23/05/2018, 15:18

Tuổi động dục của cừu

sớm hay muộn tùy từng giống. Ngay khoảng cách mang thai hai lần gần hay xa cũng còn tùy ở từng giống một. Do đó, thật khó khẳng định được chính xác tuổi động dục của cừu là khi nào! sớm hay muộn chắc chắn tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân, trong đó theo chúng lôi có hai nguyên nhân chính là: sự ...

sớm hay muộn tùy từng giống. Ngay khoảng cách mang thai hai lần gần hay xa cũng còn tùy ở từng giống một. Do đó, thật khó khẳng định được chính xác tuổi động dục của cừu là khi nào!

sớm hay muộn chắc chắn tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân, trong đó theo chúng lôi có hai nguyên nhân chính là: sự di truyền của dòng giống, và chế độ nuôi dưỡng tốt xấu ra sao.

Theo tâm lý chung của những người nuôi cừu, chắc chắn người nào cũng muốn có trong tay những giống cừu sinh sản sớm, và khoảng cách giữa hai lần sinh con không quá xa như các giống cừu Lincoln, hay Cotwold chẳng hạn…

đực

Ai cũng biết tuổi động dục của cừu đực sớm hay muộn là tùy giống. Lý do nữa là còn tùy vào sức khỏe của mỗi cá thể ra sao. Những cừu đực nào từ nhỏ đến lớn năm bảy tháng tuổi mà không tật bệnh, chóng lớn khỏe mạnh thì những con đó sẽ động dục sớm hơn những con đực đã từng mắc bệnh tật. Đã thế, còn tùy vào chế độ nuôi dưỡng nữa. Nếu ngày nào cũng được chủ cho ăn uống bổ dưỡng, no nê, được nuôi trong chuồng trại sạch sẽ thông thoáng, mát mẻ thì con đực đó sẽ có tuổi động dục sớm hơn là những con bị suy dinh dưỡng do thiếu ăn, và sống trong điều kiện tồi tệ…

Nói đến chế độ nuôi dưỡng, thiết nghĩ cũng cần đề cập đến vấn đề cừu đực nuôi nhốt hay nuôi thả: những cừu đực nuôi thâm canh, tức nuôi nhốt tại chuồng, dù có được nuôi dưỡng tốt cũng không sung sức bằng những cừu đực nuôi thả ngoài đồng. Cừu nuôi thả tuổi động dục sẽ đến sớm hơn cừu nuôi nhốt.

Nói chung, tuổi động dục của cừu đực đến vào giai đoạn từ 5 đến 6 tháng tuổi.

Hiện tượng động dục của cừu đực rất dễ nhận biết ở chỗ chúng không còn đi ăn riêng lẻ mà thường quấn quít bên các cừu cái. Nhâts là khi trong bầy đàn đang có vài cừu cái “lên giống” thì cừu đực lại càng tỏ ra lăng xăng săn đón hơn và lộ bản tính hung dữ với đồng loại, có khi với cả người chăn.

Riêng đối với cừu đực nuôi nhốt tại chuồng, dù nhốt riêng, nếu các chuồng gần đó có cừu cái “lên giống”, nó cũng đột nhiên bỏ tính điềm đạm hàng ngày mà trở nên hung hăng, lúc nào cũng chực phá bung chuồng mà ra…

Phương pháp nuôi cừu đực giống

Mới được năm sáu tháng tuổi cừu đực đã đến tuổi động dục, nhưng nếu cho cừu đực tơ đó phối giống vào tuổi này là quá sớm. Những con cừu đực cho phối giống lúc chúng còn tơ thì chỉ sử dụng được một vài năm là chúng đã suy kiệt.

cuu me

Tuổi cho phối giống tốt nhất của cừu đực là từ 15 đến 18 tháng tuổi. Những cừu đực trưởng thành này nếu tiếp tục được nuôi dưỡng chu đáo, và nhất là cho phối giống ở mức độ vừa phải (mỗi tuần phối giống từ một đến hai cừu cái) thì có thể sử dụng được đến lúc chúng 4 năm tuổi. Điều đó có nghĩa, trong bầy đàn có 50 cừu cái thì nuôi một cừu đực là đủ.

Để sử dụng con cừu đực vào việc phối giống có hiệu quả cao và dùng được lâu dài, ta cần có phương pháp nuôi cừu đực giống:

Giai đoạn 1: Từ lúc cai sữa đến tháng tuổi thứ 5

Nếu nuôi chăn thả, ta có thể cho cừu đực để giống đi ăn chung với bầy đàn trong suốt mấy tháng này. Mỗi sáng lùa cả đàn ra bãi ăn và chiều tối lùa về, ta bắt con đực giống nhốt riêng để cho ăn uống bổ sung với khẩu phần bổ dưỡng hơn gồm cỏ tươi và thức ăn tinh (cám hỗn hợp)…

Nếu từ nhỏ đã nuôi nhốt tại chuồng, trong mấy tháng đầu này vẫn nuôi chung với các cừu cái cùng lứa. Khẩu phần ăn ngoài thức ăn tươi ra, còn thêm thứa ăn tinh và các loại vitamine cần thiết như A-D-E. Ngoài ra, nên cho cừu đực tơ được vận động ngoài trời (sân phơi nắng) vài ba giờ vào buổi sáng, để chúng vận động gân cốt và hưởng ánh nắng mặt trời buổi sáng để hấp thu lượng vitamine D nuôi khung xương cứng cáp qua tia cực tím mặt trời.

Giai đoạn 2: Cừu trên 5 tháng tuổi

Trên năm tháng tuổi, cừu đực sắp đến tuổi động dục, cần phải nuôi riêng. Nói là nuôi riêng, nhưng vài ba con đực chung một chuồng vẫn được. Chỉ đến khi cừu đực đến tuổi phối giống tức đã đến tuổi trưởng thành, mỗi cừu đực nên được nuôi riêng một chuồng và chuồng phải cách xa chuồng nuôi cừu cái độ mươi thước trở lên mới tốt…

Để sử dụng cừu đực giống được bền lâu, ta nên biết cách gìn giữ sức khỏe cho chúng:

– Với cừu đực giống nuôi nhốt, mỗi ngày chỉ nên cho phối giống một lần. Trừ trường hợp con đực quá sung sức, hoặc do được nghỉ ngời lâu ngày thì mới cho phối 2 lần trong ngày mà thôi.

– Với cách thức nuôi thả, nếu con đực ăn chung với bầy đàn ngoài đồng trống, ta không thể nào kiểm soát được sự phối giống của nó, do đó cừu đực nuôi thả rất mau suy yếu. Nguyên nhân do chăn thả ngoài đồng, mỗi ngày một cừu đực có khả năng phôi giống cả chục lần hoặc hơn.

Vì vậy, nếu để cho cừu đực tự do phối giống như vậy, nhất là trong đàn đang có nhiều cừu cái ở độ tuổi sinh sản, thì chỉ sử dụng cừu đực được vài năm là nhiều. Do đó, cách tốt nhất là ta nên nuôi thêm vài cừu đực giống để… luân phiên cho theo bầy đàn. Nói như vậy có nghĩa cứ nửa tháng hay ba tuần nên cho một cừu đực theo bầy đàn, và những cừu đực khác được nuôi tại chuồng. Và cứ luân phiên như vậy.

Tuy là cho theo bầy đàn và tự do phối giống, nhưng mỗi tối trở về chuồng, con đực đó cũng được nhốt riêng để cho ăn uống bổ sung cho mau hồi sức. Hơn nữa, có nhốt riêng như vậy, nó mới không phá rối sự yên tĩnh để ngủ nghỉ của các cừu cái…

Điều chúng tôi xin quí vị lưu ý là, dù số cừu đực giống nuôi trong hầy đàn đã tạm đủ, quý vị cung nên nuôi thêm một hai cừu đực hậu bị để phòng khi cần thì có sẵn để thay. Những cừu đực hậu bị cũng phải chọn lựa kỹ theo những tiêu chuẩn mà chúng tôi đã nêu trong phần trước và cũng phải có chế độ nuôi dưỡng chu đáo…

cái

Cũng giống như cừu đực, tuổi động dục của cừu cái sớm hay muộn còn tùy theo giống, tùy theo sức khỏe của từng con và còn tùy vào chế độ dinh dưỡng của cừu. Những cừu cái khi lọt lòng mẹ đã có khối lượng cơ thể khá to, lại được bú sữa nhiều, lớn lên không vướng tật bệnh thì tuổi động dục của chúng sẽ đến sớm hơn những con ốm yếu, èo uột…

Nói chung nếu so với cừu đực thì tuổi động dục của cừu cái thường trễ hơn vài tháng và thường vào khoảng từ 8 đến 10 tháng tuổi.

Khi động dục, cừu cái không có những biểu hiện rõ rệt như cừu đực, nhưng nếu để ý ta cùng dễ dàng nhận ra những điều khác thường ở chúng. Thứ nhất là chúng tự nhiên biếng ăn, hoặc bỏ ăn. Kế đó là bộ dạng bồn chồn, mắt lơ láo nhìn ra ngoài (với cừu cái nuôi chuồng) như mong ngóng… cừu đực tới. Nếu quan sát âm hộ, ta thấy “sưng” to hơn bình thường… Cũng có trường hợp cừu cái khi động dục thường kêu to liên tục từng hồi và chồm lên phá phách chuồng… Tất nhiên, nếu lúc này cho cừu đực lại gần là cừu cái sẵn sàng đứng yên cho phối ngay.

Còn với cừu cái nuôi thả ngoài đồng, nếu sáng sớm tại chuồng ta phát giác ra chúng “lên giống” thì nhốt lại để cho cừu đực phối giống (việc này tuy tốn công nhưng có điều lợi là ghi chép được ngày phối giống của chúng để tính ngày tháng sinh con mà chăm sóc chu đáo hơn). Ngược lại, nếu cừu đang ăn ngoài bãi mà lên giống thì đành phó mặc cho chúng… tự do với nhau. Thời gian động dục của cừu cái chỉ từ một ngày đến ngày rưỡi mà thôi. Và chu kỳ động đục của cừu cái từ 16 đến 17 ngày. Nếu phối không đậu thai thì đến 16 hay 17 ngày sau, cừu cái sẽ động dục trở lại. Còn nếu đã đậu thai thì chu kỳ kế tiếp nó không có hiện tượng động dục như lần trước nữa.

Phương pháp nuôi cừu cái giống

Nuôi dưỡng cừu cái giống cũng vất vả như nuôi cừu đực giống và cũng có phương pháp riêng, nhất là từ giai đoạn cừu cái đã đến tuổi động dục. Nếu lơ là để cho cừu cái sinh sản sớm thì hậu quả sẽ rất xấu: mẹ mau xuống sức mà các lứa con sinh ra cũng èo uột khó nuôi…

Để cừu cái có khả năng sinh sản được năm sáu năm liền, ta cần có cách nuôi dưỡng chúng như sau:

Giai đoạn 1: Từ sau khi cai sữa đến tuổi động dục

Giống cừu, con cái có thân xác nhỏ hơn con đực khoảng một phần ba. Nếu cừu đực nặng 70kg thì cừu cái cùng giống chỉ nặng từ 40kg đến 45kg mà thôi. Vì vậy, nuôi cừu cái giống phải cho ăn đầy đủ và bổ dưỡng chúng mới sinh trưởng tốt được.

– Nếu hàng ngày thả ăn chung với bầy đàn ở ngoài đồng, mà tối về chuồng thấy con nào hông cỏ chưa đầy thì nên cho ăn bổ sung thêm. Vào tuổi chưa động dục, nuôi thả chung với cừu đực không có gì đáng lo.

– Nếu nuôi nhốt, cừu cái giống vào lứa tuổi này vẫn nuôi chung được với cừu đực cùng lứa.

Giai đoạn này là cơ hội tốt để ta bắt đầu chọn lựa những cừu cái mập mạnh, sống sởn sơ mau lớn, không tật bệnh để nuôi tiếp và thải loại những con chậm lớn do kén ăn hoặc do tật bệnh.

Càng mong muốn tạo dựng một bầy cừu cái giống thật tốt mà nuôi, ta càng nên thẳng tay thải loại những con không đạt chuẩn.

Giai đoạn 2: Từ tuổi động dục trở về sau

Như trên đã nói, tuổi động dục của cừu cáí tới sớm hay trễ là tùy vào giống và tùy vào nhiều nguyên nhân khác, nhưng thường thì vào tháng tuổi thứ 8 đến tháng tuổi thứ 10. Do chưa đến tuổi trưởng thành, nên dù cừu cái động dục sớm vẫn chưa thể cho sinh sản được. Phải chờ cho chúng được một năm tuổi hoặc hơn, lúc đó cho sinh sản mới tốt. Vì vậy, khi cừu cái sắp đến tuổi động dục thì phải nhốt riêng, không để cho cừu đực phối giống sớm.

Cách nuôi riêng ở đây là nuôi nhốt tại chuồng, có thể nuôi riêng từng con, hoặc nuôi năm bảy con chung một chuồng cũng được. Bỏ đi vài ba chu kỳ không cho phối giống cũng không hại gì cho việc sinh sản sau này của chúng.

Nếu cho cừu cái sinh đẻ quá sớm (trước một năm tuổi) nó sẽ mau mất sức mà các lứa con sinh ra thường èo uột, dễ vướng bệnh tật và khó nuôi. Ngược lại, cừu cái hơn một năm tuổi mới cho phối giống lần đẩu, có thể đủ sức đẻ được chín, mười lứa con, tức con mẹ đã được năm sáu tuổi. Đã thế các lứa con đa số đều mạnh khỏe dễ nuôi.

Trong thời gian nuôi riêng chờ đến tuổi sinh sản này, cũng là cơ hội tốt để cho ta loại bỏ lần cuối những cừu cái chậm động dục, có thể do bị bệnh đường sinh dục…

Đúng ra việc loại thải này, có thể phải tiến hành một lần nữa, đối với những cừu cái cho phối giống nhiều lần mà vẫn không thụ thai (do phôi chết yểu trong vài tuần hoặc cừu cái động dục mà trứng không rụng…). Trường hợp này ở trâu bò và dê cũng thường gặp.

Phối giống

Thời gian động dục của cừu cái chỉ trong vòng một ngày rưỡi trở lại. Vì vậy, trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, ta cho phối từ 2 đến 3 lần là đủ. Đó là trường hợp ta chủ động kiểm soát được.

Nên cho cừu đực lớn tháng tuổi hơn phôi giống với cừu cái mới lên giống lần đầu như vậy kết quả sẽ tốt hơn. Cừu đực già tháng tuổi, đã phối giống nhiều lần nên có… kinh nghiệm truyền giống hơn cừu đực tơ. Còn cừu cái tơ mới phối lần đầu thường nhát, ít con chịu đứng yên..,

Điều sau cùng mà chúng tôi xin lưu ý quí vị là nên theo dõi kết quả của việc phối giống của cả cừu đực lẫn cừu cái trong một vài lứa đầu để xem:

Kết quả thai nghén ra sao? Tỷ lệ đậu thai nhiều hay ít?

Các lứa con sinh ra có mạnh khỏe hay yếu ớt, và xấu đẹp ra sao. Từ đó mới đánh giá đúng của cừu đực giống và cừu cái giống…

0