02/06/2017, 13:33

Soạn bài Cảnh ngày xuân ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Soan bai Canh ngay xuan – Đề bài: Soạn bài Cảnh ngày xuân ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 1. Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: + “Ngày xuân” + “Thiều quang” + “Con én” + “Cỏ non” + “Cành lê” Nhà thơ Nguyễn Du đã ...

Soan bai Canh ngay xuan – Đề bài: Soạn bài Cảnh ngày xuân ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 1. Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: + “Ngày xuân” + “Thiều quang” + “Con én” + “Cỏ non” + “Cành lê” Nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có chức năng gợi tả mùa xuân, đó là nhữn sự vật, những hiện tượng đi liền, báo hiệu mùa xuân đến. Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh của tự nhiên để ...

– Đề bài:

1.    Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân:

+ “Ngày xuân”
+ “Thiều quang”
+ “Con én”
+ “Cỏ non”
+ “Cành lê”

Nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có chức năng gợi tả mùa xuân, đó là nhữn sự vật, những hiện tượng đi liền, báo hiệu mùa xuân đến. Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh của tự nhiên để vẽ nên một bức tranh mùa xuân đầy tươi đẹp, tràn đầy sức sống, đó là những cánh chim én chao liệng, những đám cỏ non xanh mướt kéo dài đến tận chân trời, những cánh lê trắng điểm làm cho bức tranh mùa xuân thêm rực rỡ, sống động. Điều đặc biệt trong bức tranh mùa xuân này, đó là sự chuyển động của thời gian, bằng cách so sánh đầy thú vị, Nguyễn Du đã mang đến mạch vận động nhanh chóng của ngày xuân, đó là những tháng ngày đẹp nhất trong năm nhưng cũng chảy trôi tựa như con thoi trên khung cửi của người thợ may.

2.    Những từ ghép là tính từ trong tám câu thơ tiếp là:

+ “Nô nức”
+ “Sắm sửa”
+ “Thơ thẩn”
Những từ ghép là động từ:
+”Ngổn ngang”
+ “Dập dìu”
Những từ ghép là danh từ:
+ “Tài tử giai nhân”
+ “Thoi vàng vó”
+ “Tiền giấy”

Những từ ghép này góp phần làm cho không khí ngày xuân thêm rộn rã, náo nức tươi vui. Không chỉ không gian tươi đẹp, sắc trời tươi xanh mà chính sự xuất hiện của con người càng làm cho bức tranh ấy trở nên sống động, rộn rã hơn.

soan bai canh ngay xuan trong truyen kieu

– Ngày xuân thường gắn liền với một hoạt động lễ hội truyền thống của dân tộc. Đó là tiết thanh minh với hai hoạt động diễn ra song song là phần lễ và phần hội. Đây là một nét văn hóa đẹp và độc đáo của Việt Nam, bởi vào tiết Thanh minh, mọi người sẽ đi Tảo mộ, đốt hương và giấy vàng như sự biết ơn, lời tri ân với ông bà tổ tiên. Đồng thời, tiết thanh minh cũng là một dịp để nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân đi chơi xuân, đốt nên những khát vọng thầm kín của tuổi trẻ, đó là khát vọng kết bạn, khát vọng tình yêu, tuổi trẻ.

3.    Nếu như những câu thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Du mở ra không khí ngày xuân đầy tấp nập, rộn rã với cảnh sắc tràn đầy nhựa sống, người qua kẻ lại đông vui, nhộn nhịp thì trong 6 câu thơ cuối không khí lại trầm xuống, cảnh vật dường như thấm đượm tâm trạng của con người mà nhuốm màu buồn bã, lưu luyến.

– Những từ “tà tà”, “thanh thanh” “nao nao” là những từ láy diễn tả tâm trạng lắng sâu của con người, đó là sự luyến tiếc trước cảnh ngày xuân khi chiều buông, cũng là lúc kết thúc không khí của lễ hội.
– Sáu câu thơ cuối dường như có sự hòa nhịp, đồng điệu giữa tâm trạng con người và cảnh vật.

4.    Thành công về nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày xuân”

+ Nhà thơ đã lựa chọn được những hình ảnh, màu sắc, âm thanh tiêu biểu, đặc trưng của ngày xuân để làm chất liệu xây dựng lên bức tranh ngày xuân đầy sống động, chân thực.
+ Dùng hệ thống những từ láy để làm nổi bật nên tâm trạng vui vẻ,  náo nức của con người đi chơi mùa xuân, cũng như nhấn mạnh tâm trạng muộn phiền, lưu luyến khi ngày tàn, lễ hội kết thúc.
+ Bút pháp miêu tả giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu.

0