02/06/2017, 13:32

Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten lớp 9. 1. Bài nghị luận có thể chia làm bố cục hai phần +Phần 1: Từ đầu đến “..tốt bụng như thế” -> Có thể đặt tên tiêu đề cho phần 1 này là “Những chú cừu hiền lành” + Phần 2: Phần còn lại -> Tiêu đề: Chó sói ...

Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten lớp 9. 1. Bài nghị luận có thể chia làm bố cục hai phần +Phần 1: Từ đầu đến “..tốt bụng như thế” -> Có thể đặt tên tiêu đề cho phần 1 này là “Những chú cừu hiền lành” + Phần 2: Phần còn lại -> Tiêu đề: Chó sói gian ác. – Ở cả hai phần của bài nghị luận, nhà văn La Phông- ten đều sử dụng biện pháp lập luận phân tích đặc điểm đối tượng nhưng nhà văn không hoàn toàn lặp lại ...

lớp 9.

1. Bài nghị luận có thể chia làm bố cục hai phần

+Phần 1: Từ đầu đến “..tốt bụng như thế”
-> Có thể đặt tên tiêu đề cho phần 1 này là “Những chú cừu hiền lành”
+ Phần 2: Phần còn lại
-> Tiêu đề: Chó sói gian ác.
– Ở cả hai phần của bài nghị luận, nhà văn La Phông- ten đều sử dụng biện pháp lập luận phân tích đặc điểm đối tượng nhưng nhà văn không hoàn toàn lặp lại những cách thức lập luận này, mà ở mỗi đoạn nhà văn lại có sáng tạo riêng trong việc thể hiện. Cụ thể:
+ Phần 1: Nhà văn dẫn những câu thơ để khắc họa hình ảnh của những chú cừu hiền lành
+ Phần 2: Nhà thơ đi sâu phân tích những đặc điểm của đối tượng.

2. Nhà khoa học Buy- phông đã có những nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đặc tính sống bầy đàn cũng như dựa trên những tính chất riêng của chúng.

– Buy- phông không nói đến sự “thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói nhằm mục đích nghệ thuật riêng, ông muốn dựng lên vở kịch về sự độc ác.

soan bai cho soi va cuu cua la phong ten


3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài “Chó sói và cừu non”, nhà thơ La Phông- ten đã lựa chọn khía cạnh chân thực của loài cừu là sự thân thương và tốt bụng của chúng.

+ Điểm sáng tạo của nhà văn La Phông-ten trong việc xây dựng hình ảnh của cừu non đó chính là việc khắc họa sự ngây thơ, tội nghiệp của chú cừu nhỏ bé, không trốn chạy mà đứng nói lí lẽ với kẻ mạnh hơn mình.

4. Ta có thể thấy chó sói xuất hiện trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La- Phông ten. Tuy nhiên, hình tượng chó sói trong bài Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten mà chỉ có thể xem là sự đáng cười, còn chủ yếu là sự đáng ghét. Bởi:

+ Hình tượng chó sói xuất hiện trong bài thơ ngụ ngôn này là một con chó sói đang đói bụng, người gầy trơ xương đang đi kiếm mồi thì bắt gặp cừu non đang uống nước trên bờ suối.
+ Sói ta kiếm cớ gây sự như một lí do để có thể đường hoàng ăn thịt cừu non tội nghiệp.

0