09/06/2018, 22:57

Tốc độ của sao đổi ngôi như thế nào? - Câu hỏi hay

Chỉ trong chốc lát, các ngôi sao từ chân trời nọ sang chân trời kia. Vậy có ai biết tốc độ khi đổi ngôi của các ngôi sao là bao nhiêu không? (Vũ Thanh Đông) Độc giả có câu hỏi, mời đặt tại đây ...

Chỉ trong chốc lát, các ngôi sao từ chân trời nọ sang chân trời kia. Vậy có ai biết tốc độ khi đổi ngôi của các ngôi sao là bao nhiêu không? (Vũ Thanh Đông)

Độc giả có câu hỏi, mời đặt tại đây

đây là hiện tượng sao băng mà bạn.hiện tượng sao đổi ngôi la hiện tượng một ngôi sao bừng sáng trên bầu trời nhưng ở cùng vị trí cơ(nó là một vụ nổ siêu tân tinh)
còn hiện tượng bạn nêu la sao băng:Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng). Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích (shock wave) do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa.
còn tốc độ của sao băng thì phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của thiên thạch đo' trong vũ trụ vi dụ:Sao băng Sư tử (Leonid) di chuyển với tốc độ 251.000 km/h khi lao vào khí quyển trái đất.chính vì vậy mà khoảnh khắc bạn nhìn thấy sao băng sẽ rất ngắn ngủi - (học hỏi)

Bạn này chưa thực sự hiểu về bản chất của các ngôi sao. sao đổi ngôi chỉ là câu nói cửa miệng của chúng ta mà không dùng trong khoa học, sao đổi ngôi hàm ý một ngôi sao đang sáng tự dưng biến mất, và hiện hữu nhất là sao băng, mà sao băng thực ra nó chỉ là sao chổi bay đến đâu thì bị đốt cháy đến đó nên có phát sáng và chúng ta nhìn thấy từng vệt lóe sáng phía sau của sao chổi.
Khi mình nhìn thấy sao băng bằng mắt thường tức là nó ở rất gần và đang nằm trong bầu khí quyển chính vì vậy nó bay từ hướng này sang hướng khác chỉ trong chốc lát và nó cũng chỉ tồn tại trong chốc lát rồi tắt ngấm. thực chất nó không thoắt ẩn thoắt hiện chỗ này hay chỗ khác.
Còn đã gọi là ngôi sao thì hoàn toàn khác so với sao băng mà chúng ta hay gọi là sao đổi ngôi. ngôi sao không bao giờ thoắt ẩn thoắt hiện từ chỗ này sang chỗ khác vì chúng nó đã có quỹ đạo bay và lực hấp dẫn níu kéo nhau và để đến được một chỗ khác thì mất thời gian rất lâu vì các ngôi sao thường ở rất xa chúng ta nên dù chúng dịch chuyển chúng ta cũng không nhận ra. ngôi sao gần nhất là mặt trời từ sang đến tối mới đi được từ đông sang tây. - (VanKhoi Pham)

"Sao đổi ngôi" có nhiều cách hiểu và cách gọi khác nhau. Rõ nhất và phổ biến trên bầu trời là Sao Hôm và Sao Mai. Thực chất đây là Sao Kim (Venus) thuộc Hệ Mặt trời, đứng thứ hai từ trong ra, Chu kỳ quỹ đạo là 225 ngày, chu kỳ tự quay quanh trục là 243 ngày (ngược chiều kim đồng hồ), vận tốc trên quỹ đạo của Sao Kim là 6,25km/h (chậm hơn Trái Đất). Là sao sáng nhất và xuất hiện sớm nhất vào buổi chiều nên gọi là Sao Hôm, sáng rõ nhất vào buổi sáng nên gọi là Sao Mai. Sự chuyển động tương đối với Trái Đất không nhiều hầu như không nhận ra bằng mắt thường. Sự "đổi ngôi" thực chất là do Trái đất quay nên Sao Hôm mọc ở phía Tây và Sao Mai lặn ở phía Đông không chuyển động từ Tây sang Đông như mọi ngôi sao khác. Bạn có thể quan sát điều này bằng mắt thường vào một đêm đẹp trời. - (Anh Tuấn)

Bạn lấy quảng đường đi của nó tính bằng năm ánh sáng, chia cho thời gian đi thì ra ngay ấy mà. - (DaNang)

Sao đổi ngôi là những vật thể lao vào bầu khí quyển rồi bốc cháy chứ ko phải các ngôi sao di chuyển và vận tốc của nó rất phức tạp vì phụ thuộc vào vận tốc ban đầu, góc đọ đường đi, lực cản không khí và lực hút trái đất. - (solitary man)

300000 km/giay. - (Dinh Nguyen Quang)

Thực chất sao đổi ngôi là sao sa hay sao băng. Vấn đề về sao băng trên googles có rất nhiều. Bạn có thể search để khỏi mất công mọi người CMT làm loãng nhé. Thân! - (NDT)

Câu hỏi hay đấy - (khanh)

Vẫn chưa thấy câu nào trả lời sát câu hỏi.
Ví dụ nhé, Sao băng Sư tử với tốc độ 251.000 km/h hay 70 km/s, hiện tượng sao băng xảy ra ở tầng trung lưu có chiều cao khoảng 85 km thì sao băng sư tử trong 0,5 giây sẽ quét được 1 đoạn 35 km tạo ra 1 góc (lấy bạn làm tâm) khoảng 23,7 độ (mình tính sơ bộ bằng hình học). - (_AKAI_)

Đồng chí học lại môn vật lý lớp 10 đi nhá. Tớ chỉ nói công thức này cho đồng chí tự nhớ thôi: v= căn bậc 2 của (2 * h * g) - (Tony)

44.000 dặm/h +- vài nghìn dặm - (Huế)

Do trái đất quay mà - (Tài Nguyễn)

Nó là Thiên thạch lao vào bầu khí quyển, do ma sát và bốc cháy! - (Hai)

Không rõ, nhưng chắc là rất nhanh. - (Ha Noi)

SAU KHI ĐỌC CÁC LỜI GIAI THÍCH, TÔI THẤY CÀNG THÊM RỐI. AI CŨNG CHO MÌNH ĐÚNG NHƯNG THẬT SỰ ĐẦY MÂU THUẨN - (nguyễn phúc thọ)

Khi thấy vết sao băng tức là thấy ánh sáng . Vậy chẳng phải ta đang thấy vận tốc ánh sáng là gì ? Có khi thấy sao băng nhưng thực ra xảy ra lâu lắm rồi mình mới thấy ....có những ngôi sao đã tắt từ lâu nhưng mình vẫn thấy sáng là vậy ! - (dungnguyen123456789)

Sao chổi và sao băng là khác nhau nha. Đứng chung quy là 1 - (Hanh Nguyen)

Đây là hiện tượng rơi tự do. Bạn dùng công thức vật lý mà tính là ra ngay - (donghuyen)

Vì sao đưa anh tới :-D - (duynguyen8787)

Muon biet chinh xac nhat thi hoi A. Dam Vinh Hung ay. Luc nhanh...luc cham. Hihu - (nguyenthanhsanggiaphat)

Mình từng thấy hai ngôi sao hoán đổi vị trí của nhau, - (nhanma20)

0