Các bệnh do vi khuẩn gây ra cho đà điểu
Nhiễm trùng rốn và nhiễm trùng lòng đỏ trứng Đây là một loại bệnh chủ yếu do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Khi bị nhiễm khuẩn trong vùng rốn thì gọi là nhiễm khuẩn rốn còn nếu bị nhiễm khuẩn ở lòng đỏ của trứng thì gọi là nhiễm khuẩn lòng đỏ. Các bệnh nhiễm khuẩn này là nguyên nhân chủ yếu ...
Nhiễm trùng rốn và nhiễm trùng lòng đỏ trứng
Đây là một loại bệnh chủ yếu do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Khi bị nhiễm khuẩn trong vùng rốn thì gọi là nhiễm khuẩn rốn còn nếu bị nhiễm khuẩn ở lòng đỏ của trứng thì gọi là nhiễm khuẩn lòng đỏ. Các bệnh nhiễm khuẩn này là nguyên nhân chủ yếu làm cho con non bị chết trước và sau khi nở. Bệnh được biểu hiện bằng triệu chứng sưng rốn, lòng đỏ không hoàn chỉnh.
Bệnh có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Vì lòng đỏ trứng là trọng tâm của sự nhiễm khuẩn nên nhiều phôi đã bị chết trước khi nở, thường là vào cuối giai đoạn ấp. Nếu là dạng cấp tính thì con non đột nhiên chết rất nhanh sau khi nở và vẫn có thể bị chết trong sáu tới bảy ngày sau. Với dạng bệnh mạn tính thì các con non chậm lớn vạ có nguy cơ chết sau khi nở ba tới bốn tuần.
Sự nhiễm khuẩn trứng do dính phân trong quá trình ấp được coi là nguồn nhiễm khuẩn nghiêm trọng nhất, và bệnh lại càng tăng khi đặt trứng bẩn vào trong lò ấp lây nhiễm khuẩn sang các quả trứng khác do vi khuẩn chui qua vỏ trứng vào bên trong. Độ ẩm trong lò ấp cao cũng làm tăng tốc độ nhiễm khuẩn. Nhiệt độ ấp thấp sẽ làm tăng tỷ lệ chết của phôi.
Các triệu chứng: Con non có triệu chứng bụng bị phình to, rốn sưng, ướt và cơ thể yếu ớt. Nếu bị nhiễm khuẩn cấp tính thì con non đột nhiên chết vài ngày sau khi nở. Nếu bị nhiễm khuẩn mạn tính thì các con non sẽ chậm phát triển hoặc phát triển không hoàn thiện, giảm trọng lượng kèm theo bị mất nước và có thể chết sau khi nở từ ba tới bốn tuần.
Điều trị và theo dõi
Vi khuẩn Escherichia coli rất nhạy cảm với các loại thuốc khang sinh (ví dụ như ampicilin và cloramphenicol). Tuy nhiên, việc điều trị lại có thể trở nên vô hiệu trong trường hợp bị nhiễm khuẩn cấp tính vì những con non bị nhiễm khuẩn nặng có thể sẽ bị chết ngay san khi nở khi chúng vẫn chưa tập ăn, uống. Với dạng bệnh mạn tính, ngay khi chẩn đoán xong, những con non bị nhiễm khuẩn phải được tách nuôi riêng ngay lập tức (để tránh lây nhiễm sang con khác) và được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với việc cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Chắc chắn cách tốt nhất để chống chọi hoàn toàn với bệnh này là tránh nhiễm khuẩn bằng cách thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn cao về vệ sinh. Các nhà chăn nuôi phải cẩn thận tẩy trùng toàn bộ các trang thiết bị, tạo ra một thói quen thường xuyên là sát trùng và tẩy uế các lò , trứng và các khu vực để trứng.
Ngộ độc thức ăn
Nguyên nhân bệnh là do ăn phải các độc tố tiết ra từ Clostridium botulinum – một loại vi khuẩn gây ngộ độc có thể dẫn tới cái chết. Loại phổ biến nhất gây tử vong cho là độc tốC.
Triệu chứng: Buồn ngủ, yếu ớt, đi loạng choạng là các dấu hiệu đầu tiên. Tùy theo lượng chất độc ăn phải mà có thể dẫn tới bị liệt hoàn toàn chân, cổ và cánh và cuối cùng làm cho đà điểu bị chết.
Điều trị dùng loại thuốc kháng lại độc tố c có thể giúp những con đà điểu bị ngộ độc khôi phục sức khỏe gần như hoàn toàn. Ngoài ra, cũng có thể tiêm chủng ngừa cho đà điểu các thuốc bảng độc c có chứa chất kháng nguyên Clostridium. Có thể ngăn ngừa bệnh này bằng cách chăm sóc đà điểu đúng quy định.
Bệnh than
Đà điểu là loài vật nhạy cảm với bệnh than. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn sốt cấp tính hoặc cấp tính nặng và có đặc điểm là gây nhiễm trùng máu, có thể chết rất nhanh. Bệnh phân bố trên khắp thế giới, đặc biệt ở những vùng có nhiệt độ không khí trong khoảng 36-42°C và độ ẩm tương đối trên 60%. Bệnh truyền nhiễm chủ yếu thông qua các loại khuẩn hình que hoặc bào tử, ngoài ra, bệnh còn truyền qua ruồi cắn.
Các triệu chứng: Đà điểu bị nhiễm bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, yếu ớt và mê sảng. Họng cũng có thể bị sưng phồng. Triệu chứng, này kèm theo nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Chúng dễ bị chết khá nhanh với triệu chứng chảy máu từ lỗ mũi và lỗ huyệt. Công việc chẩn đoán được thực hiện bằng cách lấy các mẫu máu đưa đi nhuộm màu (thường là xanh metylen) sau đó đem soi dưới kính hiển vi. Ngav sau khi đà điểu chết, có thể lấy các miếng gạc thấm máu chảy ra từ lỗ mũi hoặc lỗ huyệt của chúng đưa đến phòng xét nghiệm để tìm vi khuẩn. Nếu con đà điểu đã được điểu trị bằng thuốc penicilin thì sẽ không tìm thấy vi khuẩn trong máu nhưng lại có thể tìm thấy ở trong huyết thanh và lá lách.
Điều trị và phòng bệnh: Penicilin là thuốc điều trị rất hiệu quả nếu cho đà điểu uống sớm ngay sau khi sốt. Việc khống chế bệnh phụ thuộc vào kết quả chắn đoán đúng, xử lý những con đà điểu bị chết đúng cách (như hỏa thiêu, chôn, tiêm vắc xin) và kiểm tra những con đà điểu không được tiêm vắc xin hoặc những con đưa đến từ những vùng có bệnh. Bào tử dùng làm vắc xin có thể tạo ra khả năng miễn dịch sau một tuần và kéo dài trong một năm. Vắc xin này nên dùng ở những vùng đã được công nhận là có bệnh than.
Bệnh nhiễm vi khuẩn campylo
Đây là một bệnh mới và cực kỳ nghiêm trọng ở đà điểu. Bệnh do vi khuẩn gram dương Campylobacter jejuni gây ra và là một loại bệnh chuyển từ bán cấp tính sang mạn tính. Bệnh có thể gây khả năng chết cao đối với đà điểu từ mười ngày tới bốn tháng
Các triệu chứng: dấu hiệu lâm sàng là đà điểu không muốn ăn và nước tiểu có màu xanh. Con đà điểu ốm sẽ có biểu hiện uể oải, biếng ăn, ốm yếu suy nhược dần và thường chết trong vài ngày.
Chẩn đoán: kiểm tra đà điểu chết bệnh thấy gan bị hủy hoại, tràn dịch màng ngoài tim và tích tụ huyết thanh trong bụng. Kiểm tra mô thấy các tế bào gan bị hủy hoại rộng và phổi bị sung huyết.
Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh (các loại có phạm vi rộng) pha trong nước uống với trường hợp bị mạn tính còn với dạng bệnh bán cấp tính thì phải tiêm (xem phần nhiễm khuẩn từ lòng đỏ trứng).
Hoại tử ruột (hay lở loét ruột)
Đây là một bệnh cấp tính có thế gây ảnh hưởng tới đà điểu ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn gram âm Clostridium perfringens thể loại c gây ra, còn loại vi khuẩn Clostridium colimum thì đã bị loại trừ khỏi đà điểu nhỏ. Bệnh lây truyền nhanh qua phân, qua tiếp xúc trực tiếp và đôi khi do ăn phải bùn đất.
Các triệu chứng: thể hiện lâm sàng ở đà điểu là đột nhiên mệt mỏi, biếng ăn và chết trong vòng 48 giờ. Với con non, khả năng chết có thể xấp xỉ 100 phần trăm.
Điều trị: thông thường nên dùng thuốc phòng ngừa là Streptomicin với liều lượng 0,5g pha trong một lít nước uống (hoặc 60 g trong một tấn thức ăn), 100g Bacitracin trong một tấn thức ăn hoặc 500 g Cloramphenicol trong một tấn thức ăn. Nên cho đà điểu uống Penicilin (hoặc thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicilin) sớm ngay khi nghi đà điểu bị nhiễm bệnh thì sẽ rất hiệu quả.