09/06/2018, 22:41

Vì sao bão thường xuất hiện vào tháng 7? - Câu hỏi hay

Theo quan sát của tôi thì từ khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 hằng năm bao giờ cũng là thời điểm bão bắt đầu xuất hiện. Vì sao vậy? (Ha Huy) Siêu bão Neoguri nhìn từ vũ trụ / Bão bụi lớn tấn công Mỹ ...

Theo quan sát của tôi thì từ khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 hằng năm bao giờ cũng là thời điểm bão bắt đầu xuất hiện. Vì sao vậy? (Ha Huy)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

bão thường xuất hiện vào tháng 7, 8 lý dò là đây là thời điểm khu vực cận xích đáp tiếp xúc với anh mặt trời gay gắt nhất. Anh nắng mặt trời làm cho nhiệt độ bề mặt nước biển tăng cao, do đó mầu nước biển (phần lớn là thái bình dương ) trở nên trong xanh và đẹp hơn, tuy nhiên nó gây ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa mặt nước biển và không khí tao ra áp suất chênh lệch gây ra hiện tượng áp thấp nhiệt đới. Nếu thuận lợi (tức là trời tiếp tục nắng ) thì áp thấp nhietj đới sẽ phát triển thành bão (phần lớn bão xuật hiện ngoài biển và di chuyển dần vào đất liền) còn nếu không thuận lợi khi đi vào đến đất liền gặp luồng khí nóng từ đất liền thổi ra biển sẽ tự tan. Điều này cũng giải thích tại sao bão khi vào đến đất liền thường đổi hướng và suy giảm thành áp thấp nhiệt đới rồi từ từ tan. - (tikinhito)

Thời điểm này 2000 năm trước Sơn Tinh và Thủy Tinh đang đánh nhau, vì vậy thời điểm tháng 7, tháng 8 hay có động đất, núi lửa và giông bão. Gần đây nhất ta thấy động đất tại Song Tranh, Sơn La, núi lửa ở Nga, Mỹ ... Đây là qui luật thiên nhiên được nhân dân đúc kết hàng ngàn năm nay rồi bạn ạ. - (HC Pro)

"Thời điểm này 2000 năm trước Sơn Tinh và Thủy Tinh đang đánh nhau". Chính xác, tôi và HC Pro chứng kiến việc này.
HC Pro "chém" ghê quá. - (phong_nguyenchau)

Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió... Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão.
Bão khu vực Châu á Thái Bình Dương thì tâm bão thường hình thành ở vùng phía tây bắc của Thái Bình Dương (phía đông Philippin, cách bờ biển Philippin khoảng 3.000Km).
Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình nhiều năm có khoảng 5 – 6 cơn bão và 2 -3 ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam. Mùa bão bắt từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12. Bão thường tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9 và 10.
Hướng di chuyển trung bình của bão cũng khác nhau theo mùa. Thời kỳ nửa đầu mùa bão, quỹ đạo bão có hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, thường đổ bộ và Đông Nam Trung Quốc, Nhật Bản. Thời kỳ sau quỹ đạo thiên hướng Tây về phía Việt Nam. Trung bình, từ tháng 1 – 5, bão ít có khả năng ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Từ tháng 9 – 11, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Trung Bộ và Nam Bộ.
Ở nửa đầu mùa bão, quỹ đạo của bão ít phức tạp và ngược lại, bão thường di chuyển phức tạp trong nửa cuối mùa bão. Quỹ đạo của bão trong Biển Đông có thể được chia thành 5 dạng chính: ổn định, phức tạp, parobol, suy yếu trên biển và mạnh lên gần bờ. Trong số đó, dạng phức tạp và mạnh lên gần bờ là khó dự báo nhất. Hơn nữa, khu vực Biển Đông chịu sự chi phối của nhiều hệ thống thời tiết khác nhau nên càng làm cho việc dự báo phức tạp hơn. - (Huynh Gia)

Theo tôi hiểu thì ngắn gọn như vầy nè: Nhiệt độ cao --> khí áp giảm --> khí từ nơi khác tràn về + sự tự quay của trái đất = áp thấp nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới đủ mạnh --> bão. - (Le Son)

Câu hỏi của bác giống như hỏi tại sao mùa xuân lại xuất hiện vào đầu năm còn mùa đông lại xuất hiện vào cuối năm. - (Wii)

Tại những quốc gia có khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới ẩm gió mùa thì vào những tháng giao mùa hay có bão nhất là vào tháng 6 7 8 9, do hiện tượng chênh lệch áp xuất giữa các vùng không khi khác nhau tạo ra gió, chênh lệch càng nhiều thì gió càng lớn, trái đất ko đứng yên mà luôn chuyển động tự xoay quanh trục giả định, xoay quanh mặt trời, các luồng không khi cũng có ma sát, ( dễ nhận thấy trước khi mưa giông thường có những trận gió lớn, và trước đó thời tiết thương oi bức, nắng không nhiều nhưng rất "hầm" . Theo tui nghĩ là thế - (leanh_0166)

Vì bão nó thích tháng 7 - (lamlinh)

Trời sinh ra vậy: Chuyện càn - khôn không thể luận bàn. - (hieu1957)

Thông thường, tháng 7 là lúc nhiệt độ nước biển tăng cao vì nhiều tháng liền ko mưa, trời nóng. Khu vực bề mặt nước biển có nhiệt độ cao sẽ tiếp thêm năng lượng hình thành nên các cơn bão. - (Dương Đặng Hoàng Nam)

Quy luật tự nhiên - (that)

Câu 19: Tại sao bão xuất hiện chủ yếu vào mùa Hè và mùa Thu?
Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu). Bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy dủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26oC trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.
Người ta cho rằng bão hoạt động nhiều nhất vào thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn nhất (cuối tháng 6 đối với vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu và cuối tháng 12 đối với vùng nhiệt đới Nam Bán Cầu), nước biển cần một thời gian khá dài để đạt được nhiệt độ nóng nhất. Cùng thời gian này hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới cũng hoạt động mạnh mẽ nhất (thuận lợi cho sự hình thành và phát triển bão và áp thấp nhiệt đới). Vào thời gian này, vùng biển nhiệt đới và hoàn lưu khí quyển tương tự với chu trình ngày của nhiệt độ không khí bề mặt – nhiệt độ cao nhất vào khoảng quá trưa, và bức xạ mặt trời lớn nhất vào buổi trưa.
- (Nguyễn Hùng)

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.

Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.

Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi - (thai dien)

day la thoi diem Nguu Lang - Chuc Nu thon thuc vi nhau mong den ngay gap
Thoi diem nay la do NGuu lang Chuc nu khoc vi thon thuc nho nhau mong den ngay gap. Don gian the thoi~ - (Chuc Nu)

là tháng mà mặt trời tiếp cận với trái đất theo chiều thẳng đứng, làm trái đất nóng hơn, không khí trong lòng trái đất đượcthoát ra ở nơi tiếp giáp vỏ trái đất và hút năng lượng ở biển mạnh lên thành bão.điều này lý giải phần lớn bão biển đông hình thành ngoài khơi philippin. - (Hoàng nga)

Hiện tượng từ trường. Trái đất với mặt Trời mặt Trăng, tiếp hướng lực từ trường một số hành tinh khác. Tác động T từ trường Trái Đất và tạo lên biến đổi tự nhiên. Khi Chúng xoay quỹ đạo ở một khoảng điểm vị trí theo chù kỳ theo hiện tượng vật lý, bị tác động của địa lý. Còn hiện tượng di chuyển mưa bão theo mình suy đoán do vùng từ trái Đất di chuyển... Các bạn kiểm chứng mặt Trăng càng rõ, càng to,thì nước biển càng dâng. Và mặt Trăng càng gần trái đất. Nhật Bản hay bị động đất. Thực trình độ mình rất thấp chỉ hiểu được như vậy. Quả thực thiên nhiên thật kỳ thú và hấp dẫn. - (Giáo Hạt Hưng Yên)

Tôi nghĩ khi vùng biển đủ rộng và nắng mạnh làm nước bay hơi nhiều sẽ tạo ra áp thấp, không khí
từ các vùng xung quanh sẽ bị hút về. Kết hợp với bề mặt cong của trái đất nên các luồng không khí sẽ tạo ra xoáy thấp kết hợp với tác dụng của lực coriolis nữa nên lực xoáy ngày càng mạnh và tạo thành bão. Biển càng rộng, nhiệt càng cao thì năng lượng bão càng lớn, bão càng mạnh. Tôi la dân kỹ thuật hiểu thế, các bạn nghĩ có đúng không? - (LeeDDa)

Các bác chưa giải thích rõ. Thế tại sao gió bão lại xoắn hình tròn. Thường theo chiều ngược kim đồng hồ, có xoắn chiều ngược lại không. Cả mặt biển rộng mênh mông thế, nếu theo giải thích của các bạn thì cứ nắng nóng, trên mặt biển là tạo thành bão thì không đúng - (đức minh)

Đều do trái đất quay. ĐIều gì xảy ra nếu trái đất đứng im? - (Cóc đáy giếng)

Vì số 7 có nhiều bí ẩn - (Hải Nguyễn)

Mưa để bắt cầu ô thức cho Ngưu Lan Chức Nữ gặp nhau. - (le tuan)

Mưa bão hay vào tháng 7 là vì: Số 7 là con số không đẹp, vì thế các hãng máy bay họ đang dự tính bỏ con số 7, khi họ làm lễ cúng không dùng con số 7 nữa thì lúc đó hiện tượng mưa bão vào tháng 7 sẽ mât đi.ok - (xuan thanh)

0