23/05/2018, 15:17

Giới thiệu kỹ thuật nuôi trăn

Giới thiệu giống trăn Gồm các giống trăn hoa, trăn vàng dài hàng chục mét và nặng hàng trăm kg và trăn Python molurus bivittanus Phân bố Trăn vàng phân bố ở một số tỉnh phía nam Thái Lan, Campuchia… Trăn vàng ưa sống ở rừng già Trăn vàng là loài biến dạng của loài trăn đất, cơ thể ...

Giới thiệu giống trăn

Gồm các giống trăn hoa, trăn vàng dài hàng chục mét và nặng hàng trăm kg và trăn Python molurus bivittanus

Phân bố

Trăn vàng phân bố ở một số tỉnh phía nam Thái Lan, Campuchia…

Trăn vàng ưa sống ở rừng già

Trăn vàng là loài biến dạng của loài trăn đất, cơ thể có màu vàng nhạt trên nền hoa đốm vàng đậm. Thân có thể dài 4-5m, nặng 40-50kg. Trăn cái đẻ tới hàng chục trứng, sau 2 tháng ấp nở thành trăn con. Tuổi thọ khoảng 20 năm.

Trăn hoa xuất hiện ở các tỉnh miến núi từ phía Bắc đến miền Trung Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long…

Trăn hoa sống ở rừng già, thích nơi râm mát.

Trăn hoa hoạt động chủ yếu vào mùa hè. Mùa động, tràn ở trong hang hốc (hốc đá, hốc cây). Một con trăn trưởng thành có trọng lượng cơ thể khoảng 40-70kg, chiều dài cơ thể tới 5m.

Sau khi giao phối khoảng 2,5-3 ngày thì đẻ từ 15-60 trứng, sau đó trứng ấp khoảng 2 tháng thì nở. Con non, sau khi nở từ 7-10 ngày mới bắt đầu ăn thức ăn. Tuổi thọ trung bình của trăn hoa khoảng 10-15 năm.

Ở TP HCM, trại nuôi trăn của ông được người trong giới xem là số 1. Trăn bệnh, cần chữa trị hay sản phẩm da trăn của các chủ trại khác không tiêu thụ được… chỉ cần gặp ông là xong. Hơn 20 năm gắn bó với nghề, tên tuổi của tỷ phú nuôi trăn Lê Văn Hiền đã lan rộng khắp nơi trong cả nước.

Ông Hiền trạc ngoài 40 tuổi, thân hình to lớn, giọng nói oang oang. “Tôi gắn bó với con trăn từ những năm 1980. Lúc đó, tôi đi thu gom trăn từ các hộ rồi bán lại cho lực lượng thanh niên xung phong để kiếm lời. Nhiều người thấy trăn là sợ, nhưng đối với tôi đó lại là con vật thân thiết”, ông tâm sự. Từ công việc bán trăn dạo đó, ông tích lũy kinh nghiệm, tích lũy luôn vốn liếng rồi lập một trại nuôi trăn. Những năm này, phong trào nuôi trăn để xuất khẩu sang Trung Quốc nở rộ khắp cả nước, nhất là khu vực ĐBSCL. Thế nhưng, đầu ra lại hoàn loàn lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên khi biến động, giá trăn con từ 100.000-120.000 đồng đã tụt xuống chỉ còn… 2.000 đồng.

Đặc điểm sinh học

Trăn khoẻ mạnh, cho ăn tốt, mỗi tháng lột xác một lần. Sau lột nó ăn rất khoẻ, lượng thức ăn bằng khoảng 1/3 trọng lượng con vật”. Chớ nên cho trăn ăn vặt quen dạ, ăn ít chậm lớn.

Trăn ưa nơi thoáng mát. kín đáo, yên tĩnh.

Trăn sợ mùi men rượu hơi lạ và tiếng ồn, bởi vậy không cho trẻ con chơi và người lạ quấy rầy. Cho nên để một người chuyên trông nom: cho ăn thay nước hàng ngày và vệ sinh trăn nó sẽ quen hơi, không hốt hoảng

Phân biệt trăn đực cái: Trăn cái trông mập mạp, cựa 2 bên hậu môn ngắn, thụt vào trong hốc, khi ấn tay cơ quan giao cấu không lộ ra ngoài; ngược lại, trăn đực có thân mình thon dài, cựa 2 bên hậu môn dài, lộ khá rõ ra ngoài, khi ấn tay vào 2 bên thì cơ quan giao cấu lộ ra ngoài, có thể quan sát được dễ dàng. Da trăn kỷ lục có chiều dài non 10 m, bề ngang 80 cm

Khi trăn ăn, bón liên lục tới khi nó lắc ra mới thôi, trăn nằm yên tiêu hoá dần. Sau lột nó ăn rất khỏe, lượng thức ăn bằng khoảng 1/3 trọng lượng con vật.

Khả năng sản xuất

Mùa phối giống của trăn tù tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Thời gian phối tốt nhất là tháng 11-12.

Tuổi cho trăn phối giống là 28-30 tháng tuổi. Khi trăn cái muốn giao phối thường tiết ra mùi đặc hiệu để dụ con đực. Lúc này thả trăn đực khỏe mạnh có trọng lượng bằng hoặc to hơn vào, chúng xoắn xuýt, giao phối với nhau 1-3 giờ.

Trăn cái mang thai từ 120-140 ngày.

Mỗi lần trăn cái đẻ từ 10-100 quả trứng, kích thước trung bình 7-10cm.

Thời gian 53-55 ngàv thì nở. Với tỉ lệ nở 80%

Trăn con sau khi nở có thể tự sống được 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng. Sau thời gian này, bụng trăn con xẹp lại, da nhăn nheo.

Nuôi trăn bán thịt, sau một năm nuôi, trọng lượng có để đạt 6-7 kg

Giá trị kinh tế

“Nuôi trăn thoát nghèo”

Chuyện nuôi trăn tưởng chừng như trò tiêu khiển của những nhà quyền quí thì nay, nhiều nông dân ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã mạnh dạn nuôi trăn làm hàng hóa thay cho nuôi lợn, .

Anh Phan Hồng Thái, 30 tuổi, nhà ở ấp Thượng I, thị trấn Phú Mỹ (Phú Tân) bắt đầu “nghề” nuôi trăn của mình hơn 5 năm qua. Lúc đầu, anh nhờ người quen ở huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) mua giúp hai con trăn con giá 500.000 đồng. Đến nay, cặp trăn bố, mẹ này trị giá trên 10 triệu đồng và chúng đã đẻ được 3 lứa trứng, ấp nở được trên 100 con. Hai lứa đầu tiên vào năm 2001, 2002 nở được 60 con, anh để nuôi đến 12 tháng tuổi (trọng lượng trung bình từ 5 – 6kg/con) bán thu tổng cộng gần 30 triệu đồng. Lứa thứ 3 nở 46 con, hiện đã 1 tháng tuổi. Anh Thái cho biết: Khi lập gia đình, cha mẹ cho ra ở riêng, nên cuộc sống gia đình khá chật vật, túng thiếu. Anh suốt ngày quần quật ở ngoài ruộng với một vài công lúa, nhưng thu hoạch xong lại chẳng có lãi bao nhiêu. Cũng nhờ bán được bầy trăn, năm ngoái anh sửa được căn nhà, mua được chiếc xe gắn máy phục vụ nhu cầu vận chuyển sản xuất, sắm được chiếc tivi và phụ vốn cho vợ buôn bán lặt vặt, góp phần đưa thu nhập của gia đình đi vào ổn định. Bà con xóm giềng khen gia đình anh Thái nhờ nuôi trăn mà thật sự đã thoát nghèo. Anh cho biết thêm, lúa thứ ba năm nay anh sẽ chọn lọc những con tốt để lại tiếp tục nhân giống thành nhiều con bố mẹ, mở rộng qui mô sinh sản. Ngoài ra, anh còn nuôi rắn ri voi (một loại rắn không độc, thịt ngon đang được ưa chuộng ở miền Nam, bán giá 180.000 đồng/kg), với mô hình rất mới nuôi trong lu khạp.

Người được xem có “nghề” nuôi trăn bậc nhất ở Phú Tân là chú Nguyễn Văn Tòng (51 tuổi), nhà ở ấp Hậu Giang 2, xã Tân Hoà. Chú đã nuôi trăn gần 10 năm nay với vốn 3 con trăn mẹ đầu tiên. Khi chứng tôi đến, chú vừa bán xong 400kg trăn (50 con), giá 75.000đồng/kg. Hiện trong chuồng, chú còn 50 con trăn khác có trọng lượng trên dưới 15kg/con để năm sau bán có giá hơn và 36 con trăn con vừa nở được 3 ngày tuổi. Chú cho biết: nghề nuôi trăn không phải là nghề khó, rất dễ là đằng khác, vì trăn ít bị bệnh, nhẹ trong khâu chăm sóc, lại không ảnh hưởng nhiều đến vê sinh môi trường như nuôi bò, nuôi lợn; một người có thể chăm sóc được nhiều con trong cùng thời gian và có thể xem là nghề phụ, nhưng cho thu nhập chính. Đầu ra cho trăn thịt không cần lo vì có nhiều đầu mối thu mua trong và ngoài tỉnh (đôi khi không đủ hàng để cung cấp cho khách hàng). Nghề nuôi trăn cũng đóng góp thiết thực cho quá trình bảo vệ mùa màng của nông dân vì thức ăn chính của trăn là chuột. Anh Thái chỉ có 2 con trăn bố mẹ và một số trăn con, nhưng có đến 20 cái sập chuột loại lớn và gần 100 cái sập nhỏ gửi ở nhiều nhà hàng xóm để bẫy chuột. Còn chú Tòng, do có số lượng trăn nhiều hơn, nên phải mua thêm thức ăn phụ khác ngoài chuột. Thu nhập chính từ nuôi trăn, đã giúp gia đình chú Tòng thoát nghèo, vươn lên giàu có từ nhiều năm trước.

Hiện nghề nuôi trăn dược bà con trong huyện Phú Tân ủng hộ tích cực, vì cho thu nhập khá, ít bỏ vốn và công lao động. Hơn nữa, nhờ sự giúp đỡ tận tình của những người nuôi trước, nên bà con rất an tâm trong việc gây giống. Hy vọng nghề nuôi trăn sẽ dược phát triển rộng rãi, góp phần thiết thực vào việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh An Giang.

Hiện nay, nghề nuôi trăn đang hồi phục. Riêng địa bàn TP HCM có trên 12 trại nuôi có quy mô tương đối lớn. Giá bán trăn con cũng đã trở lại thời “hoàng kim”: 100.000 đồng/con, giá xuất khẩu da từ 6 từ 15 USD/m, tùy khổ. Nhiều người nuôi trăn cho biết chỉ cần giá trăn ở mức 50.000-80.000 đồng/kg là đã có lời . Đầu ra cho trăn không bó hẹp thị trường Trung Quốc như trước đây, nhưng theo ông Hiển, “Đầu ra vẫn là nỗi lo lớn nhất. Hiện nay người nuôi vẫn tự đi tìm nơi tiêu thụ”. Ông trầm ngâm: “Những người nuôi trăn mà trăn bệnh không chữa được, tôi sẵn sàng cho thuốc và chữa giúp. Chỉ e thị trường còn hạn hẹp”. Ông nhất quyết năm nay sẽ sang Italy tìm khách hàng, về sau sẽ chuyển dần sang chuyên xuất khẩu sản phẩm, lo đầu ra cho người nuôi trăn.

Cà Mau: Một gia đình nuôi tới 1.300 con trăn

Gia đình ông Hai Bá ở khóm 6, phường 1, thành phố Cà Mau đang nuôi 1.300 con trăn, bao gồm 1.000 con trăn con và 300 con trưn mẹ. Toàn bộ đàn trăn này có tổng trị giá hơn 500 triệu đồng. Mặc dù mỗi tháng phải tốn khoảng 20 triệu đồng để mua thức ăn cho đàn trăn, song do giá trăn trên thị trường đang cao (trên 160.000 đồng/kg) nên thu nhập hàng tháng từ việc nuôi trăn của gia đình ông Bá vẫn đạt khá cao. Việc gia đình ông Hai Bá phát triển nghề nuôi trăn không chỉ giúp gia đình ông có thu nhập cao, ổn định, mà còn góp phần thức đẩy phong trào nuõi trăn ở thành phố Cà Mau.

Vĩnh Long: Người nuôi trăn lãi cao

Nhiểu thương lái đã đến lận xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm để thu mua trăn với giá từ 110.000 – 120.000 đồna/kg, Với giá này, nông dân nuôi trăn thu lãi cao (những năm trước giá trăn từ 20.000 – 30,000 đồng/kg).

Được biết, hiện nay bình quân mỗi hộ gia đình ở làng trăn Quang Mỹ, xã Hiếu Thuận nuôi từ 5 – 20 con trăn, nhiều con có trọng lượng từ 40 – 50 kg. Giá trung bình mỗi con trăn từ 4 – 5 triệu đồng.

Ngoài ra da trăn còn có giá trị xuất khẩu cao

Công ty cổ phần da Tây Đô, đơn vị thuộc da lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long vừa xuất 167.325 Square feet (đơn vị tính, viết tắt : SF) sang thị trường Italia, nâng lượng hàng cùng loại đã xuất từ đầu năm đến nay là 336.489 SF, trị giá 1,719 triệu USD. Trước đó, công ty đã xuất 7.291m da trăn, 3.831 tấm da rắn sang Italia, Nhật Bản, Hồng Công, trị giá 102.744 USD. Ngoài ra, công ty còn xuất nhiều loại da khác sang thị trường Hà Lan với số lượng 18.608 kg và 3.548 tấm. Tổng trị giá các mặt hàng da đã xuất đạt 1,924 triệu USD, nhiều gấp 5 lần cùng kỳ năm 2003.

Ngay từ đầu năm, công ty đã đầu tư 130.000 USD lắp đặt thiết bị mới, nâng công suất sản xuất cao hơn trước 6 lần. Sản phẩm làm ra bảo đảm chất lượng. Công ty tích cực tiếp thị tại nhiều nước châu Á, châu Âu, ký thêm nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Số lượng hàng xuất khẩu và giá trị đều tăng rất cao. Công ty phấn đấu đến cuối năm sản xuất thêm nhiều mặt hàng da cá sấu, chất lượng cao để xuất khẩu và phục vụ chế biến cặp da nội địa.

Kỹ thuật và môi trường nuôi dưỡng

Chuồng nuôinuoi tran lam giau

Chuồng làm bằng gỗ thanh, nan tre, bương, sắt, lưới mắt cáo… có khe, lỗ rộng từ 1-2,5cm (tuỳ loại trăn nuôi) để tiện vệ sinh và không cho trăn chui ra ngoài.

Kích thước ô chuồng cao 0,6-0,7m, rộng 0,5-0,6m, dài 24m. Với diện tích này có thể nhốt các loại trăn theo số lượng: trăn sơ sinh 0,5kg/con nhốt 8-12 con, từ 0,7- 2kg/con nhốt 5-7 con, từ 2,5-5kg/con nhốt 3-4 con, từ  5kg trở lên nhốt 2-3 con.

Nơi có điều kiện đất rộng nên làm chuồng kết hợp với khu vườn rừng chăn thả, có rào lưới sắt tráng kẽm chắc chắn.

Nuôi dưỡng

Thức ăn cho trăn là gà, vịt, chim cút non, thịt lợn, bò, trâu, dê, thỏ, chuột…

Nuôi chăn thịt: Trăn con từ 1 tháng tuổi đến 0,5kg, 1 tuần cho ăn 1 lần, hết 0,5kg/tháng. Trăn từ 1- 5kg cho ăn 2 – 3 lần/tháng, mỗi lần từ 1 – 1,5kg thức ăn. Trăn từ 6 – 10kg cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần cho ăn từ 1.5 – 1,7kg thức ăn. Trăn trên 10kg, cứ 8 – 20 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần từ 3 – 5kg thức ăn.

Ngoài ra còn cần chú ý bổ sung thêm các loại vitamin B1, B6, B12, C, A, D, E, PP.. hoà vào nước cho uống sau mỗi lần trăn ăn hoặc uống trực tiếp.

Nuôi trăn sinh sản: Mùa phối giống của trăn từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Thời gian phối tốt nhất là tháng 11-12. Trước mùa phối giống 1 tháng cho con cái ăn thật no để có đủ dinh dưỡng tích mỡ và tạo trứng.

Tuổi cho trăn phối giống là 28-30 tháng tuổi. Khi trăn cái muốn giao phối thường tiết ra mùi đặc hiệu để dụ con đực. Lúc này thả trăn đực khỏe mạnh có trọng lượng bằng hoặc to hơn vào, chúng xoắn xuýt, giao phối với nhau 1-3 giờ. Nên cho phối kép để đảm bảo trứng thụ thai và có tỉ lệ nở cao.

Trăn cái mang thai từ 120-140 ngày. Trong thời gian trăn cái có chửa không cho ăn hoặc cho ăn mỗi lần rất hạn chế để tránh chèn ép trứng.

Khi chuẩn bị đẻ, con cái bò đi bò lại trong chuồng, đào đất, tìm chỗ trũng, có rơm, cỏ khô để đẻ. Có thể làm ổ đẻ cho trăn bằng bao xác rắn đựng trấu cài chặt vào một góc chuồng, nơi yên tĩnh, tránh gió lùa…

Mỗi lần trăn cái đẻ từ 10-100 quả trứng. Sau khi đẻ hết trứng vào ổ, trăn cái tự cuộn tròn lại trên trứng để ấp. Khi trăn ấp nên kiểm tra vài lần, nếu thấy các quá trứng to đều, trắng, khô ráo, vỏ láng bóng là trứng tốt; những quả quá to hay quá nhỏ, vỏ xỉn vàng… là trứng hỏng phải loại bỏ.

Thời gian ấp trứng 53-55 ngày thì nở. Trăn con tự mổ vỏ trứng chui ra. Sau 1-2 ngày có những con trăn con yếu không tự mổ vỏ chui ra, phải đem thả những quả trứng này vào nước ấm kích thích để trăn con tự mổ vỏ chui ra.

Còn quả nào chưa nở. ta hỗ trợ bằng cách xé vỏ dài 1cm, lần tìm đầu trăn con nhẹ nhàng kéo ra.

Trăn con sau khi nỡ có thể tự sống được 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng. Sau thời gian này, bụng trăn con xẹp lại, da nhăn nheo. Lúc này cho trăn con ăn thịt lợn nạc, thịt bò, trâu, dê… tươi ngon thái nhỏ.

Phân biệt trăn đực, trăn cái

Trăn đực: Thân thon dài, có 2 cựa dài ở hai bên hậu môn lộ ra ngoài, vẩy hậu môn to, chóp vẩy tù. Vẩy quanh hậu môn nhỏ xếp sít nhau, ấn mạnh tay vào hai bên huyệt thấy cơ quan giao cấu lộ ra.

Trăn cái: Thân to mập, cựa hai bên hậu môn ngắn, nằm ẩn sâu bên trong, vẩy quanh hậu môn to, xếp không sít nhau, không thấy có cơ quan giao cấu.

Chú ý:

  • Trăn nuôi lúc đói, lột xác, đang ấp trứng.., thường rít hung dữ, chúng rất nhạy cảm với các loại mùi thuốc lá, hành, tỏi, dầu sả… nên cần tránh những mùi này.
  • Trăn nuôi khi ăn no rất hiền, thích vuốt ve, cõng bế, về mùa hè rất thích đầm nước. Vì vậy trong chuồng, khu chăn nuôi ngoài máng, chậu uống, cần có chậu to hoặc xây bể để khi nóng bức trăn bò vào đầm, tắm..
  • Trăn lột xác vào mùa hè, trăn non lột xác nhiều hơn trăn già. Lúc sắp lột xác trăn có màu da sẫm hơn, hai mắt trở nên đục mờ, ngừng ăn, tìm chọn nơi có nước, gần nước để nằm. Thời gian lột xác thường kéo dài từ 1- 2 tuần.
0