23/05/2018, 15:17

Sản phẩm từ da đà điểu

Da được coi là một trong những loại da xa xỉ nhất. Thậm chí, một số phần da trên cơ thể nó có chất lượng tương đương với da cá sấu và da rắn. Da đà điểu dày và bền nhưng lại rất mềm nên có thể làm được nhiều loại sản phẩm như giầy, túi, ví áo vét. Làm tăng tối đa giá trị của da đương nhiên là diều ...

Da được coi là một trong những loại da xa xỉ nhất. Thậm chí, một số phần da trên cơ thể nó có chất lượng tương đương với da cá sấu và da rắn. Da đà điểu dày và bền nhưng lại rất mềm nên có thể làm được nhiều loại sản phẩm như giầy, túi, ví áo vét. Làm tăng tối đa giá trị của da đương nhiên là diều cần thiết dối với các nhà chăn nuôi. Phải vô cùng cẩn thận trong tất cả các bước xử lý da đà điểu như: lột da, thuộc da, phân loại và đóng gói. Giá trị thành phẩm của da đà điểu có thể bị giảm rất nhiều do quá trình xử lý da kém hoặc không khéo.

Lột da đà điểu

Phương pháp lột da rất quan trọng vì nó giúp tạo ra hình dáng của miếng da. Diện tích mẫu da trên thị trường tiêu thụ có vai trò quan trọng hơn nhiều so với các miếng da thông thường. Cách rạch những vết mổ đầu tiên trên người con đà điểu sẽ quyết định giá trị của tấm da thu được.

Mục đích của những nhát rạch tỷ mỉ tiếp theo sẽ làm tăng tối đa các vùng có lòng trên da và tăng tổng diện tích của tấm da lột được.

Cách lột da đà điểu

Con đà điểu được treo đầu chúc xuống và phần bụng quay về phía người lột. Rạch một đường thẳng ồ giữa bụng đi từ gần hậu môn qua giữa bụng và mặt dưới cổ tới điểm nối giữa đầu và cổ. Da đầu được tách ra bằng cách cắt đứt da xung quanh cổ (nếu lúc mổ chưa cắt đầu). Với phần cánh, rạch một đường từ đầu nhọn của cánh thẳng theo giữa mặt dưới của cánh tới đường cắt ở giữa bụng. Ở phần đùi, đầu tiên rạch một nhát xung quanh khủy nhân, sau đó rạch một đường thẳng dọc phía trong đùi tới khi gặp đường cắt giữa Hình dạng của một tấm da đà điểu nguyên vẹnHình dạng của một tấm da đà điểu nguyên vẹn

bụng. Bây giờ có thể lột riêng da khỏi thịt một cách cẩn thận. Nên giảm bớt việc dùng dao lột những phần không thể dễ dàng lột da ra khỏi cơ thể. Gác vết rạch hoặc vết dao khía trên da có thể làm cho giá trị của tấm da trên thị trường bị giảm rất nhiều. Hình trên là hình dạng của toàn bộ một tấm da đà điểu nguyên vẹn.

Trước khi bắt đầu rạch các nhát rạch trên da, có thể dùng máy nén hơi để giúp cho việc lột da được dễ dàng hơn. Trong trường hợp đặc biệt này, ta rạch một vết nhỏ ở khuỷu chân của đà điểu, luồn vòi của máy nén qua vết rạch đó xuống dưới da một đoạn dài 10- 15 cm về phía bụng. Dùng một cái dây buộc xung quanh cổ ở chỗ gần với đầu và dùng một tay nắm thật chặt và kín vết rạch ở khuỷu chân. Theo cách này, toàn bộ da đà điểu sẽ kín nên khi dùng máy nén để bơm khí vào áp suất sẽ tăng lên từ từ làm phồng da. Để tránh làm rạn nứt da, áp suất nén không được vượt quá 10 kg/cm2. Sau khi bơm khí da sẽ bong ra khỏi khối thịt và cơ quan của cơ thể. Khi đó tiếp tục tiến hành rạch để lột da theo các đường như đã trình bày ở trên.

Để lột da ở phần chân đà điểu, ta rạch một đường thẳng từ phía sau khuỷu chân xuống qua phần nệm chân tới móng chân và cắt một đường xung quanh ngón chân, ở chỗ đầu ngón chần giáp với móng.

Sau đó cẩn thận lột da ở phần chân này sẽ lột được một miếng da tách rời với các vảy hình chữ nhật.

Ướp muối

Sau khi lột da, cần phải dùng dao cùn để lọc bỏ hết những phần mỡ, thịt v.v…còn dính trên da. Tốt nhất nên trải tấm da lên tấm ván phẳng rộng để lọc. Nếu không lọc bỏ phần mỡ, thịt còn dính trên da thì có thể làm giảm hiệu quả của quá trình ướp muối và sẽ không thuộc da được đều. Nếu trên tấm da thành phẩm còn có những vết ố của mỡ thì điều đó chứng tỏ là quá trình xử lý kém hoặc thiếu trình độ chuyên môn. Nên giũ qua tấm da để rửa sạch các vết máu trước khi đem ướp. Ngoài ra, khi chưa phơi, da dễ bị thối mục rất nhanh ngoài không khí vì vậy phải tránh để chúng lâu ngoài không khí nếu không sẽ rất khó có thể cứu vãn được những tổn thất do da bị phân hủy. Tuy nhiên, cần phải làm mát da bằng cách đặt chúng trên mặt đất từ 15-20 phút ở một nơi sạch sẽ, râm mát.

Lý do chính trong việc ướp muối là để giữ cấu trúc chắc khỏe của nó cho tới khi khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi thuộc da. Quá trình ướp muối hay bảo quản da sẽ làm giảm độ ẩm của da tới khoảng 15 phần trăm. Hàm ẩm này thường đạt được bằng cách ướp muối, cách này cũng làm ngừng sự phát triển của các vi khuẩn. Tuy nhiên nếu da quá khô thì nó lại giòn và dễ gãy đồng thời cũng rất khó làm cho ẩm lại trong quá trình thuộc da.

Ướp muối ướt là biện pháp thường được áp dụng cho da đà điểu. Để thực hiện việc này, cần có một khu nhà thoáng gió có nền không thấm nước để xếp da ướp. Da được ướp bằng loại muối ăn không có iốt hoặc muối mỏ (natriclorua) với tỷ lệ từ 2 – 2,5 kg muối trên 1 kg da tươi đã lột. Các tấm da nên được xếp phẳng phiu (xếp mặt da bên trong quay lên phía trên) trên một tấm gỗ cách nền nhà ít nhất là 6 cm. Sau đó phủ một lớp muối sạch lên trên. Cũng có thể xếp các tấm da gối lên nhau, mỗi lớp dày 2 – 3 cm (thường xếp mặt da tiếp xúc lớp thịt lên phía trên). Thời gian ướp kể từ sau lúc phân loại và làm mát da xong tới khi đưa đi thuộc da là từ 60-70 giờ.

Cần phải chú ý giữ vệ sinh trong quá trình lột da, ướp muối và bảo quản da. Các vi khuẩn Halophilic sống được trong môi trường muối có thể phát triển trên các tấm da đã ướp muối ướt. Trong quá trình phát triển, một số loại vi khuẩn nói trên có thể tạo ra các vết có màu làm ảnh hưởng tới chất lượng da thành phẩm. Các vi khuẩn này là loại vi khuẩn tạo ra màu và chúng thường phát triển tạo ra các đám màu đỏ hoặc màu cam ở mặt trong của tấm da. Các đám màu như vậy thường xuất hiện trên da khi quá trình ướp để lâu hơn 72 giờ, đặc biệt là trong các điều kiện thời tiết nóng ẩm. Để tránh bị các đám màu đỏ trên da thì cần phải hết sức giữ vệ sinh, thời gian bảo quản ở nhiệt độ môi trường phải ở mức tối thiểu và da phải được xử lý bằng các chất khử trùng.

Phân loại

Có một số điểm cần phải cân nhắc trong khi phân loại da được ướp muối ướt. Những đặc điểm này được thể hiện thông qua mức độ phù hợp của mỗi loại da trong quá trình sản xuất chúng. Các thông số để phân loại da giữa các nước chỉ khác nhau chút ít, nhưng nói chung đều được chia thành 4 đến 5 loại (loại thứ 5 đang bị loại bỏ). Các đặc điểm đối với da ướp muối ướt có thế được tóm tắt như sau:

– Hiệu quả và chất lượng trong quá trình lột da.

– Hình dạng của bộ da. Một bộ da phải nguyên vẹn cả phần đùi, cánh và cổ. Hình dáng của bộ da bị ảnh hưởng lớn bởi cách thức và sự lành nghề trong quá trình lột da.

– Sự khiếm khuyết và mức độ khiếm khuyết của da. Ví dụ, các vết sẹo, vết cắt, lỗ, các lỗ chân lông bị viêm và các vết rạch.tui da da dieu

– Chất lượng của quá trình ướp muối, kể cả giai đoạn xử lý da trước khi ướp.

Da được phân thành các loại, một, hai, ba, đôi khi là loại bốn và loại phế liệu một cách phù hợp, chất lượng cao nhất là những bộ da tươi, được ướp muối tốt và có kích thước nguyên vẹn với những vết rạch chuẩn.

Do không được dính mỡ, thịt, các vết máu và chân lông không bị viêm, không có các vết rạch, lỗ, các vết màu long đỏ hay bất cứ một khuyết điểm nào khác nên tùy theo kích thước và vị trí của các vết khiếm khuyết trên da mà chúng được phân thành loại hai, loại ba …và loại phế liệu. Theo giá trị tiền hiện nay, mỗi phút vuông da (0,09 m2) giữa hai loại chênh nhau 5 đôla (giá bán mỗi bộ da loại xấu hơn giảm đi khoảng 90 đôla).

Đóng gói và bảo quản

Ngay sau khi phân loại có thể đóng gói và bảo quản da chờ tới khi đem bán để thuộc da và sản xuất tiếp. Có thể gấp các tấm da tại thành cỡ khổ A4 (29, 7 x 21 cm) hoặc cuộn tròn theo chiều rộng. Những miếng da đùi hoặc da chân sẽ có gấp khúc ở khuỷu chân. Da phải được bảo quản trong các phòng lạnh cho tới khi đem bán.

Thuộc da đà điểu là một công việc rất khó khăn vì đà điểu có các lớp mỡ dự trữ rất dày nằm ngang thớ dưới lớp da ở phần đuôi và cánh. Hơn nữa, quá trình, thực hiện thường cần nhiều người vì hình dạng của bộ da không bình thường và các chân lông đuôi, cánh lại rất sâu.

Các sản phẩm từ da đà điểu

Da đà điểu có nhiều hoa văn đặc biệt to như cỡ hạt thóc. Bốn mươi phần trăm diện tích tấm da có các vết chân lông to, còn sáu mươi phần trăm còn lại thì có những đường vân giống như phần da ở lòng bàn tay người. Các nhà thiết kế lành nghề thường kết hợp các hoa văn này với nhau trong các đồ bằng da đà điểu.

Tùy theo cách chọn da đúng, phần da trên mình con đà điểu thường thích hợp cho việc làm các loại túi sách tay, thắt lưng, đồ du lịch, cặp, giầy, các đồ da nhỏ, bọc bàn ghê trong văn phòng, bọc đệm và áo vét. Hiện không có loại da nào khác có nhiều ứng dụng hơn da đà điểu.

Da trên mình đà điểu thường được gia công hoàn hảo dưới hai hình thức.

– Dạng hơi mờ (loại 1) – Da được nhuộm toàn bộ và đánh bóng một phần.

– Dạng láng bóng – da được nhuộm và đánh bóng hoàn toàn.

Da đùi của đà điểu thường được đánh rất bóng và sơn bóng. Một phần nhỏ là để mờ.

0