02/06/2017, 13:32

Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý lớp 9

Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý lớp 9 1. Đọc lại đoạn trích ở mục I và trả lời câu hỏi a.Câu nói cho thấy người họa sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên: “ Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”. – Từ ngữ nhận biết “tặc lưỡi”, bởi tặc lưỡi chính là hành động biểu ...

Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý lớp 9 1. Đọc lại đoạn trích ở mục I và trả lời câu hỏi a.Câu nói cho thấy người họa sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên: “ Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”. – Từ ngữ nhận biết “tặc lưỡi”, bởi tặc lưỡi chính là hành động biểu thị sự tiếc nuối khi phải chia tay với anh thanh niên. b. Những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn: + “Mặt đỏ ửng” + ...

 1. Đọc lại đoạn trích ở mục I và trả lời câu hỏi

a.Câu nói cho thấy người họa sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên: “ Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”.

– Từ ngữ nhận biết “tặc lưỡi”, bởi tặc lưỡi chính là hành động biểu thị sự tiếc nuối khi phải chia tay với anh thanh niên.

b. Những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn:

+ “Mặt đỏ ửng”
+ “Nhận khăn”
+ “Quay vội đi”

Thái độ đỏ mặt, hành động ngượng ngùng bối rối khiến cho ta liên tưởng đến việc cô gái cố tình để quên chiếc khăn mùi soa. Có lẽ vì lòng cảm mến của cô gái dành cho anh thanh niên nên cô đã cố tình để lại chiếc khăn mùi soa như một vật kỉ niệm cho lần gặp mặt bất ngờ này. Nhưng vì anh thanh niên không hiểu tâm ý của cô gái nên thật thà trả lại chiếc khăn khiến cho cô bối rối.

soan bai nghia tuong minh va ham y

2. Hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè: Ở Lào Cai đi sớm quá”:

+ Câu nói có thể hàm ý chỉ sở thích của ông họa sĩ già là uống nước chè nhưng do xuất phát sớm quá nên chưa kịp uống.
+ Cũng có thể là lời yêu cầu của ông họa sĩ, muốn được thưởng thức nước chè.

3. Câu chứa hàm ý trong đoạn trích:

+ “Vô ăn cơm” -> Ý bảo ông Sáu vào ăn cơm, là một lời mời nhưng vì bé Thu không thích ông Sáu nên nói chổng, không có chủ ngữ nhưng ta đều biết đối tượng của lời nói chính là ông Sáu.
+ “Cơm chín rồi” -> Hàm ý nói ông Sáu hãy vào ăn cơm.

4. Cả hai câu nói đều không phải câu chứa hàm ý. Vì:

+ “Hà, nắng gớm, về nào” là câu nói lảng
+ “Tôi thấy người ta đồn” câu nói bị cắt ngang, không chứa hàm ý gì.

0