Phương pháp vỗ béo cừu thịt
Xưa nay, không phải chỉ riêng tại châu Âu mà ở nhiều nước trên thế giới, người ta ưa chuộng thịt cừu hơn các loại thịt được dùng phổ hiến rộng rãi nhất là trâu bò, và cả thịt dê. Do đó, từ thời xa xưa, thuở loài người còn sống với chế độ bộ lạc, với lối sống du mục, người ta đã biết khai thác ...
Xưa nay, không phải chỉ riêng tại châu Âu mà ở nhiều nước trên thế giới, người ta ưa chuộng thịt cừu hơn các loại thịt được dùng phổ hiến rộng rãi nhất là trâu bò, và cả thịt dê.
Do đó, từ thời xa xưa, thuở loài người còn sống với chế độ bộ lạc, với lối sống du mục, người ta đã biết khai thác nghề nuôi cừu thịt với những bầy đàn lớn không những hàng trăm mà là hàng ngàn, hàng chục ngàn con! Nhiều nhất là tại các vùng thảo nguyên bao la rộng lớn như ở Mông Cổ, Trung Quốc và nhiều nước vùng Cận Đông.
Ngày nay, nghề nuôi cừu thịt đã trở thành kỹ nghệ tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới, trong đó có Anh, Mỹ…
Nuôi cừu thịt cũng đã và đang là một nghề dễ kiếm tiền đối với những hộ chăn nuôi nhỏ tại những nước nghèo trên thế giới, trong đó có nước ta. Chỉ có một điều mà nông dân ta còn mơ ước là tại nước ta hiện chưa có giống cừu chuyên thịt nào…
Thắc mắc mà nhiều người cần tìm hiểu là phương pháp nuôi cừu thịt phải ra sao mới đem lại kết quả tốt, sẽ được chúng tôi trình bày tóm tắt sau đây:
Biết cách chọn loại cừu nuôi mau mập
Điều mà ai cũng biết, là không phải bất cứ con cừu nào nuối cũng mau mập. Nếu biết cách chọn lựa, có con chỉ cần vài ba tháng đã vỗ béo xong, nhưng có con nuôi đến gấp đôi thời gian đó cũng chỉ làng nhàng với mớ xương da mà thôi! Vậy thì tiêu chuẩn nào giúp ta chọn nuôi để cừu mau mập.
Nên chọn cừu cỏ những tiêu chuẩn sau đây:
– Đầu nhỏ, sừng nhỏ.
– Bốn chân nhỏ.
– Xương nhỏ.
– Da không dính vào mình (nắm chặt miếng da phía sau vai kéo lên cao mà thấy da không dính sát vào mình cừu).
Vỗ béo cừu đực tơ
Nên chọn cừu đực tơ dưới một năm tuổi để vỗ béo, nhưng phải thiến trước rồi mới vỗ béo. Vì sau khi thiến, nó không còn lẽo đẽo theo bầy cừu cái mà lúc nào cũng chỉ lo ăn và ngủ nên chóng mập.
Hơn nữa, cừu đực thiến vỗ béo lúc còn tơ sẽ cho nhiều thịt, nhất là đùi sau, và phẩm chất thịt lại vừa mềm vừa thơm ngon, lúc nào cũng được thị trường ưa chuộng.
Sau khi thiến, cừu đực trở nên thuần tính, không còn đánh lộn nhau gây thương tích, lại dễ chăm sóc. Vì vậy, trong bầy đàn cừu đông đảo, người ta chỉ chừa lại vài con cừu đực đứng chuẩn làm giống, còn lại bao nhiêu đem thiến hết để vỗ béo bán thịt. Loại cừu đực dự tính loại ra nuôi thịt này chỉ cần đến năm sáu tháng tuổi là có thể thiến hết.
Cách thiến cừu có thể làm thco lối thủ công như sau:
Bước chuẩn bị: Để sẵn các dụng cụ như dao, kéo, kìm hay kẹp (khử trùng kỹ), kim chỉ may, thuốc đỏ, bông gòn…
Nhân viên phụ trách mổ thiến phải cắt ngắn móng tay, và rửa tay sạch sẽ với nước ấm và xà bông.
Còn với cừu đực sắp thiến nên cho nhịn đói trước một ngày (ngày trước nhịn đói, ngày sau mới thiến, hoặc suốt ngày nhịn đói, chiều tối mới thiến). thit cuu
Thực hành:
Trước hốt, dùng dao bén cạo sạch lông ở bìu dái và khoảng lông phía trong hai đùi, sau đó rửa sạch bằng xà bông.
Việc kế tiếp là dùng dao bén rạch một bên bìu dái và ấn nhẹ cho hòn dái lòi ra. Lấy hai cái kìm (kẹp) một cái cặp vào cuống dái, cách xa hòn dái độ 3 – 4cm, kìm còn lại cặp ở dưới cái kia với khoảng cách vài phân, sau đó vặn cho hòn dái đứt rời ra. Cuối cùng, dùng chỉ khâu vết mổ lại rồi bôi thuốc sát trùng bên ngoài. Nếu kỹ, nên chích thuốc ngừa phong đòn gánh.
Với hòn dái còn lại, tiếp tục mổ theo cách đa làm.
Cừu thiến xong, nên nhốt vào chuồng riêng. Nền chuồng nên lót rơm khô sạch cho chúng nằm suốt một tuần hoặc lâu hơn, chờ vết mổ lành hẳn mới thả đi ăn theo đàn. Rơm lót chuồng nên thay hàng ngày cho sạch.
Với người kinh nghiệm, công việc thiến cừu không quá khó, họ chỉ cần bỏ ra mười phút đã thiến xong một con.
Với cừu đực già, ba bốn năm tuổi trở lên, muốn vỗ béo cũng phải thiến trước. Cừu đực già vỗ béo lâu hơn cừu đực tơ mà thịt lại không ngon.
Vỗ béo cừu cái
Những cừu cái không đạt chuẩn để giống nên thải loại ra vỗ béo bán thịt. Cừu cái nuôi thịt nên chộn loại cừu tơ chưa đẻ, vì chúng mau mập, thịt nhiều và thơm ngon. Những cừu cái già thời gian vỗ béo lâu hơn, mà phẩm chất thịt không ngon.
Phương pháp nuôi vỗ béo cừu thịt
Vỗ béo cừu thịt có hai phương pháp sau đây thường được nhiều người áp dụng: đó là cách nuôi thả và nuôi nhốt.
Nuôi thả
Ở những vùng cỏ sẵn những cánh đồng cỏ, những bãi chăn rộng rãi nhiều thức ăn cho cừu, người ta thường áp dụng cách chăn thả cừu thịt. Hàng ngày, tại bãi chăn cừu đã tự kiếm ăn no nê. Tối về chuồng, chủ nuôi chỉ cho ăn bổ sung một ít lúa, bắp hoặc thức ăn tinh, khiến con nào cũng no nê. Cách nuôi này đỡ tốn kém, nhưng phải mất năm sáu tháng cừu mới béo tốt được.
Nuôi nhốt
Nếu nuôi nhốt tại chuồng, ta phải cho cừu ăn ngày ba bữa no nê. Sau mỗi bữa ăn cỏ lá, cừu được uống nước cám (khoảng 100gr đến 150gr cám hỗn hớp pha vào nước cho uống). Còn máng nước uống lúc nào cũng đầy đủ để cừu được uống thoải mái.
Để bảo vệ sức khỏe cho bầy cừu, ta phải:
– Giúp chúng được sống yên tĩnh, hàng ngày chỉ có mỗi mội việc “ăn no ngủ kỹ”
– Mỗi sáng lùa ra sân phơi nắng cho vận động một vài giờ.
– Tắm chải có định kỳ: tuần vài lần trong mùa nắng, và một lần trong mùa mưa (lúc trời nắng ráo).
Ngoài ra, phải năng làm vệ sinh chuồng nuôi, bằng cách hàng ngày quét rửa sạch sẽ…
Vỗ béo cừu theo cách nuôi nhốt thường chỉ cần ba bốn tháng là đạt kết quả, nhưng lại tốn kém thức ăn.
Sau khi được vỗ béo, nhìn vào phần mông, phần đùi và lưng của cừu đều thấy nung núc những thịt. Mông chúng vừa dài vừa rộng, đùi nở lo, lưng cũng dài và rộng, phẳng, sau vai và hông không có chỗ hõm vào. Nếu đặt bàn tay trên lưng cừu mà thấy bắp thịt dầy lên là biết cừu đã mập và thịt lại mềm.
Với cừu mập, tỷ lệ thịt xẻ rất cao, thơm ngon