23/05/2018, 15:17

Các bệnh rối loạn dinh dưỡng ở đà điểu

Đối với , thiếu hoặc rối loạn chất dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều bệnh. Ví dụ rối loạn dinh dưỡng xảy ra khi một lượng dinh dưỡng nào đó trong thức ăn thiếu không đủ đáp ứng nhu cầu của đà điểu; trong khẩu phần ăn hàng ngày có một chất thừa hoặc có chất ngăn cản khả năng hấp thụ hay làm giảm giá trị ...

Đối với , thiếu hoặc rối loạn chất dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều bệnh. Ví dụ rối loạn dinh dưỡng xảy ra khi một lượng dinh dưỡng nào đó trong thức ăn thiếu không đủ đáp ứng nhu cầu của đà điểu; trong khẩu phần ăn hàng ngày có một chất thừa hoặc có chất ngăn cản khả năng hấp thụ hay làm giảm giá trị của chất dinh dưỡng khác; hoặc quá trình chuyển hóa ở đà điểu bị rối loạn do tác động qua lại giữa chế độ ăn hàng ngày, môi trường và các yếu tố về di truyền học.

Khi thiếu hoặc rối loạn một chất dinh dưỡng vi lượng, chẳng hạn như vitamin hoặc một nguyên tố vi lượng khác thì ở đà điểu sẽ xuất hiện hội chứng riêng biệt thể hiện rất rõ. Các nguyên tố vi lượng và các vitamin tan trong nước là những thành phần thiết yếu của hệ enzym. Trong khi đó, các vitamin tan trong mỡ thì giúp duy trì chức năng và độ bền của màng mô. Nếu thiếu các chất dinh dưỡng này thì sẽ gây mất cân đối giữa tỷ lệ các chất dinh dưỡng có liên quan.

Những rối loạn về dinh dưỡng nói trên thường chỉ hay gặp nhất trong điều kiện chăn thả tự nhiên. Nên lưu ý rằng, ở nơi chăn nuôi có áp dụng kiến thức khoa học trong việc phối trộn thức ăn theo chế độ ăn hàng ngày cho thì rất hiếm trường hợp làm cho chúng bị thiếu dinh dưỡng. Nếu có xảy ra trường hợp thiếu dinh dưỡng thì thường là do vô ý thức trong khi bổ sung hoặc bảo quản chất dinh dưỡng (vitamin có thể không bền nên bị phân hủy trong quá trình bảo quản) hoặc do chế đọ ăn hàng ngày ít ngũ cốc. Tuy nhiên, những rối loạn về dinh dưỡng cũng có thể xảy ra do chế độ ăn hàng ngày thừa một số vitamin và khoáng chất.

Vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển, thị lực và tránh trầy xước các màng nhầy. Vì niêm mạc của các hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và hô hấp là các màng nhầy nên những tổn thương ở các vùng này chủ yếu là do thiếu vitamin A. Các khoang nhầy kín trong màng kết (ở mắt), xoang mũi, thực quản và khí quản trở nên sừng hóa và mất chức năng. Ngoài vai trò bảo vệ khỏi trầy xước các màng nhầy, vitamin A còn bảo vệ chống nhiễm khuẩn bằng cách kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể.  Ở những con đà điểu thiếu vitamin A thì các triệu chứng nhiễm bệnh khác thường thể hiện rõ, đặc biệt ở hệ hô hấp, tiêu hóa và thận. Đối với đà điểu nhỡ, thiếu vitamin A sẽ làm cho xương phát triển không bình thường (xương và sụn phát triển không có trật tự), thiếu thừa vitamin A cũng rất tai hại. Nó làm cho xương bị dị dạng và tổn hại tới màng mô.

Các triệu chứng, với đà điểu trưởng thành, các triệu chứng và tổn thương do áp dụng chế độ ăn thiếu vitamin A trầm trọng thường thể hiện trong thời gian từ hai tới ba tháng. Các triệu chứng đầu tiên là ốm yếu, lông bù xù, cả sản lượng trứng và khả năng nở của trứng đều giảm. Trong các trường hợp nặng hơn, đà điểu bị chảy nước mũi và có một chất nhầy màu trắng tích tụ lại trong mắt làm giảm thị lực của chúng. Những phôi thai bị dị dạng như là đầu quá to, thiếu một hoặc cả hai mắt chính là do chế độ ăn hàng ngày của con mẹ bị thiếu vitamin A. Khi nở ra, các con non có các biểu hiện đặc trưng không rõ ràng về bệnh thiếu vitamin A như chậm phát triển, ốm yếu và lông phát triển kém.

Điều trị: bổ sung vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày với tỷ lệ 12.000 IU/kg. Quá trình hấp thụ vitamin rất nhanh và những con đà điểu chưa bị thiểu năng sẽ nhanh chóng hồi phục.

Vitamin D

Vitamin D này có tác dụng như là xúc tác cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể giống như hoormon. Nó kích thích quá trình vận chuyển và hấp thụ canxi cũng như photpho từ ruột tới bộ xương tạo cho bộ xương có hình dạng bình thường, mỏ cứng và vỏ trứng chắc, khỏe. Khi trong chế độ ăn hàng ngày chỉ có lượng khoáng chất vừa đủ hoặc tỷ lệ canxi và phôtpho không được chuẩn lắm thì lượng vitamin D cao là rất quan trọng. Vitamin D đã được tìm ra và sử dụng vào thời gian trước những năm 1920 đã có thể hỗ trợ cho ngành chăn nuôi gia cầm quanh năm.

Ostrich được lai tạo từ bốn loài đà điểu hoang dãOstrich được lai tạo từ bốn loài đà điểu hoang dã

Các triệu chứng: khi thiếu vitamin D, quá trình tạo thành xương sẽ kém và đối với những con đà điểu nhỡ thì bị còi xương còn đối với đà điểu trưởng thành thì bị loãng xương. Xương phát triển không bình thường, đặc biệt là ở chân, làm cho chân bị khập khiễng và khuỷu chân to hơn. Mỏ và móng chân trở nên mềm và dễ bị gãy, vỡ giống như xương. Con vật chậm lớn và lông phát triển kém. Với những con trưởng thành, sản lượng trứng và khả năng nở của trứng giảm, vỏ trứng mềm.

Điều trị: cho đà điểu uống một liều lớn một lần vitamin D3 (10.000 IU) có thể chữa khỏi rất nhanh các triệu chứng thiếu vitamin D. Không dùng vitamin D2 cho đà điểu vì ít hiệu quả. Ngoài ra, không được bổ sung quá nhiều vitamin D3 vào thức ăn.

Vitamin E

Vitamin E rất quan trọng đối với đà điểu. Nó cần thiết cho quá trình tái tạo và tăng khả năng nở của trứng. Dạng vitamin E có tác dụng mạnh nhất là α- tocopherol. Lượng vitamin E trong chế độ ăn hàng ngày được điều chỉnh bằng lượng selen, một nguyên tố thể hiện một số đặc tính sinh học của tocopherol. Nhiệm vụ chính của các tocopherol là bảo vệ các cơ quan trong cơ thể khỏi bị oxi hóa.

Các triệu chứng: thiếu vitamin E sẽ gây ra một số bệnh. Các bệnh có thể xuất hiện cùng một lúc hoặc riêng biệt tùy theo độ tuổi của đà điểu, tùy theo mức độ thiếu vitamin E trầm trọng hoặc các đặc điểm khác nữa trong chế độ ăn hàng ngày (ví dụ như hàm lượng của các axit béo không no và axit amin có chứa lưu huỳnh). Đối với đà điểu trưởng thành, thiếu vitamin E đương nhiên là không gây ra dị dạng nhưng lại làm giảm khả năng sinh sản dẫn tới làm chết phôi do mạch máu bị tổn thương trong khoảng ngày ấp thứ sáu đến thứ tám. Nếu thiếu vitamin E kéo dài thì sẽ làm thoái hóa tinh hoàn của con đực khiến cho khả năng nở của trứng thường xuyên giảm rõ rệt. Đối với đà điểu non và đà điểu nhỡ, thiếu vitamin E sẽ gây ra một sốbệnh như nhũn não do thiếu dinh dưỡng. Tùy theo chế độ ăn sử dụng hàng ngày mà có thể dẫn đến các hội chứng tiết dịch thể tạng, yếu cơ và khuỷu chân quá to, rồi sau đó con vật đột nhiên suy sụp (hội chứng đột qụy ở đà điểu).

Trước giai đoạn nhũn não, con vật đi loạng choạng như say rượu rồi ngã xuống với những cơn co rút kèm theo những cử động không kiểm soát được. Tiếp đó con vật bị liệt, nhất là ở cổ và sau đó sẽ chết rất nhanh. Chứng tiết dịch thể tạng được đặc trưng bởi những tổn thương ở các vách mao mạch và làm tăng khả năng thấm qua của chúng, gây xuất huyết nhẹ và để cho huyết thanh tràn qua, sau đó tụ lại dưới da. Chứng yếu cơ bao giờ cũng kèm theo tiết dịch thể tạng, kéo theo cả sự thoái hóa và thối cơ.

Điều trị: Điều trị bằng cách bổ sung vitamin E và selen sẽ rất hiệu quả. Thuốc có tác dụng nhanh và đà điểu sẽ trở lại bình thường trong một vài ngày.

Vitamin B

Vitamin nhóm B tạo khả năng hoạt động cho hầu hết các hệ enzym trong cơ thể. Vitamin B giúp cơ thể phát triển, duy trì chức năng thông thường của mô thần kinh, tham gia vào quá trình chuyển hóa sinh học và phát triển lông. Vitamin B2 (riboflavin), vitamin nhóm B (biotin) và axit pantothenic rất quan trọng đối với đà điểu.

Các triệu chứng: khẩu phần ăn hàng ngày không đủ các vitamin nói trên sẽ dẫn đến các triệu chứng cụ thể hoặc không rõ ràng. Đối với đà điểu nhỡ, thiếu vitamin B2 sẽ làm cho ngón chân (đặc biệt là ngón chân to) quặp xuống dưới và quay vào phía trong khi đi lại hoặc nghỉ ngơi. Tình trạng này được gọi là “chứng liệt co ngón chân”. Một số con có thể bị liệt nặng mà không có dấu hiệu co quắp ngón chân. Liệt là đo sự thoái hóa hệ thống thần kinh tọa ở cánh, bản vận động mô cơ thần kinh và chính các cơ của chúng gây ra. Các triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu vitamin B2 ở đà điểu nhỡ là đầu gục xuống thấp hơn trạng thái bình thường và cánh thì rũ xuống. Đối với đà điểu nhỡ, thiếu biotin sẽ làm ảnh hưởng đến xương mác (trình bày trong phần thiếu mangan ở dưới) làm gan nhiễm mỡ và gây hội chứng về thận. Sau đó, gan và thận trở nên nhợt nhạt và to ra do bị tích lượng mỡ quá nhiều (gấp hai đến năm lần bình thường) và đó là triệu chứng của bệnh thiếu biotin. Đối với đà điểu đang đẻ, nếu khẩu phần ăn hàng ngày mà thiếu axit pantonic thì sẽ dẫn tới một tình trạng “gây ra bệnh còi cọc, chậm phát triển ở con non”. Phôi bị chết trong khi ấp chứng tỏ tình trạng phù nề và xuất huyết dưới da nghiêm trọng. Các triệu chứng làm cho con non chậm phát triển thường kèm theo tình trạng viêm da nặng ở chân, miệng và mô mắt. Mí mắt của con vật thường bị dính lại do gỉ mắt tiết ra.

Điều trị: khi các triệu chứng này kéo dài có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi được và khi đó nếu có bổ sung vitamin bị thiếu thì cũng sẽ không chữa khỏi được. Tuy nhiên, bổ sung vitamin B2 sẽ có tác dụng rất nhanh nếu thần kinh chưa bị tổn thương tới mức không thể hồi phục được. Có thể ngăn chặn gần như hoàn toàn tất cả tình trạng trên bằng cách bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày với liều lượng thích hợp.

Mangan

Nội chung loài chim dễ bị ảnh hưởng vì thiếu mangan hơn rất nhiều so với động vật có vú vì khả năng hấp thu mangan ở ruột chúng tương đối kém. Khả năng hấp thư mangan càng bị hạn chế nhiều khi có quá nhiều lượng canxi và photpho trong khẩu phần ăn. Mangan là một thành phần cần thiết cho việc điều chỉnh tốc độ hình thành gluco trong cơ thể và cho hoạt động của một số hệ enzym quan trọng liên quan tới sự hình thành hình dáng của xương và vỏ trứng. Vì thế khi thiếu mangan thì sẽ dần tới bộ xương bị dị dạng và chất lượng vỏ trứng không tốt.

Các triệu chứng: đà điểu non và nhỡ được nuôi với một chế độ ăn thiếu mangan có biểu hiện chậm lớn và chân bị dị tật. Khớp khuỷu chân có thể bị quá to hoặc bị dị dạng, làm cho gân bị trật ra khỏi lồi cầu ở phía sau khuỷu chân và khi đó nó kéo cẳng chân sang bên cạnh hoặc vào giữa. Nếu cả hai chân đều bị què thì chúng sẽ chết vì các con non khi đó không thể tự đi đến chỗ có thức ăn và nước uống. Đối với đà điểu trưởng thành, thiếu mangan sẽ làm giảm rất nhiều sản lượng và khả năng nở của trứng. Phôi bị dị dạng (như phần mỏ dưới bị ngắn, tạo ra một cái mỏ giống như “mỏ vẹt”) chính là triệu chứng của thiếu mangan, nếu những con non có khả năng sống sót thì lại bị động kinh sau khi nở một thời gian ngắn. Triệu chứng này thể hiện qua các cơn co giật và rụt đầu lại.

Điều trị: khi đà điểu có các triệu chứng của bệnh thì rất khó có khả năng chữa khỏi cho chúng. Phương pháp phòng ngừa bệnh là bổ sung đủ lượng mangan trong chế độ ăn hàng ngày cho đà điểu.

Danh sách một số loại thức ăn tương đối rẻ tiền có thể thay thế các nguồn cung cấp vitamin được trình bày trong bảng dưới. Loại dầu từ quả cọ (hoặc dừa, thốt nốt) rất có ích trong việc điều trị bệnh thiếu vitamin A và vitamin D. Dầu gan cá có chứa từ 2000 tới 6000 IU vitamin D3 trên một gam tùy theo từng loại cá (dầu của loại cá như cá ngừ và cá thu có chứa loại vitamin này nhiều nhất). Cỏ linh lăng khô là một nguồn cung cấp vitamin D rẻ tiền và có chất lượng phù hợp (khoảng 1.200 IU/kg) (xem bảng dưới). Một số thực phẩm giàu vitaminMột số thực phẩm giàu vitamin

0