Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Soan bai Ma Giam Sinh mua Kieu – Đề bài: Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 1. Về ngoại hình của Mã Giám Sinh: – Trạc tuổi tứ tuần – Mày râu nhẵn nhụi – Áo quần bảnh bao Diện mạo bên ngoài có sự bất đồng với tuổi tác của Mã Giám Sinh, đã quá ...
Soan bai Ma Giam Sinh mua Kieu – Đề bài: Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 1. Về ngoại hình của Mã Giám Sinh: – Trạc tuổi tứ tuần – Mày râu nhẵn nhụi – Áo quần bảnh bao Diện mạo bên ngoài có sự bất đồng với tuổi tác của Mã Giám Sinh, đã quá tuổi tứ tuần nhưng vẫn ăn mặc, chải chuốt để thể hiện mình còn trẻ, mang hình dáng của một thư sinh nhưng vô hình chung khiến cho hình ảnh của chính mình trở nên lố lăng, kệch ...
– Đề bài:
1. Về ngoại hình của Mã Giám Sinh:
– Trạc tuổi tứ tuần
– Mày râu nhẵn nhụi
– Áo quần bảnh bao
Diện mạo bên ngoài có sự bất đồng với tuổi tác của Mã Giám Sinh, đã quá tuổi tứ tuần nhưng vẫn ăn mặc, chải chuốt để thể hiện mình còn trẻ, mang hình dáng của một thư sinh nhưng vô hình chung khiến cho hình ảnh của chính mình trở nên lố lăng, kệch cỡm.
* Hành động:
– Lao xao
– Ngồi tót sỗ sàng
– Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ
Mã Giám Sinh tự nhận là thư sinh trường Quốc Tử Giám nhưng những hành động của hắn đã bóc trần con người thật: lố lăng, vô học. Ghế trên là ghế dành cho bậc bề trên nhưng hắn tan gang nhiên ngồi tót sỗ sàng, thầy tớ của Mã Giám Sinh cũng không hề có những phép tắc, những hành xử như chủ- tớ thông thường. Chúng giống như một đám vô lại, không hề quen biết nhau và sự xuất hiện với vai trò chủ tớ này phải chăng là thông qua một cuộc trao đổi, mua bán.
* Bản chất của Mã Giám Sinh: đó chính là con người lươn lẹo, sành sỏi, những bản chất của một con “buôn” đích thực. Vẻ đạo mạo cố tạo nên không thể che đậy được bản chất vô học, lố lăng của hắn ta. Khi gặp Thúy Kiều hắn đã cò kè bớt một thêm hai, đắn đo ngã giá, mặc cả có thể cho thấy hắn là một con người sành sỏi, tính toán đến vô tình. Và vì là một con buôn nên điều duy nhất mà hắn quan tâm chính là tiền.
3. Hình ảnh của Thúy Kiều hiện lên với vẻ đau khổ, day dứt khôn nguôi.
+ Thúy Kiều vốn sống trong cảnh “Êm đềm chướng rủ màn che” nhưng vì gia đình gặp biến cố, bất đắc dĩ nàng đã phải bán mình chuộc cha. Cuộc mua bán dưới hình thức hỏi vợ nhưng ở đây ta có thể cảm nhận được Thúy Kiều không hề có một chút tự do, tự nguyện nào. Nàng xuất hiện không phải với tư cách một đối tượng xem mặt mà với tư cách của một món hàng, bị hai bên cò kè thêm bớt như một món hàng hóa bày bán ở chợ. Tình cảnh vô cùng đáng thương, ê chề của nàng khiến cho người đọc không khỏi xót xa.
Trong cuộc mua bán này, Thúy Kiều luôn mang tâm trạng day dứt, đau khổ. Đó chính là nỗi xót xa cho bản thân, cũng là sự lo lắng, trăn trở về hoàn cảnh của gia đình. Khuôn mặt tuyệt mĩ bị cho những dằn vặt làm cho lệ hoa tràn khóe mi, vẻ mặt u buồn của nàng tạo ra sự ám ảnh trong cảm nhận của người đọc “ Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”.
3. Đoạn trích thể hiện cuộc mua bán, trao đổi của Mã Giám Sinh và bà mối, đó cũng là bước ngoặt đưa cuộc đời Thúy Kiều nổi trôi suốt mười lăm năm đắng cay, tủi hờn. Nhà thơ đã thể hiện nỗi đồng cảm sâu sắc dành cho nàng Kiều, một người con gái tài hoa nhưng có số phận bất hạnh:
+ Nguyễn Du đau đớn trước tình cảnh con người bị hạ thấp, chà đạp như một món hàng hóa.
+ Thể hiện sự căm phẫn, bất bình trước thực trạng xã hội đen tối đã đẩy con người vào tối tăm đau khổ.