23/05/2018, 15:17

Chuồng nuôi cừu

Làm chuồng nuôi cừu không cần kiểu cách cầu kỳ, miễn sao chắc chắn để sử dụng được lâu năm, và cần nhất là bảo vệ được sức khỏe tốt cho đàn cừu trong những ngày mưa nắng là đạt yêu cầu. Muốn được như vậy, ta phải tuần tự thực hiện những bước sau đây: Chọn khu đất Những vùng đất đai ẩm thấp ...

Làm chuồng nuôi cừu không cần kiểu cách cầu kỳ, miễn sao chắc chắn để sử dụng được lâu năm, và cần nhất là bảo vệ được sức khỏe tốt cho đàn cừu trong những ngày mưa nắng là đạt yêu cầu. Muốn được như vậy, ta phải tuần tự thực hiện những bước sau đây:

Chọn khu đất

Những vùng đất đai ẩm thấp không phù hợp với đời sống của cừu. Vì vậy, ta nên chọn khu đất cao ráo để làm chuồng nuôi cừu mới tốt. Đã vậy, chung quanh khu vực chuồng cừu nên tạo nhiều mương rãnh thoát nước tốt để tránh ngập nước trong mùa mưa bão. Chuồng cừu cũng không nên làm quá cách xa nhà ở, như vậy mới tiện tới lui chăm sóc và nhất là bảo vệ được .

Hướng chuồng

Hướng chuồng rất quan trọng, nếu chuồng làm đúng hướng, cừu được khỏe mạnh, mau lớn; ngược lại, nếu làm trái hướng, cừu thường bị bệnh. Với loại cừu nuôi nhốt, ta lại càng phải kỹ hơn trong việc chọn hướng chuồng cho thích hợp.

Tốt nhất chuồng nên quay mặt về hướng chính Đông hoặc hướng Đông Nam. Chuồng quay về các hướng này sẽ vừa ấm áp vừa mát mẻ, nhờ mỗi huổi sáng có ánh nắng mặt trời rọi thẳng vào chuồng nên chuồng được khô ráo, ấm áp, và các loại vi trùng, vi khuẩn thường đầy rẫy trong chuồng bị tia cực tím mặt trời tiêu diệt hết.

Kiểu chuồng

thường có hai kiểu sau đây: kiểu sàn và kiểu làm ngay trên mặt đất.

Chuồng kiểu sàn: chuồng kiểu này giống như chuồng , nhưng sàn chỉ cao hơn mặt đất khoảng ba bốn mươi phân mà thôi, do tính cừu chạy nhảy không nhanh nhạy bằng dê. Mặt sàn được đóng bằng nẹp gỗ hay nẹp tre giữa hai nẹp có kẽ hở độ 1,5cm đủ để phân cừu lọt xuống dưới đất. Sàn được nâng đỡ bằng những thanh gỗ hay bằng những thân cây tre gai già, như vậy mới chắc chắn, sử dụng được bền lâu. Chung quanh chuồng phải có vách cao từ 1,2m đến l, 5m bao bọc. Vách dù làm bằng vật liệu gì cùng phải bảo đảm chắc chắn, nếu không sẽ không chịu nổi sự xeo nạy của những cặp sừng quá khỏe của cừu. Bên trên phải có mái để che mưa nắng. Mái chuồng cừu có thể lợp lá, rơm rạ, hoặc ngói, tôn và mái phải cao hơn mặt sàn từ 2,5m trở lên như vậy mới giữ được độ thông thoáng… chuồng nuôi cừu chuồng nuôi cừu

Chuồng làm ngay trên mặt đất: chuồng kiểu này giống như chuồng trâu, chuồng bò, dựng ngay trên mặt đất, trông rất đơn sơ. Trước hết nên chọn một khu đất cao ráo, tương đối bằng phẳng. Mặt nền chuồng nên tráng xi măng có độ dốc thoai thoải để nước tắm, nước tiểu của cừu theo đó mà chảy về hướng các mương rãnh thoát nước, tránh tù đọng trong nền chuồng. Nếu không có khả năng tráng xi măng thì nên dùng gạch đá vụn (xà bần) rải lên khắp mặt nền rồi đầm kỹ cũng được. Chung quanh chuồng nếu xây tường gạch thì bền chắc, nhưng cũng có thể rào giậu bằng ván gỗ, cây gỗ tạp, đoạn gốc tre già miễn sao rào có chiều cao khoảng 1,5m là được.

Thường chuồng kiểu sàn dùng nuôi cừu nhốt (phương pháp nuôi thâm canh hay bán thâm canh), còn chuồng làm trên đất dùng nuôi cừu thả (quảng canh), chỉ nhốt cừu qua đêm hoặc những ngày mưa bão mà thôi. Tuy vậy, ta cũng nên lợp mái che cẩn thận, nếu không được toàn bộ thì cũng nên lợp mái một phần diện tích nào đó trong chuồng, để phòng khi mưa hão cừu có chỗ tránh mưa…

Ngoài những khu chuồng có diện tích rộng để nhốt hàng chục, hàng trăm con, ta nên làm thêm một số chuồng nhỏ có diện tích 2m x 3m để nhốt riêng cừu mang thai, cừu đực giống, hay cừu mới phát hiện bị bệnh để tiện chữa trị, tránh lây lan mầm bệnh sang những con mạnh trong bầy.

Trong mỗi ngăn chuồng, dù lớn hay nhỏ, ta cũng nên đặt những máng ăn, máng uống. Máng ăn có thể xây bằng gạch, bên ngoài tô kỹ xi măng, hoặc đóng bằng ván, kiểu như máng cỏ của trâu bò, nhưng kích thước hẹp hơn. Còn máng uống, nếu nuôi cừu với bầy đàn lớn, cũng nên xây bằng gạch, bên trong lót gạch men, vừa sạch sẽ mà cũng tiện lợi trong việc cọ rửa. Ngược lại, nếu chỉ nuôi với số lượng ít thì ta có thể dùng các loại thau, sô bằng nhôm, bằng nhựa, vừa rẻ tiền vừa khỏi choán chỗ.

Điều quan trọng là phải trù liệu sao cho đủ máng ăn cho cả đàn đứng ăn cùng một lúc, vì nếu không đủ chỗ, tới bữa chúng sẽ chen lấn, tranh giành nhau chỗ đứng gây mất trật tự, và con mạnh được ăn no còn con yếu sức tất phải nhịn đói. Đó là chưa nói do tranh ăn như vậy nên thức ăn sẽ bị hất tung ra ngoài, tốn hao không ít.

Muốn tránh tình trạng đó, ta phải dành cho mỗi con cừu một chỗ đứng trước máng từ 35cm đến 40cm mới vừa. Riêng với cừu đực giống và cừu cái mang thai, do nuôi riêng, máng ăn của chúng kích thước rộng hẹp ra sao cũng được, miễn lượng cỏ chứa trong đó đủ cho chúng ăn no. Cừu uống nước không nhiều, nhưng lại uống cả ngày lẫn đêm, vì vậy máng nước trong mỗi chuồng lúc nào cũng nên châm đầy và thay nước sạch luôn để chúng được uống tự do thỏa thích.

Sân phơi nắng

Với cừu nuôi nhốt, ta nên có một sân phơi nắng bên cạnh khu vực chuồng nuôi để mỗi sáng thả cừu ra đó đôi ba giờ cho chúng tự do đi lại và sưởi nắng. Sàn phơi nắng diện tích càng rộng càng tốt, nhưng dù có hẹp cũng nên dành cho mỗi con tối thiểu khoảng 2m vuông. Chung quanh sân cần rào giậu kỹ để cừu bên trong không chui được ra ngoài: một con đã chui ra thi lần lượt cả đàn sẽ chui ra hết. Trong sân cũng nên đặt máng ăn và máng uống, nhất là máng uống.

0