lỏng tràng qua khe hở trên phần đầu vách ngăn tạo ra bên nhiều bên ích...hi hi mình nói hơi nhiều chắc là bạn hiểu rồi nhỉ...và mình cũng nói theo mình biết thôi chứ không theo sách vỡ. - (Nguyễn Quốc Cường)

Làm thí nghiệm với nhiều chất lỏng và các bình chứa có bản chất khác nhau, người ta quan sát thấy mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình chứa nó luôn bị uống cong thành một mặt khum. Khi thành bình dính ướt chất lỏng thì mặt thoáng chất lỏng ở gần thành bình bị kéo lên một chút và có dạng khum lõm. Khi thành bình không dính ướt chất lỏng thì mặt thoáng chất lỏng ở gần thành bình bị kéo xuống một chút và có dạng khum lồi
Điều này được giải thích bởi ý nghĩa vật lý như sau:
Khi lực hút giữa các phân tử của mặt vật rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn so với lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì xảy ra hiện tượng dính ướt. Ngược lại, khi lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau lớn hơn lực hút giữa các phân tử của mặt vật rắn với các phân tử chất lỏng thì xảy ra hiện tượng không dính ướt. - (Trang A pao)

Vì có vách ngăn chất lỏng ở giữa, gas bị ngăn thành 2 khoang riêng biệt - (Bic)

vì nó không chịu áp suất của khí quyển - (nmd)

Bời vì phần khí trong bật lửa kín có lực đẩy không cho nước tràn từ bên nhiều sang bên ít. - (FOX)

Khi có sự chênh áp xuất giữa hai bên thì mới xảy ra quá trình tự cân bằng cho đến khi áp xuất bằng nhau, áp xuất bên trong bật lửa giữa các ngăn chứa ga luôn bằng nhau vì thế nó chất lỏng bên trong không cân bằng - (Quyền)

Mình nghĩ là để có thể tận dụng được tối đa chiều cao của cột chất lỏng, nếu để tự cân bằng thì chiều cao cột chất lỏng sẽ bị giảm đi một nửa và ống hút sẽ không hút được khi lượng chất lỏng ít, - (nguyen hong ha)

Dưới đáy có khe nhỏ. - (Huy)

Tại vì bạn không được may mắn cho lắm - (yoyo)

rất đơn giản thôi, lúc này ga đã được nén thành nước, mà nước thì không thể tự cân bằng được. - (nothing)

vì hai ngăn chứa của bật lửa không thông nhau, nên không thể nào dịch chuyển chất lỏng từ ngăn này sang ngăn kia được - (tlml)

theo quy tắc 2 bình thông nhau thì 2 ngăn thông nhau bên dưới thì nó mới cân bằng chứ bạn - (Máy tính)

Tại vì gas là khí hóa lỏng. Trong môi trường chân không thì khí gas sẽ hóa lỏng cho nên nó có dạng nước nên ko thể tự cân bằng được. - (Anh Lê)

Vi no la khi hoa long?roi..chat long thi khong the tu can bang dc. - (vuvovivay)

ở giữa có vách ngăn làm sao mà cân bằng được - (Lưu Trường)

Thế anh có mở đầu Quẹt ra được thông hơi rồi anh sẽ thâys cân bằng thôi mà! - (Datto)

Tại vì người ta bơm vào đó không đều tay :D - (Hanucula)

:( Có thấy nó có 2 ngăn không? - (quynh)

Trọng lực và vách ngăn trong cái bật lửa. Bạn cứ nghĩ : đổ nc vào một cái chai và vặn kín nắp lại. - (thái bình)

Cảm ơn các bạn đã trả lời. Nhưng ý mình hỏi là khi lộn ngược bật lửa chứ ko phải như nhiều bạn ví dụ 2 xô nước đặt cạnh nhau. - (Hoàng Trung)

Nó là 2 ngăn riêng biệt chứ có phải 1 ngăn đâu? - (Thanh Doan Pham)

Nó sẽ tự cân bằng khi khí gas tự động ngưng tụ trong môi trường bình thường. Điều này thì không thể rồi, đúng không? - (Nam Phương)

Vì nó chỉ có 3000 vnd - (tayo)

Tất cả các trả lời ở đây đều sai!
Rất nhiều người hiểu đúng câu hỏi nhưng vẫn trả lời sai!
Nếu bạn lắc và úp cái bật lửa lại cố ý theo cách nào đó, bạn có thể làm cho 2 bên có lượng khí hoá lỏng không đều nhau và vì lúc đó mặt trên là kín nên 2 cột khí hoá lỏng không cân bằng theo nguyên tắc bình thông nhau được. Từ đó bạn kết luận chúng không tự cân bằng và mọi người chỉ dừng ở mức hiểu này.
Tuy nhiên, nếu bạn để yên bật lửa ấy trong một không gian yên tĩnh và ổn định với thời gian đủ dài, có thể 1 tháng, 1 năm, 1 thập kỷ hay thế kỷ gì đấy tôi chưa biết, lượng khí hoá lỏng 2 bên CHẮC CHẮN SẼ TỰ CÂN BẰNG.
Lý do: ai cũng biết khi 2 cột khí hoá lỏng có chiều cao chênh nhau thì nó sẽ tạo áp suất hơi trên phần trống cũng sẽ chênh nhau, vì phần lỏng có khối lượng riêng rất lớn so với phần hơi. Ngoài ra, vùng hơi này là một cân bằng động, nghĩa là trong 1 giây có khoảng n phân tử lỏng biến thành hơi thì cũng sẽ có từng đó phân tử hơi ngưng tụ thành lỏng. Trong điều kiện đó, bên nào có áp suất hơi cao hơn sẽ có lượng hơi ngưng tụ thành lỏng cao hơn so với số phân tử bay lên thành hơi, giả sử là (n+1) ngưng tụ và chỉ có n phân tử bay lên; còn bên kia ngược lại. Độ chênh lệch này rất nhỏ (vì n rất lớn so với 1) nhưng với thời gian đủ lớn sự chênh lệch về cân bằng động này đủ để giúp chúng cân bằng. Cần nhớ rằng hiện tượng này sẽ xảy ra theo vận tốc giảm dần theo độ chênh lệch của cột khí hoá lỏng và tiệm cận về 0, do đó có thể xem nhưng hàng tỷ năm sau nó mới cân bằng 2 bên một cách gần tuyệt đối. - (Nguyễn Văn Liêm)

Theo mình thì do áp suất trong đó vẫn đủ lớn để khí gas hóa lỏng, do đó đối với bật lửa 2 ngăn, sẽ vẫn là 2 cột gas hóa lỏng (chứ k phải là khí để mà có thể cân bằng) - (Chính Virus)

Với áp suất trong cái bật lửa ga thì ga hóa lỏng không thể bay hơi (trừ lúc bật lửa -> mở van làm giảm áp suất khiến ga bay hơi qua bộ phận đánh lửa), vì thế cho nên chất lỏng (gas) tại hai ngăn của bật lửa chỉ có thể cân bằng khi hai ngăn thông nhau hoặc bạn tự lắc cho chúng bằng nhau. - (Trung)

Bật lửa tuy có khe hở giữa hai ngăn nhưng dù dốc xuôi hay ngược hai ống vẫn không tự cân bằng.Nguyên nhân vì ngăn chứa ga được bịt kín nên chất lỏng bên trong không chịu sự tác động của áp suất khí quyển,dẫn đến hai cột chất lỏng không thể tự cân bằng được. - (X Ngủ Gật)

Do mặt thoáng hai bên độc lập (không thông nhau). Nếu có thêm một lối thông ngăn ở đáy thì không bị như vậy nữa vì mặt thoáng đã thông nhau - (SyHung)

Nếu nó thông luôn dưới đáy thì sẽ tự cân bằng...(bình thông nhau) kiến thức cấp 2. Nếu bạn để quẹt ga nằm, nó sẽ tự cân bằng. Tự suy luận nhé. - (Bình)

Nếu phía trên 2 ngăn có lỗ thông nhau thì gas sẽ cân bằng. Nhưng vì 2 bên này chỉ thông nhau ở đáy mà không thông nhau ở tên nên không thể cân bằng - (Đỗ Kửu)

Theo mình thì hiện tượng này gọi là lực hút chân không.
Lấy ví dụ là cái ống hút mà ai cũng biết! Khi chúng ta cho một cái ống hút vào ly nước, sau đó lấy ngón tay bịt đầu trên của ống hút và lấy ống hút ra khỏi ly nước thì ta thấy rằng dưới tác dụng của trọng trường nước vẫn không bị chảy xuống đât!
Lý do là ở trên đầu của ống hút đã bị bịt kín và diện tích của ống hút đủ nhỏ để không khí không thể lọt vào từ dưới lên. Và phần không khí phía trên mặt thoáng của nước trong ống hút lúc này có áp suất nhỏ hơn áp suất ngoài trời, áp suất nhỏ hơn này người ta gọi là áp suất chân không. Và nó đã tạo ra lực hút để giữ nước không bị chảy ra khỏi ống.
Đối với cái quẹt ga cũng tương tự, vì trong quẹt ga là một môi trường kín nên ta không thể áp dụng nguyên lý tự cân bằng được, nguyên lý này chỉ đúng với chất lỏng chứa trong bình có miệng hở mà thôi (môi trường không kín) - (thien thanh)

Để cân bằng đặt bật lữa nằm trên bề mặt phẳng để ổn định rùi từ từ nhấc đứng dậy theo chiều nằm ngang thì gas hai bên sẽ đều nhau!!! Hồi nhỏ hay làm!!! Còn chuyện dốc ngược mà vẫn ko đểu là do trong hột quẹt được kín hơi nên quy tắc bình thông nhau ko có tác dụng - (long thanh Nguyen)

trong đó không chỉ có gas không. theo tôi là sẽ có không khí nữa. nên khi ta dốc ngược quẹt gas xuống thì mức gas 2 ngăn của bình thông nhau sẽ không bằng nhau do không khí đã choán một phần tạo áp suất chênh lệch. nếu trong quẹt chỉ có gas thôi thì 2 mức sẽ bằng nhau. - (Gio Lth)

Nếu lật ngược hộp quẹt, ga sẽ tự cân bằng khi phần trên mặt thoáng cũng thông nhau. - (Tấn)

Để nằm ngang rồi từ từ dựng lên( không dựng nghiêng) chất lỏng sẽ tràn đều vào hai ngăn và độ cao sẽ cân bằng, bởi hai ngăn không thông nhau nên thuờng xuyên bên ít bên nhiều sao cân bằng được - (tran thi)

Bạn levida 78 trả lời chính xác.
Ngoài ra do áp suất cao nên chất lỏng gas không hóa hơi được bên trong hộp quẹt, vẫn phải tuân theo các định luật chất lỏng. - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)

theo tớ thì trong bật lưả thì phân không khí đó chính là ga nó có áp suất cao nên không cân băng được chất lỏng - (nguyên gia ngọc)

ĐỂ NÓ NẰM NGANG RỒI QUAN SÁT NHÉ. - (anhtuan)

Các bạn áp dụng kiến thức đã học để tự giải thích nhé. Đơn giản thế này, khi bật lửa ga còn đầy đương nhiên áp suất không thí trong là lớn nhất ( không phải môi trường chân không đâu nhé) và rất dễ phát nổ khi đập mạnh, và áp suất lớn đó được chia đều cả hai ngăn vậy đương nhiên khi áp suất lớn đó không thay đổi thì chất lỏng cũng sẽ không tự cân bằng được( vì chất lỏng chỉ cân bằng ở hai bình thông nhau với môi trường áp suất khí quyển trái đất, tức là môi trường lý tưởng mà chúng ta đang sống) .Khi bạn dùng bật lửa ga một thời gian, ga hóa lỏng sẽ cạn dần và áp suất trong bật lửa cũng giảm dần và khi áp suất trong bật lửa ga giảm thì nguyên lý bình thông nhau dần có giá trị trong trường hợp này, điếu đó giải thích khi còn ít ga và dốc ngược bật lửa thì mức chênh lệch ga trong bật lửa cũng rút bớt khoảng cách. Các bạn cứ thử thí nghiệm xem nhé. Nói tóm lại là khi bật lửa ga còn nhiều ga, dốc ngược bật lửa lên thì chênh lệch ga nhiều còn khi ga trong bật lửa còn ít thì khi dốc ngược bật lửa lên thì mức chênh lệch ga sẽ ít. - (Quách Tỉnh)

trong bật lửa có cả gas và không khí nữa. không khí sẽ chiếm một phần thể tích. khi dốc ngược quẹt xuống lượng không khí thoát sang hên ngăn sẽ không đều nhau(không khí nhẹ hơn gas) nên áp suất 2 ngăn cũng sẽ khác nhau. vì vậy mức gas 2 ngăn sẽ không bằng nhau. - (Gio Lth)

Muốn cân bằng thì cũng dễ - có hai cách : 1- Để bật lửa nằm trên một mặt bàn và dựng đứng lên . 2- Bơm thêm ga cho đầy cao hơn vách ngăn thì sẽ bằng thôi :) - (RC)

Vì trong bật lửa không có mặt thoáng. đó là khí bão hòa nên mọi nơi trong bật lửa đều có áp suất như nhau. - (Thang)

Can bang dc neu 2 dau deu thong nhau! - (Minh Vuong)

Ý của bạn này là gas nó bay hơi sao nó không tự cân bằng. chứ bạn ấy biết là có vách ngăn mà. Ai mà chẳng biết có vách ngăn. Nhiều bạn nghĩ là bạn ấy ko thấy vách ngăn nên cứ nhắc đến vách ngắn.
Nguyên nhân là do:
+ Gas trong bật lửa ở trạng thái hóa lỏng
+ Bên trong bật lửa phần không có gas hóa lỏng có hơi gas ở trạng thái bão hòa.
+ Khi hơi gas bão hòa nó không thể bay hơi nữa
+ Lúc này gas ở hai bên vách ngăn chỉ là chất lỏng như nước thôi
=> nó không tự cân bằng được... - (Thanh Y 7)

Không cân bằng do:
Khí trong bật lửa là LPG, có áp suất hơi bão hòa, nên khi lật ngược lại tại đầu thông nhau, có bên gas cao, bên gas thấp, nhưng áp suất tại đỉnh hai cột gas trên là như nhau, vì vậy không thông nhau. Nó khác bình thông nhau ở đó. - (taminhchau)

Sao bật lửa lại chia thành 2 ngăn mà không để 1 ngăn cho tiết kiệm nguyên liệu nhỉ? - (Nguyen Khoi)

Điều này dễ giải thích mà. Bởi vì trong bật lửa ga kín, không có chỗ cho không khí thoát ra để mực ga 2 bên trở về trạng thái cân bằng hai bên. Nếu để hở chắc chắn sẽ về cân bằng được nhưng chớ nghịch dại :D - (chinhle)

Nằm xuống là cân bằng tất. - (Rtui)

Khi đảo ngược bật lửa lại gas hai bên vẫn không cân bằng vì:
+ Hơi gas đã đạt trạng thái bão hóa
+ Giả sử một bên cao hơn bên kia thì cột gas cao sẽ đẩy gas sang cột thấp hơn nén hơi gas cột bên ít gas lại, (nhưng rất nhỏ vì lượng gas quá nhỏ)
+ Bên cột cao khí này áp suất giảm, ngăn sự di chuyển của cột gas sang bên thấp
+ bên cột thấp áp suất hơi gas tăng cũng ngăn cản cột gas dâng lên
-=> cột gas không tự cân bằng do áp suất
Cái này cũng như khi ta dùng xi lanh tiêm ấy. ta bịt kín một đầu vào và kéo nó ra thì áp suất bên trong nhỏ hơn bên ngoài nên khi bỏ tay ra áp suất bên ngoài đẩy pitton đi vào đến khi áp suất cân bằng thì pitton đứng yên - (Thanh Y 7)

Neu phan duoi vach ngan thong nhau thi 100%se can bang - (Quan Thang Bom)

nó chỉ cân bằng khi 2 ngăn đó hở, thông với bên ngoài để chịu áp lực không khí. Còn không chịu áp lực bên ngoài thì không thể cân bằng đc - (binhsd307)

Ga và không khí trong hộp ga là trong bình kín, thể tích ga và không khí là 1 con số không đổi, sao ga tự cân bằng được - (Lê Minh)

Hai ngăn thông nhau phần đáy thì mới cân bằng. Bật lửa có hai ngăn thông nhau phần trên. - (Trùm Cuối)

Các bác này cứ mang bình thông nhau ra để nói mà ko hiểu một điều: thông nhau và tự cân bằng là 2 chuyện khác nhau. Bình thông nhau luôn đảm bảo áp suất chất lỏng hay khí là cân bằng tại mọi điểm, hay nói đúng hơn là tại 2 mặt thoáng. Nếu bình kín thì áp suất mặt thoáng là không đổi, việc chất lỏng dịch chuyển chỉ là chiếm chỗ mà ko làm thay đổi áp suất. Khi không có chênh lệch áp suất thì nó cân bằng cái gì??? - (Lê Minh)

để bật lửa nằm ngang thì nó cân bằng, do trọng lực.
nguyên lý bình thông nhau không áp dụng trong trường hợp này.  - (không hiểu)

Đơn giản gas là khí hóa lỏng dạng nước mà bật lửa lại có vách ngăn kín và có mức gas thấp hơn vì vậy nó cũng như nước bình thường nên sẽ k thể cân bằng được.  - (phucnguyen)

Hung Anh tra loi chuan. - (kcthanh)

Hnay mình mới đọc bài này nhưng thấy bn nầy gà quá nha.ga trong bật lửa đã đc nén áp suất để từ dạng khí chuyển sang dạng lỏng.mà lỏng thì ko thể chảy qua vách ngăn kín đc.nv có thể cân bằng tự động nổi ko khi 2 ngăn không đc thông hai chiều.bạn muốn tự cân bằng thì bạn đặt nằm bật lửa xuống nó sẽ cân bằng cho bn xem nhé - (tuấn)

TẠI SAO LẠI CHẾ TẠO VÁCH NGĂN LÀM GÌ, NẾU ĐỂ TĂNG ĐỘ CỨNG THÌ KHÔNG PHẢI VÌ HỘP QUẸT QUÁ NHỎ - (Lễ)

Nó sẽ tự cân bằng nếu hai phần hơi bên trên cũng thông nhau. - (Tấn)

Vote cho Quyền Nguyễn Quang. ngắn gọn và chính xác. - (nam)

Câu trả lời có trên roouf nhưng các bác cho em hỏi tý: tại sao lại phải chia thành 2 ngăn mà ko để 1 ngăn chung yhooi? - (ngoc nguyen)

đúng rồi đơn giản la do áp suất mặt thoáng không băng nhau đay là nguyên lý cơ bản mà - (20031977)

Trả lời sai cả rồi. Khi dốc ngược xuống để tạo nguyên lý bình thông nhau ga trong bật vẫn không thê cân bằng. Vì trong bật chỉ có ga không có không khí nên không có áp lực để ga tự cân bằng được. Phải không nhỉ? - (dat)

vi trong moi truong chan khong ap suat bang nhau tai moi diem nen chat long ko tu can bang - (giobaotv13)

Don gian la khi ga nhe hon ko khi - (Ngoc hai)

Vay no co cai ngan do de lam gi? - (halong)

ủa, mà vì sao cần phải có vách ngăn làm gì vậy các bạn? - (Trinh Nguyễn)

0