Trần Ngọc Lầu

Thường ở miền Nam người ta chỉ nghe danh hai vị thủ khoa trường thi Hương, Gia Ðịnh là Nguyễn Hữu Huân và Bùi Hữu Nghĩa, nhưng ít ai biết rằng ở Vĩnh Long có một vị thủ khoa: Trần Xuân Sanh. Ông là thân phụ của nữ sĩ Trần Ngọc Lầu (1863-1937), hay Trần thị Ngọc Lầu, dân chúng quen gọi cô Hai Lầu. Tuy đỗ đại khoa, tiếng tăm lừng lẫy, nhưng vì chán ngán thời cuộc, thủ khoa Trần Xuân Sanh chọn cuộc sống ẩn dật. Cuộc sống thanh bần và trầm lặng đã khiến ngưòi đời ít hiểu tâm trạng ông, nhất là văn thơ do ông sáng tác đã bị thất lạc, khiến người đời sau muốn tìm hiểu cũng rất khó khăn. Vợ chết sớm, gia cảnh đơn chiếc, ông thủ khoa Trần Xuân Sanh phải bước thêm một bước nữa để có người lo công việc trong nhà. Rủi ro, ông gặp người đàn bà điêu ngoa, đanh đá mang đến cho ông nhiều phiền muộn hơn là hạnh phúc. Cảnh nhà càng ngày càng sa sút do người vợ kế phung phí khiến ông lâm vào cảnh túng quẫn hơn, phải bỏ nhà dẫn con gái lên Mỹ Tho dạy học và hốt thuốc sinh sống. Chịu ảnh hưởng văn chương và học vấn của cha, cô Trần Ngọc Lầu sớm tỏ ra thông minh, sành thi phú. Hơn nữa, cô sớm trổ mã thành một thiếu nữ xinh đẹp, nên nhiều thanh niên con nhà quan thường tìm đến trêu ghẹo khiến cho bực mình. Tuy phận nữ nhi, nhưng trước vận nước lâm nguy, cô nữ sĩ Trần Ngọc Lầu cũng bày tỏ một tâm trạng, một thái độ: Non sông không thoát cơn mơ mộng Sóng gió như khêu nỗi bất bằng ........ Ai ơi, vì nước không lo liệu Kẻo đến chân rồi hết nói năng. (Qua Ba Bèo cảm tác) Cô Trần Ngọc Lầu sống cùng thời với bà Sương Nguyệt Anh, con cụ Nguyễn Ðình Chiểu, nữ sĩ Trần Kim Phụng (1870-1928), cũng là một thiếu nữ văn hay chữ tốt, nên không tránh khỏi ong bướm trêu hoa ghẹo nguyệt... Tuy vậy, cô vẫn giữ gìn thái độ đứng đắn. Sau đó, nữ sĩ về quê ỡ Vĩnh Long gặp gỡ rồi kết bạn văn chương với một thanh niên có chí hướng, nghèo, hiếu học, tên Nguyễn Hữu Ðức, bút danh Phụng Lãm. Tình bạn văn chương chẳng bao lâu đổi thành tình yêu. Sau đó cả hai nên duyên chồng vợ. Cuộc sống êm đềm hạnh phúc chỉ kéo dài được hai năm. Ðức lâm bệnh, mất ở tuổi 26 khiến nữ sĩ Trần Ngọc Lầu ôm mối hận lòng: Phụng Lãm ơi, người ở chốn nào? Hai mươi sáu tuổi, một đời sao? Tưởng câu cộng tháp, mồ hôi đổ Nhắc chuyện tri âm, nước mắt trào... Sau đó gia đình Trần Xuân Sanh lại đổi qua ở Phong Ðiền, Cần Thơ để dạy học. Ðây là một vùng đất mới trù phú, nhiều đại điền chủ, cũng là nơi nhiều nhân tài và là tỵ địa các nhà ái quốc như cử nhân Phan Văn Trị, Mạnh Tự Trương Duy Toản. Ở đây nữ sĩ Trần Ngọc Lầu có quen với một nhân vật tai mắt trong vùng, đó là cai tổng Lê Quang Chiểu sinh trong một gia đình giàu có nhờ ruộng đất, tuy làm quan cho Tây, nhưng vẫn còn ưu tư với vận nước và lưu tâm đến thời cuộc. Ông Chiểu rất kính trọng Cử Trị và coi như bậc thầy. Ông Chiểu là chú ruột của bác sĩ Lê Văn Hoạch, kế vị bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ Tướng Nam Kỳ từ tháng giêng năm 1947. Có người nói rằng ông là nội tổ (?) của bác sĩ Hoạch, một dòng họ có nhiều uy tín miền Tây trong nhiều thế hệ. Giao thiệp văn chuơng, gần gũi rồi cảm nhau vì nghĩa nên chẳng bao lâu bà Trần Ngọc Lầu ăn ở với ông Chiểu chính thức như vợ chồng. Cuộc tình duyên nầy éo le, vì ông Chiểu đã có vợ nhà, lại đèo bòng thêm nên gia cảnh lục đục. Bà Lầu chán ngán, âm thầm dứt tình về quê, mặc dầu đang có thai 4 tháng. Ðứa con trong bụng bà sau nầy cũng là nhà thơ nổi tiếng tức Thường Tiên Lê Quang Nhơn. Một lần nữa, cuộc đời bà gặp cảnh sóng gió trong lúc gia đình hết sức khó khăn về vật chất... Về Vĩnh Long, bà phải gạt lệ bán bớt một số đất đai hương hoả để trang trải nợ nần. Vì có nhiều lần tới lui toà án Vĩnh Long, bà có quen với môt biện lý người Pháp đa tình. Người đó là Des Hameaux, biết được gia cảnh bà, nên đóng vai mộ mạnh thường quân giúp đỡ. Cám ơn nghĩa cử cao đẹp, nên khi viên biện lý Vĩnh Long cầu hôn, bà nhận lời. Cuộc hôn nhân bất đắc dĩ kéo dài đến năm 1890, biện lý Des Hameaux về Pháp và ở luôn bên đó. Từ đấy, bà Trần Ngọc Lầu an phận, lo nuôi day con cho tới thành người hữu dụng. Lê Quang Nhơn 21 tuổi, đậu bằng Thành Chung, bà Lầu có mời ông Chiểu qua nhìn con trong buổi tiệc long trọng tổ chức tại nhà mừng con thi đậu. Lê Quang Nhơn trở thành nguồn an ủi lớn của người đàn bà goá bụa lúc tuổi già. Bà Trần Ngọc Lầu mất năm 1937 có để lại tập thơ Ngọc Lầu thi tập và một số bài thơ nói lên tâm trạng của kẻ sĩ trước thời cuộc. Có thông tin rằng bà Trần Ngọc Lầu còn có cái tên Ngọc Bích. Còn cái tiểu danh của bà là cô Ba Lào, chứ không phải Hai Lầu. Nhà viết địa phương chí Huỳnh Minh trong quyển Vĩnh Long Xưa Và Nay đã xác định như thế. Thường ở miền Nam người ta chỉ nghe danh hai vị thủ khoa trường thi Hương, Gia Ðịnh là Nguyễn Hữu Huân và Bùi Hữu Nghĩa, nhưng ít ai biết rằng ở Vĩnh Long có một vị thủ khoa: Trần Xuân Sanh. Ông là thân phụ của nữ sĩ Trần Ngọc Lầu (1863-1937), hay Trần thị Ngọc Lầu, dân chúng quen gọi cô Hai Lầu. Tuy đỗ đại khoa, tiếng tăm lừng lẫy, nhưng vì chán ngán thời cuộc, thủ khoa Trần Xuân Sanh chọn cuộc sống ẩn dật. Cuộc sống thanh bần và trầm lặng đã khiến ngưòi đời ít hiểu tâm trạng ông, nhất là văn thơ do ông sáng tác đã bị thất lạc, khiến người đời sau muốn tìm hiểu cũng rất khó khăn. Vợ chết sớm, gia cảnh đơn chiếc, ông thủ khoa Trần Xuân Sanh phải bước thêm một bước nữa để có người lo công việc trong nhà. Rủi ro, ông gặp người đàn bà điêu ngoa, đanh đá mang đến cho ông nhiều phiền muộn hơ…

Thường ở miền Nam người ta chỉ nghe danh hai vị thủ khoa trường thi Hương, Gia Ðịnh là Nguyễn Hữu Huân và Bùi Hữu Nghĩa, nhưng ít ai biết rằng ở Vĩnh Long có một vị thủ khoa: Trần Xuân Sanh. Ông là thân phụ của nữ sĩ Trần Ngọc Lầu (1863-1937), hay Trần thị Ngọc Lầu, dân chúng quen gọi cô Hai Lầu. Tuy đỗ đại khoa, tiếng tăm lừng lẫy, nhưng vì chán ngán thời cuộc, thủ khoa Trần Xuân Sanh chọn cuộc sống ẩn dật. Cuộc sống thanh bần và trầm lặng đã khiến ngưòi đời ít hiểu tâm trạng ông, nhất là văn thơ do ông sáng tác đã bị thất lạc, khiến người đời sau muốn tìm hiểu cũng rất khó khăn.

Vợ chết sớm, gia cảnh đơn chiếc, ông thủ khoa Trần Xuân Sanh phải bước thêm một bước nữa để có người lo công việc trong nhà. Rủi ro, ông gặp người đàn bà điêu ngoa, đanh đá mang đến cho ông nhiều phiền muộn hơn là hạnh phúc. Cảnh nhà càng ngày càng sa sút do người vợ kế phung phí khiến ông lâm vào cảnh túng quẫn hơn, phải bỏ nhà dẫn con gái lên Mỹ Tho dạy học và hốt thuốc sinh sống. Chịu ảnh hưởng văn chương và học vấn của cha, cô Trần Ngọc Lầu sớm tỏ ra thông minh, sành thi phú. Hơn nữa, cô sớm trổ mã thành một thiếu nữ xinh đẹp, nên nhiều thanh niên con nhà quan thường tìm đến trêu ghẹo khiến cho bực mình. Tuy phận nữ nhi, nhưng trước vận nước lâm nguy, cô nữ sĩ Trần Ngọc Lầu cũng bày tỏ một tâm trạng, một thái độ:

Non sông không thoát cơn mơ mộng
Sóng gió như khêu nỗi bất bằng
........
Ai ơi, vì nước không lo liệu
Kẻo đến chân rồi hết nói năng.
(Qua Ba Bèo cảm tác)

Cô Trần Ngọc Lầu sống cùng thời với bà Sương Nguyệt Anh, con cụ Nguyễn Ðình Chiểu, nữ sĩ Trần Kim Phụng (1870-1928), cũng là một thiếu nữ văn hay chữ tốt, nên không tránh khỏi ong bướm trêu hoa ghẹo nguyệt... Tuy vậy, cô vẫn giữ gìn thái độ đứng đắn. Sau đó, nữ sĩ về quê ỡ Vĩnh Long gặp gỡ rồi kết bạn văn chương với một thanh niên có chí hướng, nghèo, hiếu học, tên Nguyễn Hữu Ðức, bút danh Phụng Lãm. Tình bạn văn chương chẳng bao lâu đổi thành tình yêu. Sau đó cả hai nên duyên chồng vợ. Cuộc sống êm đềm hạnh phúc chỉ kéo dài được hai năm. Ðức lâm bệnh, mất ở tuổi 26 khiến nữ sĩ Trần Ngọc Lầu ôm mối hận lòng:

Phụng Lãm ơi, người ở chốn nào?
Hai mươi sáu tuổi, một đời sao?
Tưởng câu cộng tháp, mồ hôi đổ
Nhắc chuyện tri âm, nước mắt trào...

Sau đó gia đình Trần Xuân Sanh lại đổi qua ở Phong Ðiền, Cần Thơ để dạy học. Ðây là một vùng đất mới trù phú, nhiều đại điền chủ, cũng là nơi nhiều nhân tài và là tỵ địa các nhà ái quốc như cử nhân Phan Văn Trị, Mạnh Tự Trương Duy Toản. Ở đây nữ sĩ Trần Ngọc Lầu có quen với một nhân vật tai mắt trong vùng, đó là cai tổng Lê Quang Chiểu sinh trong một gia đình giàu có nhờ ruộng đất, tuy làm quan cho Tây, nhưng vẫn còn ưu tư với vận nước và lưu tâm đến thời cuộc. Ông Chiểu rất kính trọng Cử Trị và coi như bậc thầy. Ông Chiểu là chú ruột của bác sĩ Lê Văn Hoạch, kế vị bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ Tướng Nam Kỳ từ tháng giêng năm 1947. Có người nói rằng ông là nội tổ (?) của bác sĩ Hoạch, một dòng họ có nhiều uy tín miền Tây trong nhiều thế hệ.

Giao thiệp văn chuơng, gần gũi rồi cảm nhau vì nghĩa nên chẳng bao lâu bà Trần Ngọc Lầu ăn ở với ông Chiểu chính thức như vợ chồng. Cuộc tình duyên nầy éo le, vì ông Chiểu đã có vợ nhà, lại đèo bòng thêm nên gia cảnh lục đục. Bà Lầu chán ngán, âm thầm dứt tình về quê, mặc dầu đang có thai 4 tháng. Ðứa con trong bụng bà sau nầy cũng là nhà thơ nổi tiếng tức Thường Tiên Lê Quang Nhơn. Một lần nữa, cuộc đời bà gặp cảnh sóng gió trong lúc gia đình hết sức khó khăn về vật chất... Về Vĩnh Long, bà phải gạt lệ bán bớt một số đất đai hương hoả để trang trải nợ nần. Vì có nhiều lần tới lui toà án Vĩnh Long, bà có quen với môt biện lý người Pháp đa tình. Người đó là Des Hameaux, biết được gia cảnh bà, nên đóng vai mộ mạnh thường quân giúp đỡ. Cám ơn nghĩa cử cao đẹp, nên khi viên biện lý Vĩnh Long cầu hôn, bà nhận lời. Cuộc hôn nhân bất đắc dĩ kéo dài đến năm 1890, biện lý Des Hameaux về Pháp và ở luôn bên đó. Từ đấy, bà Trần Ngọc Lầu an phận, lo nuôi day con cho tới thành người hữu dụng. Lê Quang Nhơn 21 tuổi, đậu bằng Thành Chung, bà Lầu có mời ông Chiểu qua nhìn con trong buổi tiệc long trọng tổ chức tại nhà mừng con thi đậu. Lê Quang Nhơn trở thành nguồn an ủi lớn của người đàn bà goá bụa lúc tuổi già.

Bà Trần Ngọc Lầu mất năm 1937 có để lại tập thơ Ngọc Lầu thi tập và một số bài thơ nói lên tâm trạng của kẻ sĩ trước thời cuộc.

Có thông tin rằng bà Trần Ngọc Lầu còn có cái tên Ngọc Bích. Còn cái tiểu danh của bà là cô Ba Lào, chứ không phải Hai Lầu. Nhà viết địa phương chí Huỳnh Minh trong quyển Vĩnh Long Xưa Và Nay đã xác định như thế.
Thường ở miền Nam người ta chỉ nghe danh hai vị thủ khoa trường thi Hương, Gia Ðịnh là Nguyễn Hữu Huân và Bùi Hữu Nghĩa, nhưng ít ai biết rằng ở Vĩnh Long có một vị thủ khoa: Trần Xuân Sanh. Ông là thân phụ của nữ sĩ Trần Ngọc Lầu (1863-1937), hay Trần thị Ngọc Lầu, dân chúng quen gọi cô Hai Lầu. Tuy đỗ đại khoa, tiếng tăm lừng lẫy, nhưng vì chán ngán thời cuộc, thủ khoa Trần Xuân Sanh chọn cuộc sống ẩn dật. Cuộc sống thanh bần và trầm lặng đã khiến ngưòi đời ít hiểu tâm trạng ông, nhất là văn thơ do ông sáng tác đã bị thất lạc, khiến người đời sau muốn tìm hiểu cũng rất khó khăn.

Vợ chết sớm, gia cảnh đơn chiếc, ông thủ khoa Trần Xuân Sanh phải bước thêm một bước nữa để có người lo công việc trong nhà. Rủi ro, ông gặp người đàn bà điêu ngoa, đanh đá mang đến cho ông nhiều phiền muộn hơ…
Bài liên quan

Thân Nhân Trung 申仁忠

Thân Nhân Trung 申仁忠 (1419-1499), tự Hậu Phủ 厚甫, người xã Yên Ninh (tục gọi là làng Nếnh), huyện Yên Dũng, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Yên Ninh, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Ngay từ nhỏ, Thân Nhân Trung đã được gia đình cho đi học để theo nghiệp khoa hoạn. Năm Quang Thuận thứ 10 ...

Nguyễn Phúc Ưng Bình 阮福膺苹, Thúc Giạ Thị

Nguyễn Phúc Ưng Bình 阮福膺苹 (1877-1961) hiệu Thúc Giạ Thị 菽野氏 sinh ngày 9-3-1877 tại Vỹ Dạ, là con cụ Hiệp tá Nguyễn Phúc Hồng Thiết và bà Nguyễn Thị Huệ, cũng thông thạo chữ Hán, có những bài thơ truyền tụng: Nhớ quê , Thượng cầm hạ thú , Xuất gia ... Ông là cháu nội Tuy Lý Vương. Ông tốt nghiệp ...

Trình Thuấn Du 程舜俞, Trần Thuấn Du, 陳舜俞

Trình Thuấn Du 程舜俞 (1402-1481) vốn họ Trần 陳 nhưng vì tránh tên huý của mẹ vua Lê Thái Tông nên đổi họ là Trình. Ông hiệu Mật Liêu, người xã Tân Đội, huyện Duy Tiên (nay là xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Ông đỗ khoa Minh Kính năm Thuận Thiên thứ 2 đời Lê Thái Tổ (1429) từng đi sứ Minh, ...

Hà Tông Quyền 何宗權

Hà Tông Quyền 何宗權 (1798-1839) tự Tốn Phủ 巽甫, hiệu Phương Trạch 芳澤, Hải Ông 海翁, người xã Cát Động, huyện Thanh Oai, Hà Đông, đỗ tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ hai (1822), làm quan đến chức Lại bộ tham tri, sau bị khiển trách, phải xuất dương đi sang Giang Lưu Ba (quần đảo Nam Dương, nay thuộc Indonesia). ...

Khiếu Năng Tĩnh 叫能靜

Khiếu Năng Tĩnh 叫能靜 (1835-1915) tự Giá Sơn 蔗山, quê xã Chân Mỹ, tổng Tử Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Cương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Năm 1878, ông đỗ cử nhân (hương cống) hai năm sau ông đỗ đồng tiến sĩ xuất thân, làm quan Đốc học Hà Nội, Tế tửu Quốc Tử ...

Trình Sư Mạnh 程師孟

Trình Sư Mạnh 程師孟, không rõ năm sinh năm mất, người làng Từ Liêm (Hà Nội), hiệu là Chúc Ly Tử. Ông vốn họ Trần, nhưng vì tránh tên huý mẹ vua Lê Thái Tông nên đổi làm họ Trần (Tên huý của mẹ vua Lê Thái Tông là Phạm Ngọc Trần). Buổi đầu Lê ở ẩn không ra làm quan. Có thơ trong "Toàn Việt thi lục" của ...

Trương Công Giai 張公楷

Trương Công Giai 張公楷 (1665-1728) người Thiên Kiện (nay là xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Ông đỗ Tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân khoa Ất Sửu, niên hiệu Chính Hoà (1685) khi mới 21 tuổi. Ông đã trải qua các chức quan dưới hai triều vua Lê chúa Trịnh, chức cuối cùng ông nhậm là Hình bộ ...

Vũ Lãm 武覽

Vũ Lãm 武覽 (?-?) người xã Tân Cầu, huyện Vĩnh Động, sau đổi là xa Tiên Cầu, huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên). Niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) thời Lê Thái Tông, ông đậu chánh Tiến sĩ (Hoàng giáp) làm quan đến chức Ngự tiền học sinh, kiêm Hàn lâm viện Trực học sĩ, thường được cùng vua Lê Thánh Tông luận ...

Hoàng Phan Thái

Hoàng Phan Thái (1819-1865) là chí sĩ đời Tự Đức, hiệu Đại Hưu, quê làng Cổ Đan, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ngay từ bé ông đã nổi tiếng thông minh, đỗ đầu xứ, nên gọi là Đầu xứ Thái. Những giai thoại về cuộc đời ông được nhắc nhở nhiều trên sách báo hiện đại. Ông sống dưới triều Tự Đức nhưng nhìn ...

Nguyễn Bá Nghi

Nguyễn Bá Nghi sinh năm Đinh Mão (1807), quê ở xã Lạc Phố, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm Tân Mão đỗ cử nhân và năm 1832, đỗ phó bảng. Nguyễn Bá Nghi là danh sĩ làm quan trải qua ba triều vua: Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883). Ông được cử làm những chức vụ Án ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...