02/06/2017, 13:32

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí – Đọc các đề bài và trả lời các câu hỏi: a. Các đề bài trên có điểm giống nhau: + Đó chính là đều nghị luận về những vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Yêu cầu của đề bài là đòi hỏi người ...

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí – Đọc các đề bài và trả lời các câu hỏi: a. Các đề bài trên có điểm giống nhau: + Đó chính là đều nghị luận về những vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Yêu cầu của đề bài là đòi hỏi người đọc phải phân tích, chứng minh, lập luận cho những vấn đề tư tưởng đạo lí mà đề bài đã nêu. + Phải rút ra được những kết luận cũng như bài học triết lí từ những tư tưởng đạo ...

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

– Đọc các đề bài và trả lời các câu hỏi:
a. Các đề bài trên có điểm giống nhau:
+ Đó chính là đều nghị luận về những vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Yêu cầu của đề bài là đòi hỏi người đọc phải phân tích, chứng minh, lập luận cho những vấn đề tư tưởng đạo lí mà đề bài đã nêu.
+ Phải rút ra được những kết luận cũng như bài học triết lí từ những tư tưởng đạo lí ấy.

b. Những đề tài tương tự

Đề 1: Suy nghĩ của em về truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”
Đề 2: Đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Đề 3: Bàn về cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.
Đề 4: Đức tính trung thực
Đề 5: Có công mài sắt có ngày nên kim
Đề 6: Tinh thần hiếu học
Đề 7: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Đề 8: Tệ nạn xã hội
Đề 9: Tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ
Đề 10: Suy nghĩ về câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

soan bai nghi luan ve mot tu tuong dao li


II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí gồm ba bước:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý
+ Lập dàn bài: Gồm ba phần: Mở bài, thân bài và kết luận.
+ Viết bài
+ Đọc lại bài và sửa chữa.

III. Luyện tập
Lập dàn ý cho đề bài “Tinh thần tự học”
1. Mở bài

_ Giới thiệu về tinh thần tự học

2.  Thân bài

_ Giải thích tinh thần tự học: là tinh thần học hỏi tích cực, chủ động trong việc nắm giữ tri thức mà không cần ai nhắc nhở.
_ Đánh giá: Đây là một tinh thần đúng đắn
_ Vai trò của việc tự học:
+ Chủ động trong học tập
+ Chiếm lĩnh được nhiều kiến thức bổ ích
+ Hỗ trợ cho việc học tập trên lớp
+ Làm cho người học tiến bộ.
_ Vì sao phải phát huy tinh thần tự học:
+ Phát huy được tất cả những năng lực của bản thân.
+ Chủ động, tự tin hơn trong việc học.
_ Nêu những tấm gương của việc tự học
+ Nguyễn Ái Quốc
+ Nguyễn Ngọc Kí
….

3. Kết bài

Tinh thần tự học làm cho con người chủ động hơn trong việc học, là một tinh thần tích cực, cần được phát huy và học tập.

0