Thạch Sùng 石崇

Thạch Sùng 石崇 (246-300), người ở Thanh Châu đời Tây Tấn, là văn học gia trứ danh, người Bột Hải, Nam Bì, tên chữ là Quý Luân 季倫, hiệu là Tề Nô 齊奴, thuở nhỏ có tư chất thông minh, nhiều mưu trí. Thân phụ là Thạch Bào, lúc gần chết, chia gia tài cho các con thì Thạch Sùng được phần ít nhất. Bà vợ thấy vậy hỏi chồng: - Tại sao không chia đều cho các con? Thạch Bào đáp: - Tuy bây giờ chia cho nó ít, nhưng ngày sau nó sẽ giàu hơn mấy đứa kia gấp bội. Thạch Sùng lớn lên, được bổ làm quan Tu Vũ Lệnh, rồi sau đổi ra làm Thái Thú Dương Thành. Nhân vì có công đánh nước Ngô nên được vua phong làm An Dương Hầu. Vua Tấn Vũ Đế thấy Thạch Sùng có tài, cho làm Thứ Sử Kinh Châu. Lúc ở Kinh Châu, Thạch Sùng tư thông với lũ cường đạo, cướp của những người đi buôn, nên chẳng bao lâu, Thạch Sùng trở nên đại phú. Về sau, Thạch Sùng được thăng Thái Bộc và Vệ Úy. Thạch Sùng cất một biệt thự rất tráng lệ ở Lũng Kim Cốc, thường hội họp bạn bè ở đây để ăn nhậu chơi bời. Càng ngày Thạch Sùng càng giàu có, xây cất lầu các nguy nga, giăng toàn gấm vóc, đồ trân quí nhiều không kể hết, tài sản to lớn, thiên hạ vô song. Thời bấy giờ có quan Hậu Tướng Quân là Vương Khải, em của Hoàng Hậu, nhà cũng rất giàu, xa xỉ vào bậc nhất. Một hôm, Vương Khải và Thạch Sùng cạnh tranh nhau về sự giàu có. Vương Khải nói: - Tôi lấy đường làm tro. Thạch Sùng lại nói: - Tôi lấy nến làm củi. Vua nghe vậy liền phán: - Lời nói không lấy gì làm bằng, muốn biết ai hơn kém thì phải lấy những thứ quí nhứt đem ra, hễ ai nhiều thì được. Vương Khải bèn lấy trướng lụa đem ra trải đường được 40 dặm. Thạch Sùng cũng đem trướng lụa ra trải, dài được 50 dặm. Thế là Thạch Sùng thắng Vương Khải một keo. Vương Khải lại dùng phấn đá đỏ quét vôi nhà. Thạch Sùng lại dùng hồ tiêu. Các quan trong triều thấy Thạch Sùng đều hơn nên rất khen ngợi. Vua thấy Vương Khải kém thế nên tặng cho Vương Khải một cây san hô cao hai thước. Vương Khải liền đem cây san hô ra thi. Thạch Sùng liền lấy cây Ngọc Như Ý đập cây san hô ấy vỡ tan. Vương Khải cả giận nói: - Túc hạ không có của quí như thế mà đem thi, nên mới đập cây san hô của tôi, vậy phải tính sao mới được? Thạch Sùng vội đáp: - Xin Ngài đừng vội giận, tôi xin đền cây khác lớn hơn. Nói rồi xin trở về nhà đem đến bốn cây san hô đều cao bốn thước, sáng rực, lấy một cây đền cho Vương Khải. Các bạn hai bên đều xin hòa, ai trở về nhà nấy. Vua Tấn Vũ Đế chết, Thái tử lên nối ngôi, tức là Tấn Huệ Đế. Vua nhu nhược nên quyền hành về tay Thân Vương. Sau Giả Hậu mưu giết Thái Hậu và các Thân Vương mà tranh quyền, thành ra một cuộc nội loạn. Có một Thân Vương là Triệu Vương Tư Mã Luân, lừa đem quân vào cung, bắt vua Huệ Đế phải bỏ Giả Hậu, rồi bắt Giả Hậu giết đi, bình được mối loạn Giả Hậu, nắm giữ binh quyền. Tư Mã Luân làm Tướng Quốc, tin dùng một đưa gia thần là Tôn Tú. Tôn Tú nghe nói Thạch Sùng có nàng ái cơ tên là Lục Châu, nhan sắc xinh đẹp lạ thường, lại thêm cầm kỳ thi họa đều giỏi, múa hát rất hay, vẫn được Thạch Sùng yêu mến, để ở riêng trên lầu Kim Cốc. Tôn Tú lập tức sai sứ đến bắt. Khi sứ đến, Thạch Sùng ra tiếp. Sứ nói: - Tôi được lệnh đến đây bắt nàng Lục Châu. Xin Ngài đưa Lục Châu ra đây tôi rước về dâng cho Tướng Quốc. Thạch Sùng đáp: - Không được, Lục Châu là ái cơ của ta, dẫu thế nào cũng không cho bắt được. - Quân hầu am hiểu sự đời, sao không nhận rõ thời thế hiện nay, nếu cưỡng lại ắt có vạ to. Quân hầu nên nghĩ lại. Thạch Sùng nhứt định không nghe. Sứ phải trở về báo lại với Tôn Tú. Tôn Tú cả giận, vào bẩm với Tư Mã Luân: - Thạch Sùng có ý phản, ỷ thế giàu có âm mưu làm loạn, nếu bây giờ không trừ, sau hối không kịp. Tướng Quốc Tư Mã Luân nói: - Nếu thế thì cứ bắt nó giết đi. Tôn Tú được lịnh, đem 200 quân đến vây nhà Thạch Sùng. Thạch Sùng đang ở trên lầu với nàng Lục Châu, thấy quân kéo kến đồng hô lên rằng: - Có lịnh bắt Thạch Đại nhân, xin Ngài xuống lầu ngay. Thạch Sùng cả sợ nói: - Tôi vì nàng mà bị tội, không rõ họ bắt tôi đem đi đâu? Lục Châu khóc thưa rằng: - Quân hầu đã vì thiếp mà phải tội thì thiếp cũng vì Quân hầu mà chết. Thiếp xin chết trước chớ mặt nào lại vào cửa khác để nhục đến Quân hầu. Nói rồi nàng nhảy từ lầu cao xuống đất tự tử. Bọn lính vào bắt Thạch Sùng đưa ra pháp trường. Biết mình phải chết, Thạch Sùng khóc mà than rằng: - Không biết gia tài của tôi sẽ vào tay ai? Quan Giám sát nói: - Đã biết tiền của và gái đẹp hay làm họa cho người, sao không tính đi từ trước? Thạch Sùng bị chém chết, gia sản bị tịch thu. Tương truyền, Thạch Sùng chết uất ức, khí uất không tan hóa thành con thằn lằn, cứ tắc lưỡi như tiếc của hoài. Vì vậy con thằn lằn được gọi là con Thạch sùng. Thạch Sùng để lại nhiều tác phẩm, trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm Vương Chiêu Quân từ 王昭君辭 mà ông sáng tác để cho nàng Lục Châu hát múa. Nguồn: http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/th/th1-017.htm Thạch Sùng 石崇 (246-300), người ở Thanh Châu đời Tây Tấn, là văn học gia trứ danh, người Bột Hải, Nam Bì, tên chữ là Quý Luân 季倫, hiệu là Tề Nô 齊奴, thuở nhỏ có tư chất thông minh, nhiều mưu trí. Thân phụ là Thạch Bào, lúc gần chết, chia gia tài cho các con thì Thạch Sùng được phần ít nhất. Bà vợ thấy vậy hỏi chồng: - Tại sao không chia đều cho các con? Thạch Bào đáp: - Tuy bây giờ chia cho nó ít, nhưng ngày sau nó sẽ giàu hơn mấy đứa kia gấp bội. Thạch Sùng lớn lên, được bổ làm quan Tu Vũ Lệnh, rồi sau đổi ra làm Thái Thú Dương Thành. Nhân vì có công đánh nước Ngô nên được vua phong làm An Dương Hầu. Vua Tấn Vũ Đế thấy Thạch Sùng có tài, cho làm Thứ Sử Kinh Châu. Lúc ở Kinh Châu, Thạch Sùng tư thông với lũ cường đạo, cướp của những người đi buôn, nên chẳng bao lâu, Thạch Sùng trở…

Thạch Sùng 石崇 (246-300), người ở Thanh Châu đời Tây Tấn, là văn học gia trứ danh, người Bột Hải, Nam Bì, tên chữ là Quý Luân 季倫, hiệu là Tề Nô 齊奴, thuở nhỏ có tư chất thông minh, nhiều mưu trí. Thân phụ là Thạch Bào, lúc gần chết, chia gia tài cho các con thì Thạch Sùng được phần ít nhất. Bà vợ thấy vậy hỏi chồng:
- Tại sao không chia đều cho các con?

Thạch Bào đáp:
- Tuy bây giờ chia cho nó ít, nhưng ngày sau nó sẽ giàu hơn mấy đứa kia gấp bội.

Thạch Sùng lớn lên, được bổ làm quan Tu Vũ Lệnh, rồi sau đổi ra làm Thái Thú Dương Thành. Nhân vì có công đánh nước Ngô nên được vua phong làm An Dương Hầu.

Vua Tấn Vũ Đế thấy Thạch Sùng có tài, cho làm Thứ Sử Kinh Châu. Lúc ở Kinh Châu, Thạch Sùng tư thông với lũ cường đạo, cướp của những người đi buôn, nên chẳng bao lâu, Thạch Sùng trở nên đại phú. Về sau, Thạch Sùng được thăng Thái Bộc và Vệ Úy.

Thạch Sùng cất một biệt thự rất tráng lệ ở Lũng Kim Cốc, thường hội họp bạn bè ở đây để ăn nhậu chơi bời.

Càng ngày Thạch Sùng càng giàu có, xây cất lầu các nguy nga, giăng toàn gấm vóc, đồ trân quí nhiều không kể hết, tài sản to lớn, thiên hạ vô song.

Thời bấy giờ có quan Hậu Tướng Quân là Vương Khải, em của Hoàng Hậu, nhà cũng rất giàu, xa xỉ vào bậc nhất.

Một hôm, Vương Khải và Thạch Sùng cạnh tranh nhau về sự giàu có. Vương Khải nói:
- Tôi lấy đường làm tro.

Thạch Sùng lại nói:
- Tôi lấy nến làm củi.

Vua nghe vậy liền phán:
- Lời nói không lấy gì làm bằng, muốn biết ai hơn kém thì phải lấy những thứ quí nhứt đem ra, hễ ai nhiều thì được.

Vương Khải bèn lấy trướng lụa đem ra trải đường được 40 dặm. Thạch Sùng cũng đem trướng lụa ra trải, dài được 50 dặm. Thế là Thạch Sùng thắng Vương Khải một keo.

Vương Khải lại dùng phấn đá đỏ quét vôi nhà. Thạch Sùng lại dùng hồ tiêu.

Các quan trong triều thấy Thạch Sùng đều hơn nên rất khen ngợi. Vua thấy Vương Khải kém thế nên tặng cho Vương Khải một cây san hô cao hai thước. Vương Khải liền đem cây san hô ra thi. Thạch Sùng liền lấy cây Ngọc Như Ý đập cây san hô ấy vỡ tan. Vương Khải cả giận nói:
- Túc hạ không có của quí như thế mà đem thi, nên mới đập cây san hô của tôi, vậy phải tính sao mới được?

Thạch Sùng vội đáp:
- Xin Ngài đừng vội giận, tôi xin đền cây khác lớn hơn.

Nói rồi xin trở về nhà đem đến bốn cây san hô đều cao bốn thước, sáng rực, lấy một cây đền cho Vương Khải.

Các bạn hai bên đều xin hòa, ai trở về nhà nấy.

Vua Tấn Vũ Đế chết, Thái tử lên nối ngôi, tức là Tấn Huệ Đế. Vua nhu nhược nên quyền hành về tay Thân Vương. Sau Giả Hậu mưu giết Thái Hậu và các Thân Vương mà tranh quyền, thành ra một cuộc nội loạn.

Có một Thân Vương là Triệu Vương Tư Mã Luân, lừa đem quân vào cung, bắt vua Huệ Đế phải bỏ Giả Hậu, rồi bắt Giả Hậu giết đi, bình được mối loạn Giả Hậu, nắm giữ binh quyền. Tư Mã Luân làm Tướng Quốc, tin dùng một đưa gia thần là Tôn Tú.

Tôn Tú nghe nói Thạch Sùng có nàng ái cơ tên là Lục Châu, nhan sắc xinh đẹp lạ thường, lại thêm cầm kỳ thi họa đều giỏi, múa hát rất hay, vẫn được Thạch Sùng yêu mến, để ở riêng trên lầu Kim Cốc. Tôn Tú lập tức sai sứ đến bắt.

Khi sứ đến, Thạch Sùng ra tiếp. Sứ nói:
- Tôi được lệnh đến đây bắt nàng Lục Châu. Xin Ngài đưa Lục Châu ra đây tôi rước về dâng cho Tướng Quốc.

Thạch Sùng đáp:
- Không được, Lục Châu là ái cơ của ta, dẫu thế nào cũng không cho bắt được.

- Quân hầu am hiểu sự đời, sao không nhận rõ thời thế hiện nay, nếu cưỡng lại ắt có vạ to. Quân hầu nên nghĩ lại.

Thạch Sùng nhứt định không nghe. Sứ phải trở về báo lại với Tôn Tú. Tôn Tú cả giận, vào bẩm với Tư Mã Luân:
- Thạch Sùng có ý phản, ỷ thế giàu có âm mưu làm loạn, nếu bây giờ không trừ, sau hối không kịp.

Tướng Quốc Tư Mã Luân nói:
- Nếu thế thì cứ bắt nó giết đi.

Tôn Tú được lịnh, đem 200 quân đến vây nhà Thạch Sùng. Thạch Sùng đang ở trên lầu với nàng Lục Châu, thấy quân kéo kến đồng hô lên rằng:
- Có lịnh bắt Thạch Đại nhân, xin Ngài xuống lầu ngay.

Thạch Sùng cả sợ nói:
- Tôi vì nàng mà bị tội, không rõ họ bắt tôi đem đi đâu?

Lục Châu khóc thưa rằng:
- Quân hầu đã vì thiếp mà phải tội thì thiếp cũng vì Quân hầu mà chết. Thiếp xin chết trước chớ mặt nào lại vào cửa khác để nhục đến Quân hầu.

Nói rồi nàng nhảy từ lầu cao xuống đất tự tử.

Bọn lính vào bắt Thạch Sùng đưa ra pháp trường. Biết mình phải chết, Thạch Sùng khóc mà than rằng:
- Không biết gia tài của tôi sẽ vào tay ai?

Quan Giám sát nói:
- Đã biết tiền của và gái đẹp hay làm họa cho người, sao không tính đi từ trước?

Thạch Sùng bị chém chết, gia sản bị tịch thu. Tương truyền, Thạch Sùng chết uất ức, khí uất không tan hóa thành con thằn lằn, cứ tắc lưỡi như tiếc của hoài. Vì vậy con thằn lằn được gọi là con Thạch sùng.

Thạch Sùng để lại nhiều tác phẩm, trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm Vương Chiêu Quân từ 王昭君辭 mà ông sáng tác để cho nàng Lục Châu hát múa.

Nguồn: http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/th/th1-017.htm
Thạch Sùng 石崇 (246-300), người ở Thanh Châu đời Tây Tấn, là văn học gia trứ danh, người Bột Hải, Nam Bì, tên chữ là Quý Luân 季倫, hiệu là Tề Nô 齊奴, thuở nhỏ có tư chất thông minh, nhiều mưu trí. Thân phụ là Thạch Bào, lúc gần chết, chia gia tài cho các con thì Thạch Sùng được phần ít nhất. Bà vợ thấy vậy hỏi chồng:
- Tại sao không chia đều cho các con?

Thạch Bào đáp:
- Tuy bây giờ chia cho nó ít, nhưng ngày sau nó sẽ giàu hơn mấy đứa kia gấp bội.

Thạch Sùng lớn lên, được bổ làm quan Tu Vũ Lệnh, rồi sau đổi ra làm Thái Thú Dương Thành. Nhân vì có công đánh nước Ngô nên được vua phong làm An Dương Hầu.

Vua Tấn Vũ Đế thấy Thạch Sùng có tài, cho làm Thứ Sử Kinh Châu. Lúc ở Kinh Châu, Thạch Sùng tư thông với lũ cường đạo, cướp của những người đi buôn, nên chẳng bao lâu, Thạch Sùng trở…
Bài liên quan

Ngô Quân 吳均

Ngô Quân 吳均 (469-520) tự Thúc Tường 叔庠, người Ngô Hưng (nay là huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang), là nhà văn, nhà thơ nước Lương (502-557) đời Nam Bắc Triều, soạn giả cuốn Tề Xuân Thu 齊春秋, Thông sử 通史. Thi ca để lại còn khoảng hơn 40 bài. Nguồn: Lịch sử văn học Trung Quốc, NXB Giáo Dục, 2002

Vương Hy Chi 王羲之

Vương Hi Chi 王羲之 (303–361) hiệu Dật Thiếu 逸少, hiệu Đạm Trai 澹齋, người huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, sống thời Đông Tấn, là nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử hội hoạ Trung Quốc. Ông là người học rộng tài cao được cử làm quan đến chức Nội sử kiêm hữu quân tướng quân, nên đương thời hay gọi ...

Tàng Chất 臧質

Tàng Chất 臧質 (400-454) tự Hàm Văn 含文, một danh tướng nước Tống thời Nam Bắc triều, người Đông Hoàn Cử (nay thuộc Sơn Đông), cha Tàng Hy 臧熹 là em của Vũ Kính hoàng hậu 武敬皇后. Ông từng giữ các chức Tham quân trong cung thái tử, Viên ngoại tán kỵ thị lang, Phủ vận tham quân, Kiến Bình thái thú, Lịch ...

Thẩm Ước 沈約

Thẩm Ước 沈約 (441-513) tự là Hưu Văn 休文, người Vũ Khang, Ngô Hưng (nay là Vũ Khang, Chiết Giang). Ông là văn học gia và sử học gia sống vào thời Vĩnh Minh (483-493), nước Tề đời Nam Bắc Triều, là tác giả sách Tứ thanh phổ. Một hôm vua Tề Vũ Đế hỏi: "Thế nào là bốn thanh?" Ông đáp ngay rằng: "Thiên tứ ...

Trương Diễn 張演

Trương Diễn 張演, không rõ năm sinh mất, ước sống khoảng trước sau năm 438, đời Tống Văn Đế (Nam Bắc triều), tự không rõ, người Ngô Quận. Sự nghiệp của ông cũng không rõ, làm quan đến chức Thái tử Trung xá nhân 太子中舍人. Tác phẩm gồm tám quyển là "Tuỳ thư kinh tịch chí chú" 隋書經籍誌注 lưu truyền hậu thế.

Đức Thành thiền sư 德成禪師

Thiền sư Đức Thành 德成禪師 sống đời Đường, người Tứ Xuyên, học trò của Thiền sư Dược Sơn 藥山 (751-834).

Trần Phu 陳孚

Trần Phu 陳孚 (1259-1309) tự Cương Trung 剛中, hiệu Hốt Trai 笏齋, người huyện Lam Hải, lộ Thai Châu (nay thuộc Chiết Giang), năm Chí Nguyên thứ 22 (1285) giữ chức Thượng sái thư viện sơn trưởng, năm thứ 29 (1292) làm Ngũ phẩm phó sứ, theo Lương Túc 梁肅 đi sứ An Nam, sau làm Kiến Đức lộ tổng quản, Hàn lâm ...

Trần Thúc Bảo 陳叔寶, Trần Hậu Chủ

Trần Hậu Chủ 陳後主 (553-604), tên thật Trần Thúc Bảo 陳叔寶, vị vua cuối cùng của nhà Hậu Trần thời Nam Bắc triều. Tài tử, phong lưu, nhưng ham mê thi, ca, vũ, nhạc, rượu và gái đẹp nên làm mất nước. Trong lịch sử Đông Tây những hôn quân làm mất nước thường mắc chung những cái mê như trên, nhưng mê man ...

Lộ Đức Chương 路德章

Lộ Đức Chương 路德章, không rõ năm sinh năm mất, sống vào thời Nam Tống, là chuyên gia nổi tiếng về trà. Trong "Thiên gia thi" còn một bài thơ của ông. Nguồn: 100 bài tứ tuyệt Đường - Tống/ NXB Văn Hoá, 1994

Lý Trung 李中

Lý Trung 李中 sống khoảng năm 720-794, tự Hữu Trung 有中, người Lũng Tây, làm Cam Dương tể cho nhà Nam Đường. Thơ có "Bích vân tập" 3 quyển, biên thành 4 quyển trong "Toàn Đường thi".

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...