Soạn bài Chị em Thúy Kiều ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Soan bai Chi em Thuy Kieu – Đề bài: Soạn bài Chị em Thúy Kiều ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 1. Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự tả nhân vật của nhà thơ? Kết cấu bài thơ gồm 3 phần: + Phần 1: tám câu thơ đầu: Vẻ đẹp của Thúy ...
Soan bai Chi em Thuy Kieu – Đề bài: Soạn bài Chị em Thúy Kiều ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 1. Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự tả nhân vật của nhà thơ? Kết cấu bài thơ gồm 3 phần: + Phần 1: tám câu thơ đầu: Vẻ đẹp của Thúy Vân + Phần 2: mười hai câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Kiều + Phần 3: Còn lại. Cuộc sống của chị em Thúy Kiều Kết cấu bài thơ làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn ...
– Đề bài:
1. Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự tả nhân vật của nhà thơ?
Kết cấu bài thơ gồm 3 phần:
+ Phần 1: tám câu thơ đầu: Vẻ đẹp của Thúy Vân
+ Phần 2: mười hai câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Kiều
+ Phần 3: Còn lại. Cuộc sống của chị em Thúy Kiều
Kết cấu bài thơ làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Du, đó là lấy vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để khắc họa vẻ đẹp của Thúy Kiều, và cuối cùng là cuộc sống “êm đềm chướng rủ màn che” của hai chị em.
2. Những hình tượng Nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua hình tượng đó, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
– Những hình tượng mang tính ước lệ:
+ “Khuôn trăng đầy đặn”
+ “Nét ngài nở nang”
+ “Hoa cười”
+ “Ngọc thốt”
+ “Mây”
+ “Tuyết”
Qua những hình ảnh ước lệ, ta thấy được vẻ đẹp kiêu sa, đài các của Thúy Vân, đó là vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm phúc hậu, nằm trong khuôn khổ của tự nhiên.
3. Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thúy Vân?
– Hình tượng ước lệ:
+ “Làn thu thủy”
+ “Nét xuân sơn”
+ “Hoa”
+ “Liễu”
Điểm giống: Cả Thúy Vân và Thúy Kiều, nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên để vẽ ra bức chân dung “nghiêng nước nghiêng thành”, vẻ đẹp diễm lệ, sắc sảo của chị em Thúy Kiều nhờ vậy mà cũng rõ nét hơn, sống động hơn.
Điểm khác: Nếu ở Thúy Vân, những biểu tượng cho vẻ đẹp của tự nhiên là “mây”, “tuyết” đều “thua”, “nhường” trước vẻ đẹp của nàng thì Thúy Kiều, vẻ đẹp dường như đã vượt ra khỏi giới hạn của tự nhiên, của những chuẩn mực thông thường nên “hoa” thì “ghen” vì thua thắm, “liễu” hờn vì kém xanh. Vẻ đẹp này dự báo một cuộc đời đầy biến động, bất trắc trong tương lai.
4. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?
– Bên cạnh vẻ đẹp về hình dáng, ngoại hình thì khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ còn nhấn mạnh đến yếu tố tài năng của nàng, đó là người con gái tài năng khi am tường thi họa, thông thạo ngũ âm. Không chỉ vậy, Thúy Kiều còn là một người nghệ sĩ tài hoa, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng nàng đã sáng tác ra khúc nhạc “Bạc mệnh” đầy da diết, khắc khoải.
– Qua bức chân dung của Thúy Kiều ta có thể thấy nàng là một con người tài sắc vẹn toàn, không chỉ xinh đẹp, kiều diễm về ngoại hình mà tài năng xuất chúng của nàng cũng khó có thể tìm thấy trong dân gian. Nàng không chỉ là một “mĩ nhân” khuynh thành mà còn là một người nghệ sĩ với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Chính những nhạy cảm trong tâm hồn đó đã khiến cho nàng mơ hồ cảm nhận được những tai biến trong tương lai mà sáng tác nên khúc nhạc “Bạc mệnh” đầy não nề.
5. Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao?
– Tài năng của Nguyễn Du không chỉ là việc khắc họa thành công bức tranh chân dung đầy sống động về chị em Thúy Kiều mà nét đặc biệt nhất trong nghệ thuật miêu tả này ở chỗ, những từ ngữ miêu tả không chỉ đơn thuần mang chức năng tả mà còn thực hiện một chức năng khác, đó chính là sự dự báo về cuộc đời và số phận của hai người.
+ Vẻ đẹp của Thúy Vân tuy lộng lẫy, kiêu sa thì vẻ đẹp ấy vẫn nằm trong chuẩn mực của cái đẹp, vẫn chưa thoát ra khỏi vẻ đẹp của tự nhiên. Do đó mà mây “thua”, tuyết “nhường”. Những từ ngữ này góp phần dự báo về một tương lai phẳng lặng, yên bình của Thúy Vân.
+ Ngược lại,Thúy Kiều mang vẻ đẹp đối nghịch với tự nhiên, cái đẹp vượt ra khỏi những quy chuẩn thông thường. Nét đẹp đó vô tình đối chọi với tự nhiên, khiến cho hoa “ghen”, liễu “hờn”. Điều này dự báo về cuộc sống đầy sóng gió, biến cố trong tương lai.
6.Trong hai bức chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn. Vì sao?
– Câu thơ tả Thúy Vân có 4 câu, trong khi câu thơ tả Kiều là 12 câu. Điều đó góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều đối với Vân
– Ở Thúy Vân nhà thơ chỉ tả vẻ đẹp ngoại hình nhưng ở Kiều, nhà thơ còn hướng tới khắc họa tài năng cũng như vẻ đẹp tâm hồn của nàng.
– Tác giả tả Thúy Vân trước để làm nền nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Kiều.