09/06/2018, 22:56

Vì sao bóp quả trứng theo phương dọc sẽ khó vỡ? - Câu hỏi hay

Tại sao khi lấy tay bóp quả trứng theo phương nằm ngang thì nó vỡ ngay, còn theo phương nằm dọc lại không? (Nguyễn Mậu) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...

Tại sao khi lấy tay bóp quả trứng theo phương nằm ngang thì nó vỡ ngay, còn theo phương nằm dọc lại không? (Nguyễn Mậu)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Đó là do cấu tạo vật lý của vỏ trứng đã đạt được hoàn hảo để chịu lực tác động của việc khi được đẻ ra trứng sẽ bị rơi xuống và tiếp đất ở một đầu của quả trứng. Qua hàng triệu năm tiến hóa thì những quả trứng có hình dạng tròn khi rơi xuống sẽ dễ bị vỡ và không nở thành con, chỉ có những quả với hình dạng hình bầu dục như vậy mới không bị vỡ. Đặc tính này được di truyền qua các thế hệ và đạt đến hình dạng như hiện nay nhằm đạt được tỉ lệ an toàn cao nhất cho quả trứng. Mặt khác tất cả các quả trứng non (trong bụng và chưa có vỏ vôi )đều có hình tròn nhưng do quá trình tạo vỏ trong ống dẫn trứng, do lực tác động của sự co bóp đẩy quả trứng ra ngoài và sức căng của ống dẫn trứng làm cho vỏ hình thành có hình dạng bầu dục hơi nhọn ở một đầu (phía này bị ống dẫn trứng co bóp đẩy ra liên tục khiến cho nó nhỏ và nhọn) còn một đầu hơi tròn do bị nén. - (Hà Vân)

Bạn lấy giấy vẽ ra 1 cái vòng tròn hình quả trứng minh họa cho 2 trường hợp bóp ngang và bóp dọc quả trứng. Và cộng theo 1 chút kiến thức vecto lực.
TH1: Bóp theo phương dọc. Gọi lực của Ngón tay là F1, khi đó trên quả trứng sẽ xuất hiện 2 phản lực F2, F3, rõ ràng khi quả trứng vỡ thì lực F1 < F'2+F'3 ( Là hình chiếu của F2, F3 lên phương dọc, Phương trục F1), Cũng tương tụ khi phân tích lực theo phương ngang, và ta nhận xét tổng hợp lực F'2+F'3 trong khi bóp dọc sẽ lớn hơn rất nhiều khi bóp ngang ! Cái này được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật thiết kế cầu cống .... - (Manh Hung Vo)

là do tay của bạn yếu thôi.. đưa đây 1 trái 5 ngàn thôi tui bóp cho.. - (hungad ad)

lúc đi nhậu mình đã thử bóp quả trứng gà theo chiều dọc, kết quả là nồi lẩu của mình không có trứng và một bãi bầy nhầy giữa bàn nhậu  - (Phan Dinh)

Có 2 lý do: 1. Cấu trúc vòm của đỉnh quả trứng khiến lực được phân tán đều, vì thế để tác động 1 lực bóp A tại một điểm trên đỉnh cần nhiều sức hơn so với 1 điểm ở phương ngang. 2. Khoảng cách từ tâm quả trứng đến đỉnh là xa hơn so với từ tâm đến 2 bên quả trứng. Quãng đường xa hơn thì cần nhiều lực hơn. Cả 2 yếu tố trên dẫn đến bóp quả trứng theo phương ngang thì dễ hơn theo phương dọc - (Chaunhi)

Theo một chương trình Khoa Học Với Tuổi Trẻ cách đây khoảng 17-18 năm chiếu trên HTV7, thì lý do khó bóp vỡ trứng theo phương dọc là do sự phân tán lực lên kết cấu vòm hoặc vòng cung. Nghĩa là khi một lực tác động lên đỉnh vòng cung sẽ bị phân tán nhỏ ra xung quanh. Điều này cũng được ứng dụng trong các kiến trúc phương tây khi xây dựng nhà mái vòm. Hoặc là các nhịp cầu, mái vòm, vòng cung sẽ có khả năng chịu lực tốt hơn theo phương vuông góc. Bạn có thấy những cây cầu trong phim cổ trang, phía dưới là một vòng cung. Tôi xem chương trình này khi còn là một thằng nhóc học cấp 1. Và cảm thấy nó đúng cho nên nhớ tới bây giờ, có lẽ đó cũng là lý do mà ống cống cũng hay có dạng tròn và nắp cống cũng vậy ( như một câu hỏi phỏng vấn của Microsoft ngày trước). Có lẽ sẽ có người lật ngược vấn đề rằng chiều ngang của quả trứng cũng có dạng gần hình cầu, nhưng cũng xin nói luôn là theo phương ngang thì hai cánh của trứng không đều nhau, nên đây không phải là kết cấu bền theo đúng nguyên tắc phân tán lực. Vài dòng thiển cận, chia sẻ cái đã biết, có gì sai sót, niệm tình chỉ bảo. - (LangNhuocThien)

việc chịu hỏi những điều mình còn chưa biết là tốt, tuy nhiên những cái gì cần hỏi? Trường hợp câu hỏi của bạn, tôi nghĩ bạn chưa "chịu khó tìm hiểu thông tin" trước khi đặt câu hỏi, nhất là trong thời buổi có rất nhiều "cách thức" tra cứu đáp án như hiện nay.  - (Hải Nam)

Là do cân bằng lực, phương dọc quả trứng được kết cấu dạng bầu dục, chịu lực tốt, nếu dùng hai ngón tay bóp vào 2 đầu của quả trứng thì lực bóp sẽ cân bằng nên rất khó vỡ, nhưng nếu bạn đặt quả trứng xuống bàn và dùng 1 ngón tay để ấn quả trứng xuống khi đó lực tác động từ một hướng, phản lực từ mặt bàn không lớn, trứng sẽ dễ vỡ hơn... - (Đoàn Văn Huyên)

Khi bóp trứng theo phương dọc, lực bóp phải đủ lớn để chiến thắng dạng KẾT CẤU vòm này rất khỏe, còn sức tay ta khi bóp theo phương nằm ngang thì gần như mặt phẳng.. nên trứng dễ vỡ hơn nhiều,.. dù vỏ trứng này có kết cấu như nhau.. Bạn để ý tới những nhà thờ ở các kiến trúc Châu Âu có kết cấu mái vòm chịu được nhịp vượt khá lớn.. - (nhatzine)

Có ai biết trứng thằn lằn không? Khi bóp theo chiều dọc mà dơ lên để dưới ánh nắng mặt trời thì không bị bể. Hồi nhỏ tôi đã thử nhiều lần, có ai từng ở quê thử chưa? Cái này mới đáng cần mọi người giải thích nè! - (Cong)

Hình dạng của quả trứng gà là một trong những tỷ lệ hoàn hảo nhất trên Trái Đất nói riêng và vũ trụ nói chung, để miêu tả 1 cách cặn kẽ thì quá sức của mình vì liên quan tới toán học cao cấp và các lý thuyết vật lý của các thiên tài như Einstein hay Stephen Hawking....., chỉ xin nói về nó trong khuôn khổ những điều thu thập được, dễ hiểu hơn liên quan đến sự tiến hóa.......

1. Hình dạng của quả trứng gà như thế sẽ dễ trượt đi nhất (lực cản. ma sát thấp nhất) và không làm tổn thương trong hình dạng ống của ống dẫn trứng (không làm biến dạng đột ngột ống dẫn trứng), như vậy gà sẽ tốn ít sức nhất khi đẻ..... điều này là do trong quá trình tiến hóa hàng triệu năm mới có được. Hình dạng này lại chịu lực tốt nhất ở mọi hướng do có cấu trúc vòm, vì thế tât cả động vật đẻ trứng thì trứng đều có hình dạng này, nhưng tỷ lệ và cấu tạo vỏ sẽ khác đôi chút theo loài... Tất cả các sinh vật một khi đã được sinh ra trên TĐ đều phải tuân thủ theo những quy tắc vật lý và tiến hóa hoàn hảo thì mới tồn tại được....

Một số giải thích hài hước và nông cạn: Trứng ban đầu hình tròn, do con gà nó "rặn" nên ép trứng bị "méo" như thế................ vậy lúc con gà nó mệt thì trứng càng dài hay sao , trong khi tất cả các quả trứng đều y hệt nhau về hình dạng, tỷ lệ và điều quan trọng: trứng khi đã có vỏ vôi cứng thì mới được đẻ ra ngoài......

2. Hình dạng trứng gà như vậy sẽ không bao giờ lăn đi được theo đường thẳng vì bất cân xứng theo chiều ngang chứ không cân xứng hoàn toàn như hình cầu, hạn chế sự thất lạc trứng, trứng chỉ lăn theo 1 vòng tròn hoặc cứ lăn quanh quanh quẩn quẩn gần ổ gà mà thôi. Đây là kết quả của sự tiến hóa mà gà còn lưu giữ được ở các tổ tiên là loài chim đẻ trứng trên cao hoặc vách đá cheo leo.....

Tại sao bóp theo phương dài (dọc) thì trứng khó vỡ hơn phương ngắn (ngang) ?

- Trứng gà đối xứng gần tuyệt đối theo phương dài, nhưng không đối xứng theo phương ngang (vì 1 đầu nhọn hơn đầu kia), vì vậy khi tác dụng lực theo phương dài, lực sẽ được phân bố rất đều không bị chênh lệch lên thành vỏ, lực ở 2 đầu sẽ cân bằng nhau và làm cho vỏ CHỈ BỊ NÉN, bóp theo phương ngang thì lực sẽ không phân bố đều tạo xung phá vỡ cấu trúc vỏ vì lúc đó vỏ sẽ CHỊU UỐN.

Chất vôi giòn của vỏ trứng cũng giống như bê tông, chịu nén tốt hơn rất nhiều lần so với chịu uốn, vì vậy ta còn thấy ứng dụng của hình dạng vòm của vỏ trứng trong xây dựng cửa vòm, mố cầu, thậm chí một số cửa vòm không dùng bê tông mà chỉ cần xếp đá hình vòm (theo đúng chuẩn) thì cũng có thể chịu lực rất tốt........... vì khi chịu lực tác dụng từ trên xuống, các mố cầu hoặc cửa vòm bằng đá hoặc bê tông này CHỈ CHỊU NÉN MÀ THÔI.

Thêm nữa: khi bóp vỏ trứng theo 2 phương ngang và dọc, lúc đó, bán kính của đường cong chịu lực đã khác nhau, bóp vào 2 đầu theo phương dài, thì đầu trứng nơi tiếp xúc với ngón tay có bán kính nhỏ hơn khi bóp vào ngang thân trứng, 2 vòng tròn (hoặc đường cong) có cùng tiết diện thân (ở đây là chiều dày vỏ), thì cái nào bán kính càng lớn càng chịu lực kém.............lấy ví dụ 1 vòng tròn bằng kẽm phi 1mm - bán kính 1cm, và một vòng tròng y chang vậy, cũng bằng kẽm phi 1mm nhưng bán kính 10cm, ta sẽ bóp méo cái vòng tròn thứ hai quá dễ dàng so với cái thứ nhất.............. - (mientruongdaisy)

Giải thích đơn giản là lực bị phân tán đều ra các hướng . Ngày nay người ta cũng xây đập theo thiết kế mặt cầu , mỏng và bền hơn rất nhiều . - (OLA)

Còn mình thì lại rất muốn biết, vì sao bóp quả trứng theo phương nằm ngang thì nó lại vỡ ngay...? - (Egg)

tôi nghĩ vì chiều dọc quả trứng có diện tích dài hơn chiều ngang,và kết nối từng lớp,từng lớp. Nên sẽ phân tán lực dọc theo quả trứng, còn chiều ngang thì lớp ngoài là vỏ, sau đó đến lòng trứng rồi, sẽ dễ vỡ hơn. Giống như phá tường, dập ngang vào tường, tường sẽ sập, đập theo chiều dọc thì khó phá hơn. - (K n)

Là do cân bằng lực khi ta tác dụng dọc quả trứng (hình chiếu theo phương dọc là hình tròn). Nếu tác dụng lực theo phương ngang thì lực tác dụng sẽ không được phân bố đều, nên dể vở hơn (hình chiếu theo phương ngang là bầu dục) - (thechuong)

Người Hi lạp đã biết hình CUPON (Parabol) từ rất sớm để xây dựng những mái vòm lớn cho nhà thờ. Theo hình này toàn bộ lực (trọng lực) sẽ được truyền theo phương dọc trục nên vật liệu chỉ chịu nén (vỏ trứng chịu nén tốt hơn chịu kéo hoặc uốn rất nhiều nên không vỡ khi nén dọc). Vỏ trứng được cấu tạo theo hình này để chịu lực rơi khi con gà đẻ trứng. - (Tống Đức Ủy)

Vỏ trứng là chất vôi(can-xi) có tính chất cứng, giòn chịu Nén tốt hơn chịu Kéo, nếu lực tác dụng dọc theo mặt phẳng tương đối ( chiều dọc quả trứng) thì là chịu Nén sẽ lớn hơn nhiều so với lực tác dụng vuông góc vào chiều ngang, vì lúc đó vỏ trứng chịu lực Kéo - (tran thi)

Sẵn đây tôi xin nói một hiện tượng bí ẩn đó là khi bạn lấy 1 quả trứng thằn lằn cầm nó bằng 2 ngón tay xong giờ lên trời sao cho quả trứng nằm ở giữa mặt trời(lúc này hơi chói mắt ) rồi vừa nhắm 1 mắt để canh cho quả trứng luôn ở giữa mặt trời vừa dùng lực bóp vào quả trứng lúc này quả trứng sẽ vô cùng cứng bạn không thể nào bóp bể được. Các bạn cứ thử bảo đảm rất ngạc nhiên. Hiện tượng không có cánh nào giải thích được - (Thang Tctv)

đơn giản là theo kết cấu hình nêm, càng bóp thì càng chặt hơn. Giống như dạng cổng vòm chỉ đơn giản là xếp gạch chứ không cần đổ đà beton mà vẫn chịu ở phía trên một trọng lượng rất lớn. - (tran le van)

Toi khong co y kien gi het - (Phuomg Nguyen Ngoc)

Do cấu trúc của vỏ trứng (hình parapol ở 2 dầu và gần phẳng ở thân) nên lực tác động theo phương ngang, vỏ trứng chỉ chịu ứng suất cắt. Theo phương dọc, vỏ trứng chịu cả ứng suất cắt và mômen uốn. Lực tác động theo phương ngang không bị phân tán thành mômen như với phương dọc nên lực tác động không cần lớn bằng phương dọc đã khiến quả trứng vỡ. Ứng dụng việc chuyển mômen ứng xuất này trong kết cấu mà người ta đã đưa ra các thiết kế cầu cống nhằm tăng hiệu quả kinh tế (cống pi tròn chịu lực tốt hơn cống hộp, dầm mái vòm chịu tải trọng tốt hơn dầm thanh thẳng)... - (NTB)

Vì 2 đầu quả trứng độ cong nhiều hơn nên chịu lực tốt hơn. Ngày xưa người ta đã phát hiện ra điều này nên thường vòm cửa, cầu... hình cong. Còn tại sao càng cong chịu lực càng tốt thì bạn xem lại trong sách giáo khoa vật lý, phần phân tích lực. - (Minh Quân)

không biết cách bóp và không đủ lực - (Nguyễn Thành Nam)

Do đường kính.đường kính càng nhỏ thì chịu lực càng lớn. - (Kysucokhi)

Không có lý do gì mà dọc lại khó vỡ hơn ngang cả, thậm chí chiều ngang còn bền hơn.  - (Anh Dung)

Do cấu trúc của vỏ trứng, khi bóp 2 đầu, lực tác động chỉ tạo ra ứng suất nén. Khi bóp ở giữa, lực tác động tạo ra cả ứng suất kéo. Cấu trúc vỏ trứng chịu ứng suất nén tôt hơn ứng suất kéo. Vì vật bóp 2 đầu (bóp theo chiều dọc) khó vỡ hơn bóp ở giữa (theo chiều ngang). Tuy nhiên khả năng chịu ứng suất nén cũng có giới hạn. Vì vậy, nếu bạn bóp đủ mạnh theo phương dọc, trứng vẫn vỡ. - (Minh Đức)

Tại chiều dọc quả trứng có phương truyền lực gần với hướng tác động của lực hơn. Do góc này nhỏ hơn khi ta bóp ngang nên vỏ trứng ít chịu mô men uốn hơn nên khó vỡ. Ta nên biết vỏ trứng chịu nén tốt hơn uốn nhiều. - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)

Khi bóp dọc quả trứng, cấu trúc parabol sẽ chuyển phần lớn lực tác động lên đỉnh thành lực dọc, khi đó vỏ trứng chịu nén là chính. Vỏ trứng bằng đá vôi nên chịu nén ngon. Một phần nhỏ chuyển thành lực cắt ngang sẽ làm vỡ vỏ trứng nhưng khó khăn hơn.
Khi bóp ngang thì một phần nhỏ chuyển thành lực nén, một phần lớn tạo lực cắt ngang. Lực cắt ngang này làm vỡ vỏ trứng rất dễ dàng. - (Ha Noi)

Vi qua trung nam doc co hinh bau duc - (nguyen thanh hiep)

Quả trứng nhon về 2 đầu, do vậy bề mặt tiếp xúc của ngón tay đối với hai đầu quả trứng sẽ nhỏ hơn so với thân quả trứng, điều này đồng nghĩa với lực tác động của ngón tay ở thân quả trứng sẽ lớn hơn ở hai đầu quả trứng. - (khoa)

Các véc tơ lực đối nghịch nhau qua trọng tâm của quả trứng tiệt tiêu nhau gần hết nên lực tác động vào quả trứng gần = 0. - (Minh Tuấn)

rất đơn giản tại vì theo phương nằm dọc bạn thấy cứng hơn, là do tay bạn không đủ sức - (thạo)

Vi bop theo chieu doc dien tich hep hon chieu ngang - (lequyen)

Vì trời sinh ra thế - (vac)

Bóp quả trứng theo phương dọc không hề khó vỡ. Không tin bạn hãy thử xem. Năm lên 10 tuổi tôi đã thử và bóp vỡ 3 quả như thế. Bóp dọc hay ngang đều vỡ, mức độ lực bóp có khác nhau không đáng kể. - (Nguyễb Anh Tuấn)

vì nó vậy đó - (Hoang Tri Nguyen)

Bạn bóp thử lon bia thì biết chứ gì! - (Bầu Đất)

quả trứng theo chiều dọc có cấu trúc vàm đều, khi tác động 1 lực vào đỉnh vàm thì nó sẻ bị phân tán nhỏ ra nên sẻ khó làm vỡ đc. - (hqpro)

Nếu bạn "ấn" nhẹ không cần mạnh theo phương dọc quả trứng bạn sẽ hiểu ngay thôi! Bạn hãy kiểm tra bằng lực kế sẽ thất lực giữa hai ngón tay. - (Cuty)

vì cấu trúc hình vòm cung ở hàng dọc của quả trứng phân bố lực tác dụng qua mọi phía một cách đều đặn và một phần do hàng dọc vỏ thẳng thường chịu lực tốt hơn cấu trúc phẳng , vì đã phẳng mà bề mặt tiếp xúc còn rộng thì chỉ làm lực dồn vô một chỗ và lủng - (Lưu Tuấn)

rất đơn giản, cùng 1 lực F tác dụng lên quả trửng. TH1 quả trứng nằm phương ngang. Lực F tác dụng vào thành vỏ lớn, phản lực từ vỏ truyển lại nhỏ do vuông góc với lực. Th2 thí phản lực từ vỏ truyền lại lớn hơn. (giống như 1 cái tăm nằm ngang với cái tăm thẳng đứng vậy, thẳng đứng thì chịu phản lực lớn hơn - (Long)

Hãy nhìn những cây cầu bằng đá hàng trăm ở Châu Âu cũng được xếp bằng những phiến đã được đẽo cong và xếp thành hình cánh cung, nên nhớ thời đó ko có xi măng nhé. - (quanglam)

Với cùng một lực tác động, bán kính của vòm cầu tỉ lệ nghịch với áp suất. - (Viet Vu)

Minh da tung bop, ket qua la trung vang day nguoi. - (tran vu fong)

vì lực moomen đã chuyển thàh lực dọc - (hungnd91)

Theo mình là vì quả trứng có dạng kết cấu hình cầu mà đây là một kết cấu chịu lực nén rất tốt ( trog kĩ thuật gọi là kết cấu dạng vỏ ) Lực từ bàn tay ta ép vào quả trứng có dạng lực đều và phân bố đều xung quanh quả trứng... nên nếu xét tại một điểm tác dụng lực nào đó thì luôn có điểm tác dụng ngược lại với điểm này và có độ lớn xấp xỉ nhau . Lực tác dụng ngược này cũng do tay ta gây ra và có phương theo đường kính quả trứng ( đường nối liền hai đầu quả trứng á ^^ ) .... Điều này lý giải cho việc tại seo ko thể bóp vỡ quả trứng khi cầm quả trứng ở 2 đầu. - (Andrew Võ)

Minh cung da thu roi .dat 3 qua trung thanh hinh tam giac can co the nang dc coi da 32 kg ma k bi vo.ban nao k tin dat trung theo chieu doc giua long ban tay phAn gan ban tay ep thu xem cho phep bandung ca luc 2dau goi kep that manh nhung qua trung van ven nguyen - (quan)

Do cấu trúc hình vòng cung, góc chiều dọc nhỏ hơn góc chiều ngang nên chịu lực lớn hơn. - (Hai)

Do độ cong của đầu quả trứng lớn hơn nên lực ép bị phân tán nhiều hơn - (Hueeus Minh)

Trả lời thiếu hết.
1 là cấu tạo quả trứng hình bầu dục nên chịu lực tốt hơn ở 2 đầu.bạn chịu khó để ý mấy kết cấu bằng săt ở ngoài đời :đường ray,nhà xưởng người ta dùng thép I dựng đứng chứ ko cho nằm ngang, để chịu lực tốt hơn.
2 khi bạn bóp ỏ giữa quả trứng thì ngón trỏ vs ngón cái của bạn sẽ kẹp chặt hơn khi bóp theo chiều dọc quả trứng như kiểu đòn bẩy ấy, khi 2 ngón tay bạn duỗi càng rộng thì lực sẽ càng yếu.trứng cứng 1 phần,cảm giác do tay phần nữa hì hì - (học hỏi)

đối với trứng đà điểu thì bó tay luôn.... - (Song Trần thanh)

Hồi nhỏ chơi trò này nhiều, không phải bóp trứng gà mà bóp trứng thằn lằn. Kết quả mình bao giờ cũng thắng độ vì đội bạn không bóp vỡ trứng được. - (Xuân Hè)

Tất cả các câu trả lời đều hay. Dựa vào thuyết chọn lọc tự nhiên và cơ học lý thuyết để giài thích. Hai câu trà lời bổ sung cho nhau. - (nht)

Tôi thấy một số bạn giải thích đúng về kết cấu vòm. Khi bóp theo chiều dọc, phương dọc có vòm dốc hơn, vỏ trứng hầu như không bị uốn mà coi như chỉ chịu nén dọc nên chịu lực tốt và khó vỡ. Khi bóp theo chiều ngang, do vòm thoải hơn và nó sẽ bị uốn, do uốn tức chịu lực ngang nhiều nên dễ vỡ hơn. Tóm lại, khi bóp theo phương dọc là ta tác dụng lực theo chiều dọc vỏ, khi bóp ngang là ta tác dụng lực ngang vào vỏ. Điều đó giải thích được câu hỏi. - (Thangp)

Quả trứng thối là khó vỡ nhất kể cả bóp bề ngang hay dọc. Bạn đã thử chưa? - (chuster)

Nhưng luộc chín lên bóp là bể. Tại sao? - (Nan giải)

Thu bop trung vit xem - (cct)

Gà con thì hay chui ra ở đỉnh mái vòm quả trứng - (cuong)

Chiều dọc quả trứng có bề mặt tiếp xúc rộng hơn hai đầu nên chịu đựng sức ép nhiều hơn và sức ép có thể giải toả nhờ khoảng trống không khí ở phần đầu to.Phần nhọn ở hai đầu thì sức ép sẽ lớn hơn do bị tập trung vào một điểm. - (khaivo)

Áp dung tông lực theo qui tắc hình bình hành.Bóp theo phương dọc ta thấy phương các phản lực so với phương lực tác động một góc nhỏ hơn nhiều so với bóp trứng theo phương ngang,bạn thử vẻ thì ta sẻ thấy độ dài vectơ tổng cua các vectơ phản lực theo phưng dọc dài hơn nhiều so với phương ngang.nên bóp quả trứng theo phương dọc khó vở hơn phương ngang - (vu)

de thoi, vi chieu cao cua qua trung khi ta bop dung suc thi the luc yeu hon...con chieu ngang ..khoang cach nho thi bep ngay...ban co the thu voi chai nuoc ...ban bop ngang hay doc ne....neu qua trung dem nau chin ban dap be cao hay ngang ne.... - (em be ngoan)

Khi bop qua trung theo phuong doc thi tiet dien chiu luc la duong tron, tai moi diem tren duong tron ung suat phan bo deu nen do ben co hoc cao.
Khi bop qua trung theo phuong ngang thi tiet dien chiu luc la hinh elip, su phan bo ung suat khong deu tren duong elip se dan den su tap trung ung suat la nguyen nhan pha vo vo qua trung - (Tứ Hải)

Theo mình nghĩ cũng y như việc tại sao người ta xây cầu cong lên mà không xây thẳng. Cầu càng cong thì càng chịu được trọng lực tốt - (TuyKieu)

Chúng ta phải hiểu rõ vấn đề là . Nguyên nhân như sau:
+Khoảng cách theo chiều dọc lơn hơn khoảng cách chiều ngang
+Bóp theo chiều dọc thì lực trên thành vỏ trứng theo chiều dọc vỏ mà tiết diện cắt ngang thì nhỏ. Nếu bóp ngang thì ngược llại. Cho nên bóp dọc thì cần 1 lực lớn hơn khi bóp ngang để làm trứng vỡ. Chứ ko phải là ko vỡ đc - (Dương Văn Phương)

Theo ý kiến của mình thì bóp dọc sẽ làm lực bị phân tán.và thêm nữa đó là độ cong của đầu dọc quả trứng cong nhiều hơn ở bề ngang của quả trứng làm cho lực hướng tâm tác dụng vào quả trứng sẽ thấp hơn lực hướng tâm khi bóp ngang cho nên trứng khó vỡ hơn khi bóp dọc - (namle)

0