- 1 6 Bài soạn "Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" lớp 9 hay nhất
- 2 6 Bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 3 6 Bài soạn "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất
- 4 6 Bài soạn "Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học" lớp 7 hay nhất
- 5 10 Bài văn so sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lớp 9 hay nhất
- 6 6 Bài soạn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" hay nhất
- 7 8 Bài văn cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh lớp 9 hay nhất
- 8 6 Bài soạn "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" lớp 6 hay nhất
- 9 5 Bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất
- 10 6 Bài soạn "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất
Thôi Mẫn Đồng 崔敏童
Thôi Mẫn Đồng 崔敏童 là em của Phò mã đô uý Thôi Huệ Đồng 崔惠童, thơ còn lưu lại một bài.
Tần Hệ 秦系
Tần Hệ 秦繫 tự Công Tự 公緒, người Cối Kê, cuối năm Thiên Bảo tránh loạn đến Diễm Khê. Nhân việc nhà bị huỷ báng, lại ly hôn nên vào ở ẩn trong núi Nam Sơn và lấy hiệu là Nam An cư sĩ. Kết bạn với thi sĩ Lưu Trường Khanh 劉長卿 và hay làm thơ đối đáp tặng nhau. Về sau ông bỏ núi đi về đông, ở Mạt Lăng, hơn ...
Tô Đĩnh 蘇頲
Tô Đĩnh 蘇頲 (670-727) tự Đình Thạc 廷碩, người Tây An, Ung Châu đời Đường, con của quan Trung thư môn hạ Tô Nhượng, quê ở Vũ Công. Ông thuở nhỏ thông minh dĩnh ngộ, liếc mắt qua đã hiểu nghĩa nghìn dòng, sở trường về lối văn chế cáo và phú tụng, có bạn đồng liêu với Tô Nhượng là Vi Tự được thăng chức ...
Ngu Thế Nam 虞世南
Ngu Thế Nam 虞世南 (558-638) tự Bá Thi 伯施, chính trị gia, kiêm văn học, thi nhân và thư pháp gia, người Dư Diêu, Việt Châu. Ông cùng các thư pháp gia Âu Dương Tuân 歐陽詢, Chử Toại Lương 褚遂良, Tiết Tắc 薛稷 hợp xưng là Sơ Đường tứ đại gia.
Hàn Duy 韓維
Hàn Duy 韓維 (1017-1098) tự Trì Quốc, người Ung Khâu, Khai Phong (nay thuộc huyện Khởi, tỉnh Hà Nam). Quan đến Trực học sĩ Long Đồ các, Thái tử thiếu phó, thuộc tân đảng chính trị của Vương An Thạch. Sau năm Nguyên Hựu, đảng cũ cầm quyền, ông bị biếm đến Quân Châu. Ông và Vương An Thạch cùng được Âu ...
Tiết Diệu 薛曜
Tiết Diệu 薛曜 tự Dị Hoa 異華, dòng dõi thế tộc Nho gia nổi danh nhờ văn học, tổ tiên ở Phần Dương, Bồ Châu. Ông là con của tể tướng Tiết Nguyên Siêu 薛元超 (622-683), cháu của thi nhân Tiết Đạo Hành 薛道衡, cháu ngoại của Nguỵ Trưng 魏徵.
Trịnh Diêu 鄭繇
Trịnh Diêu 鄭繇 người Trịnh Châu, đỗ tiến sĩ năm Tự Thánh thứ nhất (684), năm Khai Nguyên thứ nhất (713) làm Kỳ vương trưởng sử. Thơ còn 2 bài.
Lý Sùng Tự 李崇嗣
Lý Sùng Tự 李崇嗣 thời Võ Tắc Thiên làm Thần phủ chủ bạ, năm Thánh Lịch làm Đông quán tu thư. Thơ còn 3 bài trong "Toàn Đường thi".
Tiết Tắc 薛稷
Tiết Tắc 薛稷 (649-713) tự Tự Thông 嗣通, người Phần Âm 汾陰, Bồ Châu 蒲州 (nay là Vạn Vinh, Sơn Tây, Trung Quốc), đỗ tiến sĩ dưới triều Võ Tắc Thiên, làm quan đến Thái tử thiếu bảo, được người đời gọi là Tiết thiếu bảo. Vì phò tá Thái Bình công chúa nên sau Tiên Thiên chính biến thất bại, ông bị ép chết ...
Trịnh Thục Tân 鄭蜀賓
Trịnh Thục Tân người Vinh Dương, giỏi làm thơ ngũ ngôn, tuổi đã già mới được cử làm một chức Huyện úy ở vùng Giang Tải. Ngày lên đường thân thích bạn bè bày tiệc tiễn ở cửa Thượng Đông, Thục Tân làm thơ rằng: Úy đồ phương vạn lý, Sinh nhai cận bách niên. Bất tri tương bạch thủ, Hà xứ nhập hoàng ...
Vương Thiệu Tông 王紹宗
Vương Thiệu Tông 王紹宗 tên chữ là Thừa Liệt 承烈, người ở Lang Gia (nay là Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông), sau dời đến Giang Đô (nay là Dương Châu, tỉnh Giang Tô). Gia cảnh nghèo nàn nhưng ham học. Là người giỏi viết chữ thảo, chữ lệ. Làm khách ở tăng phòng. Thời Võ Tắc Thiên, ông làm chức Thái tử văn học, ...
Trương Ngạc 張諤
Trương Ngạc 張諤 đỗ tiến sĩ năm 708, niên hiệu Cảnh Long 2 đời Đường Trung Tông, phục vụ Trần Vương (người hoàng tộc), sau lại giúp việc dưới trướng Kỳ Vương (em trai Đường Huyền Tông). Vì không được triều đình chấp thuận nên phải chuyển làm chức Thừa ở Sơn Nhiễm (đông bắc Trường Thanh, tỉnh Sơn ...
Hạ Tri Chương 賀知章
Hạ Tri Chương 賀知章 (659-744), người Quảng Đông, tự Quý Chân. Ngoài tài thơ văn, tiểu thuyết, còn có tài viết chữ thảo, chữ lệ rất đẹp. Tính phóng khoáng, thích uống rượu. Bạn thân của Lý Bạch. Đỗ tiến sĩ, làm Thái tử tân khách, Bí thư giám, rồi từ quan về làng làm đạo sĩ. Lúc ra về vua có tặng thơ, ...
Từ Ngạn Bá 徐彥伯, Từ Hồng, 徐洪
Từ Ngạn Bá 徐彥伯 (?-714) vốn tên Hồng 洪, tự Ngạn Bá 彥伯 nhưng lấy tên tự để dùng, người Hà Khâu, Duyện Châu, bảy tuổi đã làm văn, sau làm Bồ Châu tư binh tham quân. Thời đó Tư hộ Vi Cảo 韋暠 giỏi tranh biện, Tư sĩ Lý Tuyên 李亘 viết chữ đẹp, còn Ngạn Bá giỏi văn nên người đời gọi là Hà Đông tam tuyệt. Về ...
Phùng Trước 馮著
Phùng Trước 馮著 năm sinh mất và tự không rõ, người Hà Gian, sống khoảng trước sau năm 735-740, từng làm lục sự cho Quảng Châu thứ sử Lý Miễn 李勉. Thơ còn 4 bài trong "Toàn Đường thi". Ông là bạn với Vi Ứng Vật 韋應物, nay cũng còn 4 bài thơ Vi Ứng Vật tặng ông.
Lưu Trường Khanh 劉長卿
Lưu Trường Khanh 劉長卿 (709-780), tự Văn Phòng 文房, người Hà Gian (nay là huyện Hà Gian, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 21, làm quan đến thứ sử Tuỳ Châu. Tác phẩm có Lưu Tuỳ châu tập .
Nguyên Kết 元結
Nguyên Kết 元結 (719-772), nhà văn đời Đường, tự Thứ Sơn 次山, hiệu Mạn Lang 漫郎, người Hà Nam. Ông khi còn bé không quan tâm, đến 17 tuổi mới hướng vào việc học. Quan Quốc tử ty nghiệp Tô Nguyên Minh tiến cử, ông luận ba chương, được cử làm Hữu kim ngô binh tào tham quân, nhậm chức Giám sát ngự sử, làm ...
Trương Tuần 張巡
Trương Tuần 張巡, không rõ năm sinh năm mất, người Bồ Châu, Hà Đông, là bào đệ của Giám sát ngự sử Trương Hiền. Đời Đường Huyền Tông (713-756), Trương giữ chức Quan lệnh huyện Chân Nguyên. Loạn An Lộc Sơn, Trương tự mộ quân chống giặc, giữ vững thành Ung Khâu được nửa năm. Bỏ thành ấp nhỏ, Trương ...