09/06/2018, 22:57

Tại sao tàu thủy không bị sét đánh? - Câu hỏi hay

Tôi thấy các tàu thủy hoạt động liên tục trên các vùng biển mà không bị sét đánh, dù nó có kết cấu bằng sắt và hội tủ đủ yếu tố cần và đủ để sét đánh vào. Tương tự máy bay cũng vậy. Vì sao? (Ngọc Tú) Độc giả có câu hỏi ...

Tôi thấy các tàu thủy hoạt động liên tục trên các vùng biển mà không bị sét đánh, dù nó có kết cấu bằng sắt và hội tủ đủ yếu tố cần và đủ để sét đánh vào. Tương tự máy bay cũng vậy. Vì sao? (Ngọc Tú)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Biển là cái bể tiếp địa khổng lồ, sét đánh lên tàu sẽ thoát hết qua đó. Còn máy bay thì sét có đánh nhưng người ta ứng dụng nguyên lý lồng Faradeit ( tổng điện từ trường trong lồng bằng không). Nên người và thiết bị trong máy bay không sao. - (hamilton)

Tàu thủy bị sét đánh là chuyện bình thường chứ không hiếm gặp như bạn nghĩ. Tàu càng cao (ống khói) càng dễ bị sét đánh, cũng như nhà cao tầng vậy. Máy bay thì có chất liệu nhôm nên ít bị sét đánh hơn, ngoài ra máy bay có tốc độ cao và thường không chủ động bay vào vùng có bão hay có sấm sét. Tuy vậy việc máy bay bị sét đánh cũng vẫn có xảy ra, nhưng cấu tạo của máy bay hiện đại giúp sét chỉ ảnh hưởng đến vỏ máy bay mà không gây hại cho hành khách bên trong. - (Meowerine)

Ai bảo bạn tàu thủy và máy bay không bị sét đánh vậy?
Xin mời xem discovery - (appt)

Theo tôi là có bị thiên lôi hành xác đấy..nhưng về cấu trúc của tàu thuỷ khi tiếp xúc với nước thì chính nó đã trở thành " tiếp địa" rồi bạn. Nên hầu như ko có nhiều thiệt hại đáng kể. Đấy là ý kiến của cá nhân tôi. - (Son Nguyen)

Máy bay hay tàu thủy gì cũng bị sét đánh cho tơi bời cả. Nhưng tàu thủy ít là vì vật liệu tàu dẫn điện tốt, lại được nhúng trong môi trường dẫn điện tốt nên năng lượng dễ tiêu tán, ít gây sự cố. Còn máy bay không đủ khối lượng để tiêu tán điện tích nên tiêu đời thôi. - (Chống sét số 1)

Bạn ko xem World cup ah. máy bay chở đội Tây Ban Nha về nước bị sét đánh  - (zipzx)

Máy bay và tàu thủy đều có thiết kế để an toàn khi bị sét đánh. Trên thực tế cả máy bay và tàu thủy vẫn bị sét đánh khi di chuyển qua các vùng có mưa gió. Ở phương tiện xe hơi cũng có nhiều dòng xe được thiết kế đảm bảo an toàn cho con người khi xe bị sét đánh trúng. - (Minh)

Tàu thủy vẫn bị sét đánh nha bạn. Bạn nhìn kỹ sẽ thấy tất cả tàu thủy đều có một cây cột nhọn lên giống như cột thu lôi vậy. Và kết cấu đó giúp cho tàu thủy bị sét đánh vẫn không ảnh hưởng gì. - (storm)

Tàu thủy vẫn bị sét đánh, nhưng ở mức độ ít hơn so với các mục tiêu trên đất liền. - (Capt. Quang Anh)

Bị sét đánh bình thường. - (học hỏi)

ai bảo bạn không bị sét đánh. bị đánh nhưng do có chống sét nên ko bị sao. trên mỗi tàu trên cột hành trình đều có kim thu sét. một số thiết bị dùng anten gắn trên tàu mà lắp cao hơn kim thu sét vẫn bị sét đánh và bị hư - (dien tu hang hai)

CÁc bạn không nhận được lời khuyên là khi có sấm chớp thì hãy chui vào container (thùng rỗng bằng sắt) nó sẽ bảo vệ bạn tránh được sét. Vì vậy tàu thuyền gặp mưa cứ chui xuống khoang dưới là yên tâm vì kết cấu tàu thuyền cũng có dạng khung thép kín (ko cần kín tuyệt đối) điều này đã được chứng minh. - (minh chính)

Nếu thuyền gỗ kiểu cổ điển vẫn có thể bị đánh nổ tung chảo, gãy cột buồm chứ sao ko bị? Còn tàu bằng sắt thì đánh vô tư anh chẳng bị sao. Làm sao tàu sắt lại không bị sao dễ trả lời rồi nhé

- (Dung)

tàu thủy và máy bay vẫn bị sét đánh như thường ! - (hoanghang)

Vẫn bị dính chưởng bình thường mà bạn. Máy bay bị sét đánh thì tùy tình hình phi công sẽ cho hạ cánh khẩn cấp để xử lý. - (Nguyễn Hồ Linh)

Tàu chạy trên biển như cọc thu lôi, được "nối đất", còn máy bay thì "nối đất "kiểu gì? - (KKCM)

Cụ Thiên lôi kinh lắm đó, sổ Thiên tào mà ghạch tên ai mà giao cho cụ là Cụ tìm trúng luôn ! Cụ choảng vòng qua cột thu lôi, dây chống sét được đó. Có khi Cụ hóa thành cục ( sét hòn) chui vào tận trong nhà ! Khi có mưa giông sấm sét nhiều, lấy cơm ra ăn, có khi Cụ thương Cụ tha cho. - (Điên nặng)

1 câu hỏi hay! theo mình biết thì sét là sự phóng điện từ mây xuống mặt đất (mây tích điện dương, còn đất tích diện âm) còn sấm là sự phóng điện giữa 2 đám mây trái dấu => trên biển chỉ có sấm chứ k có sét nên tàu k bị sét đánh. mong mọi người bổ sung - (ngoc do)

Các tàu thời xưa do không có hệ thống chống sét, cột buồm thường làm bằng gỗ nên hễ bị sét đánh trúng thì thường làm gẫy cột buồm - (cuongha)

Vẫn bị sét đánh như thường. Chỉ vì bạn chưa chứng kiến thôi. - (dudu)

Tôi k sợ bị sét đánh. Chỉ sợ bị vợ đánh thôi - (Phan Thanh)

tàu tiếp xúc với nước kém vì bị rỉ sét hoặc do lớp sơn. quanh thân tàu người ta gắn nhiều miếng thu sét bằng kim loại không rỉ khó phản ứng với nước biển thương là chì hoặc kẽm (giống như đóng tiếp địa của nhà cao tầng). khi nào tàu hư hỏng vào thay tôn anh em công nhân cắt miếng này đi bán ve chai rất có giá (để nhậu ) sau đó thay miếng mới - (hoaq.7)

Theo tôi nước đã dẫn điện tốt hơn không khí rất nhiều...nước biển còn tốt hơn. Nguyên tắc của chống sét là làm sao anh đưa toàn bộ nguồn năng lượng đó xuống được đất càng nhanh càng tốt....cho nên sét có đánh trúng tàu đi chăng nữa thì cũng đưa hết nguồn năng lượng đó xuống đất thông qua nước hoặc nước biển, suy ra không thiệt hại mấy cho tàu thủy nhất là tàu càng lớn thì đưa xuống càng nhanh vì dt tiếp xúc với nước lớn hơn tàu nhỏ...xin chỉ bảo thêm ạ.! - (bùi lan)

Sét vẫn đánh vào mà bạn, nhưng đã trang bị hệ thống chống sét rồi. luồng điện sẽ biến mất không gây ảnh hưởng nhiều. - (van quang)

Sao bạn biết tàu thuỷ không bị sét đánh? Thiết kế tàu thuỷ vẩn có các cột thu lôi như trên máy bay nhe bạn. - (Hung Nguyen)

bạn cứ thử ra biển chỉ tay lên trời xem có bị đánh không :) - (clouds)

Thôi đi mấy sư phụ tàu đánh cá vỏ gỗ bị sét đánh chết hoài. Mình là dân đánh cá đây - (chithanh)

Theo tôi thì máy bay bay cao hơn mấy đám mây tích điện nên ít bị sét oánh, còn tàu thủy thì sét không thèm đánh vì hơi lùn và ở trên mặt nước có điện tích không đủ nhớn cho sét quan tâm - (Ha Noi)

"Biển là cái bể tiếp địa khổng lồ, sét đánh lên tàu sẽ thoát hết qua đó. Còn máy bay thì sét có đánh nhưng người ta ứng dụng nguyên lý lồng Faraday ( tổng điện từ trường trong lồng bằng không). Nên người và thiết bị trong máy bay không sao." Bạn này trả lời chính xác - (TVQUY)

Chắc tích điện trên tàu bằng với biển nên ko xảy ra phóng điện - (Thắng)

máy bay thì có bị sét đánh nha bạn. còn tàu thủy thì mình cũng có thắc mắc giống bạn. - (thanh)

Mình nghĩ nên có một thống kê của ngành hàng hải xem thử tàu thuyền có bị sét đánh không rồi mới trả lời câu hỏi này. - (Phương)

Tàu thủy chạy trên nước, máy bay bay trong không khí. Nước và không khí cách điện tốt hơn mặt đất. Do đó máy bay và tàu thúy ít bị sét đánh hơn (cần điều kiện hiếm hơn để sét đánh trúng). Nhưng máy bay và tàu thủy lâu lâu cũng bị sét đánh trúng thôi. Ví dụ như khi lớp không khí xung quanh máy bay bị ion hóa, và dẫn điện, hoặc khi sét đang hình thành và chuẩn bị đánh xuống đất, lúc này máy bay sẽ nằm trên đường sét đánh. Đã có nhiều trường hợp máy bay bị sét đánh khi đang bay qua khu vực giông bão. Chủ yếu sẽ bị sét đánh vào đuôi, cánh, hoặc đầu máy bay (diện tích khu vục này nhỏ). - (Quang)

Bạn biết là sét đánh vào các vật cao, hay nói cách khác vật gần với nguồn sét. Thế nên Tàu % bị sét là ít. - (NHÍM Phạm)

Bạn hãy Google search "ngọn lửa của thánh Elmo" nhé - (Dương DT)

Mình là dân lái tàu,có lần bị sét đánh gãy cột,hỏng anten rada - (Tung lò Gach)


thực tế máy bay, hay tàu thủy đều có bị sét đánh bạn ạ - (tang nguyen van)

Máy bay thỉnh thoảng vẫn bị sét đánh trúng , và các tàu thủy cũng vậy . - (Góp Ý)

thiet bi dien tren tau khong co ground ( day nguoi) cung de chong lai viec bi set danh do - (azn)

cả tàu thủy và máy bay đều bị sét đánh - (trieuco2002)

Lớp vỏ máy bay được chế tạo chủ yếu bằng nhôm, một dạng vật liệu dẫn điện tốt. Với thiết kế không khe hở trên đường dẫn điện, dòng điện sẽ chỉ chạy dọc qua lớp vỏ ngoài máy bay mà không ảnh hưởng bên trong. Phi cơ hiện đại được chế tạo từ vật liệu composite tiên tiến, dẫn điện kém hơn nhôm, sẽ được lót thêm lớp sợi hoặc màng dẫn điện. Nhờ thiết kế này, cấu trúc bên ngoài máy bay và thiết bị nhạy cảm bên trong đều không bị ảnh hưởng. - (Bún)

Theo tại hạ, tàu thủy cồng kềnh dễ thiết kế cọc chống sét trong trường hợp này người ta sẽ sử dụng kim chống sét thay vì kim thu sét. Tùy vào giá thành sẽ có những kim chống sét có độ phủ cao (diện tích chống sét). Nguyên tắc hoạt động của kim chống sét thì các vị có thể google thử. Còn đất liền dễ bị sét đánh hơn đại dương vì trên mặt đất có khá nhiều kim loại, khoáng sản dẫn điện tốt hơn nước muối. - (Phạm Minh Luân)

cái gì tích điện duợc thì sét đánh thôi. Điểm tiếp xúc càng nhỏ (như cột thu lôi) và đựơc đặt cao hơn vật khác (gần tia sét hơn ) là sét đánh trước. - (Thinh Tran)

Máy bay nè. Còn tàu thì chưa biết. Chắc cũng bị đánh nhưng do sóng làm tàu lắc lư nên sét vừa đánh xuống tàu nó nghiêng qua bên khác nên bị trượt thôi. Hi hi đùa đấy. Ai biết giải thích kỹ giúp nhé. Câu hỏi hay đấy.

- (va)

Máy bay thường bay cao hơn các đám mây mang điện tích (+), bản thân máy bay thì đện trường = 0 nên không bị sét đánh. - (Quoc_59)

May bay bay tren ca tang may lay dau ma xet danh. - (java)

Tôi chưa đi tàu thủy bao giờ nhưng chắc chắn trên tàu có cột thu lôi cao hơn tất cả, khi có tia sét phóng xuống gần tàu thì thu lôi sẽ thu dòng điện sét qua dây dẫn được nối với đáy tàu. Nếu có sét đánh vào tàu thì dòng điện đi từ cột thu lôi qua day dẫn xuống đáy tàu và tản vào môi trường nước biển vốn dẫn điện rất tốt, như thế không gây nguy hiểm cho người và thiết bị trên tàu. - (tudo)

Máy bay thường bị nhiễm điện tích do masat nhưng đã có thiết bị xả điện tích và nó không nối đất nên nó trung tính với các đám mây tích điện dù âm hay dương. Nếu máy bay đủ dài để nối 2 đám mây tích điện trái dấu thì nó sẽ thành 1 sợi dây may-so bếp điện ngay tức khắc, tuy nhiên rất khó xảy ra. Nước biển dẫn điện tốt gần đồng nhất với hơi nước ẩm lên tới mây nên ít có sét, nếu có thì tàu thép cũng truyền xuống biển - (Linhduy)

Thưa các bạn tàu thủy là phương tiện dễ bị sét đang nhất do điều kiện hoạt động tren biển nhiều giông bão. Để đảm bảo an toàn khi thiết kế cũng như trong quá trình đóng trên cột đèn lái bao giò cũng có cột thu lôi. Tất cả cac thiết bị đặt biệt là sưng ten không được lắp đặt cao hơn cột thu lôi. Khi bị tia sét diễn sẽ được truỳen qua thân tàu và tiếp đia(biển) rất nhanh. Bản than tàu là một cột thu lôi. - (Nmhai)

Vẫn bị sét đánh tơi tả. Cháy hết tất cả các trang thiết bị hàng hải trên Tàu đây .  - (culi)

Không biết bạn gặp trường hợp sét đánh gần tàu mấy lần rồi.
Tàu bằng kim loại nên dễ hút sét hơn, nhưng nếu sét nó thấy chỗ khác tích điện tốt hơn thì nó đánh chỗ đó thôi, đâu phải 100% sẽ đánh vào kim loại đâu. - (thao)

Nếu các bạn có quang sát đường bay trên bầu trời thì sẻ thấy được câu trả lời. Máy bay khi gặp những đám mây lớn thường tránh và các hãng hàng không có thể sẻ hũy chuyến bay vì sự an toàn. Tại sân bay thì hay đổi hướng bay để tránh đối mặt với sét và mưa. - (anh hay)

Nói chung mọi người giải thích sơ sài hết.
Về nguyên tắc, sét là một hiện tượng phóng điện trong môi trường không khí khi mà điện thế chênh lệch giữa các đám mây mang điện tích trái dấu (+) (-) với nhau và giữa các đám mây (+) và trái đất (-). Khi độ tích điện của các đám mây càng lớn và càng tang cao khi trời mưa vì các hoạt động I-on hóa trên cao giữa các loại khí và ánh sáng mặt trời phía trên đám mây. Khi độ tích điện lớn đến mức (hàng triệu ~ tram triệu vôn) thì nó sẽ môi trường không khí bị phá vỡ cách điện và trở nên dẫn điện và nó sẽ phóng xuống điểm gần nhất của đám mây hoặc mặt đất đã có điện tích trái dấu sẵn. Khi phóng điện, nhiệt độ tia hồ quang khi phóng là rất cao nên làm giãn nở không khí xung quanh luồng sét đó rất nhanh, và nó phát ra tiếng nổ vang trời (hiện tượng như quả pháo, hay quả bom nổ do áp suất tang đột ngột)
Trong tự nhiên ta nhìn thấy được là sấm và chớp, đó là sự phóng điện trong các đám mây với nhau. Với trường hợp này khi máy bay đi qua các đám mây thì vô tình chung, máy bay dài hàng tram mét trở thành day dẫn điện trung gian giữa các đám mây, tia sét đi từ đám mây này vào một đầu máy bay và thoát ra phía sau MB lại phóng sang đám mây khác, phần lớn thì máy báy bị sét thì không việc gì (trạng thái này rất nguy hiểm cho máy bay nếu máy bay không trang bị hệ thống chống sét, hệ thống đẳng thế).
Tương tự khi trên biển có giông bão, các đám mây mang điện rất gần mặt biển, nó sẽ đánh vào đầu các ngọn sóng và tàu thuyền nổi trên biển cao hơn các ngọn sóng đó. Do tàu thuyền thường có vỏ tàu sắt tiếp xúc toàn bộ mặt nước biển (coi như tiếp đất hoàn toàn) và cột buồm bằng sắt có thu lôi trên đỉnh nên sét đc thu vào và nhanh chóng hấp thu xuống biển, nên tàu thủy sẽ an toàn hơn. Thời xưa chưa có tàu sắt, tàu gỗ sẽ bị sét đánh nhiều hơn, phát nát cột buồm ... - (Trịnh Thắng)

Tôi thấy trong phim khi tàu đi trúng lúc biển giông bão thì vẫn bị sét đánh mà. Không lẽ họ làm cho thêm phần hấp dẫn à. - (va)

May bay có cột thu sét nên không sao các ban à - (dinhcung dinhcung)

Có đấy, chỉ có điều nó không biết bạn ở đâu để nói thôi! - (longsoichieu)

Nói máy bay bay nhanh nên né được sét hay hình tròn, trơn nên sét đánh sượt thôi.. là không đúng. Còn việc chui vào container rồi ở ngoài gõ búa cũng khác với chui vào container để tránh sét. Tôi được biết máy bay được thiết kế chống sét và chống đóng băng khi đi vào đám mây. Ngay cả hạt bụi bay vào đám mây cũng tạo nên một cục nước đá. Máy bay đi vào mây bị trăm, ngàn tấn băng tuyết bám theo thì tiêu đời. Trên trời biết bao nhiêu việc phức tạp, để cho mấy máy bay của các anh "Hai Lúa" thiết kế bay thử nghiệm thì cũng như tống tiễn các anh lên thiên đàng - (Nguyễn Văn Thành)

0